Pages

Tuesday, September 20, 2022

Liệu người Mỹ còn có thể tin tưởng vào FBI?

 BMhttps://www.youtube.com/watch?v=J0P4_9GhYS8&ab_channel=NTD

Trong tập này chúng ta hãy theo chân phóng viên Paul Greaney của đài truyền hình NTD để phân tích tính hợp pháp trong cuộc đột kích gần đây của FBI vào tư gia của cựu Tổng thống Donald Trump và liệu FBI có khách quan trong các cuộc điều tra của mình hay không.

 

Ông Trump vẫn là một mối đe dọa chính trị to lớn


BM


Khi các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến rất gần, thì sự ủng hộ của ông Trump trong các cuộc bầu cử sơ bộ trên toàn quốc cho thấy sức ảnh hưởng của cựu tổng thống vẫn rất mạnh mẽ, [ông đã] ủng hộ hơn 200 ứng viên Đảng Cộng Hòa và tự hào với tỷ lệ chiến thắng 92% vào giữa tháng Tám. Giám đốc Big Data Poll, ông Richard Baris nói rằng, sự ủng hộ của ông Trump là sự chứng thực quyền lực nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ hiện đại.


Ông Sebastian Gorka, cựu chiến lược gia của ông Trump nói rằng, các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa như Dân biểu Liz Cheney đã thua trong các cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy Đảng Cộng Hòa hiện đang có những cử tri [mang tư tưởng] “Nước Mỹ trước tiên”. Chiến lược gia chính trị Roger Stone tin rằng ngay bây giờ, ông Trump có nhiều khả năng sẽ ra tranh cử tổng thống hơn bao giờ hết.


BM


Khi mà năng lực chính trị của ông Trump càng trở nên rõ ràng, thì hôm 08/08, báo chí đưa tin rằng FBI đã đột kích dinh thự của ông Trump ở Florida. Cuộc đột kích này diễn ra khi còn chưa đầy 100 ngày nữa là tới các cuộc bầu cử quan trọng và xảy ra dưới thời của cùng một ban lãnh đạo chính trị đã bảo hộ cho bà Hillary Clinton, ông James Comey, và hiện đang bảo hộ cho ông Hunter Biden. Liệu cuộc đột kích này có phải là một màn trình diễn mà không một ai làm trái pháp luật hay không, hay là Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang được vũ khí hóa để chống lại các đối thủ chính trị của chính phủ hiện tại và người dân của chính họ? “Nếu chúng ta không thể tin tưởng những người đang giám sát chúng ta, thì chúng ta có thể tin tưởng ai đây?” ông Greaney chất vấn.

 

Đây có phải là một cuộc đột kích khách quan?


BM


Cuộc đột kích được cho là có liên quan đến việc ông Trump sở hữu hồ sơ mật và thông tin quốc phòng quốc gia. Các đặc vụ đã lấy đi mười một bộ tài liệu được đánh dấu là hồ sơ mật. Tuy nhiên, tất cả các tổng thống đều có quyền hàng đầu được tiếp cận thông tin mật, ngay cả khi đã rời nhiệm sở. “Ý tưởng cho rằng một cựu tổng thống bằng cách nào đó mất đi khả năng đọc các tài liệu mật là phi lý,” ông Gorka cho biết.


BM


Cựu quan chức Bộ Tư pháp Jeff Clark nói rằng FBI có thể ban hành trát đòi hầu tòa để có được những gì họ muốn mà không cần phải dùng đến lệnh khám xét. Sự thực là vào tháng Sáu, FBI và Bộ Tư Pháp đã có mặt tại dinh thự của ông Trump và cựu tổng thống đã rất hợp tác với họ. Các chuyên gia được phỏng vấn cho phóng sự đặc biệt nói trên đã chỉ ra các vấn đề, cả về mức độ quy mô cũng như cách FBI thực thi lệnh khám xét.

 

Ví dụ, theo cô Jesse Binnall, một đối tác tại Binnall Law Group, thì FBI đã lấy đi những thứ không được lệnh khám xét cho phép, như hộ chiếu của ông Trump chẳng hạn.


BM


Và sau đó là vấn đề thành kiến chính trị từ vị thẩm phán đã ban hành lệnh khám xét. Ông Bruce Reinhart, một người ủng hộ Đảng Dân Chủ và là người quyên góp cho ông Obama, gần đây đã không tham gia vào một vụ kiện dân sự liên quan đến ông Trump do có thành kiến cá nhân.


BM


Ông Clark nói: “Tôi không hiểu làm thế nào mà quý vị có thể cảm thấy rằng quý vị cần phải từ chối tham gia một vụ kiện như vậy vì quý vị có thể có thành kiến với Tổng thống Trump, nhưng quý vị lại có thể ban hành một lệnh khám xét đối với ông ấy. “Điều đó không tài nào hiểu được.” Ông Greaney cũng đặt ra câu hỏi tại sao vụ án này không được trao cho thẩm phán cao cấp nhất hiện tại, khi xét đến tầm quan trọng của nó. Tại sao ông Reinhart lại được phép quyết định một hành động chính trị quan trọng như vậy ngay trước cuộc bầu cử giữa kỳ, cũng như mức độ, nếu có, mà công chúng được biết về chứng cứ để phê duyệt cuộc đột kích? Việc giữ bí mật về cuộc điều tra của FBI là để che giấu thông tin quan trọng hay là nhằm che giấu hành vi tham nhũng?

 

Đây là cơ quan đã dối trá về vụ bê bối Russiagate


BM

Ông Gorka, người từng điều hành một công ty tư nhân đào tạo bộ phận chống khủng bố của FBI cho biết, hiện ông không tin tưởng vào FBI và Bộ Tư Pháp sau khi vụ bê bối Russiagate được công bố. Ông Lee Smith là một phóng viên điều tra đồng thời là tác giả của cuốn “Âm mưu chống lại Tổng thống,” trong đó ghi chép lại cách thức mà chiến dịch của bà Hillary Clinton, cộng đồng tình báo, và các phóng viên đã cùng nhau hành động để cố gắng hạ bệ tổng thống mới đắc cử bằng cách ràng buộc ông ấy với nước Nga. Ông Smith cho biết mọi người thường quên rằng họ đang theo dõi tổng thống, điều này đã được xác nhận qua những phát hiện gần đây từ cuộc điều tra của ông John Durham.


Cựu giám đốc Chính sách An ninh mạng của Bộ Quốc phòng John Mills cho biết, vào thời điểm đó ông đã chịu áp lực phải hỗ trợ hoàn thiện câu chuyện về Nga, vốn có khả năng ngăn chặn hoặc làm trì hoãn lễ nhậm chức của cựu TT Trump. Ông Mills đã sửng sốt khi được tiếp cận với một yêu cầu như vậy, nói rằng ông ấy đang đọc các tài liệu mật về câu chuyện nước Nga và biết rằng không có đủ “những điều thực chất” cho câu chuyện này. Tuy nhiên, giới truyền thông vẫn chạy theo câu chuyện đó. “Về cơ bản, không có gì trong tài liệu tuyệt mật của ông ấy cho thấy có bất kỳ bằng chứng nào thể hiện rằng ông Trump là một tài sản quý của nước Nga.


BM


Tuy nhiên, bản tóm tắt của lãnh đạo lại nói rằng ông Trump là một tài sản quý của nước Nga và tôi được yêu cầu rút lui,” ông Mills nói, giải thích rằng ông được cho biết là Bộ trưởng Quốc phòng đã phê duyệt vì đích thân ông James Comey và ông John Brennan đã viết tài liệu này. Bây giờ chúng ta biết rằng những người đó đã biết được rằng câu chuyện về Nga là giả dối vào thời điểm đó. Ông Miller nói: “Ông Comey và ông Brennan đã nói dối. Cuộc điều tra trị giá 32 triệu USD sau đó đã không tìm thấy bằng chứng nào về sự thông đồng giữa ông Trump và Nga.

 

Phải chăng chính phủ đang đàn áp ông Trump và những người ủng hộ ông ấy?


BM


Bộ phim tài liệu trên đề cập đến một loạt những người ủng hộ ông Trump và đồng minh, những người cũng là mục tiêu của các cuộc truy quét và điều tra của FBI. Chẳng hạn như ông Jeffrey Clark, một quan chức của Bộ Tư Pháp dưới thời cựu TT Trump, người đã cố gắng điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử và nhà của ông đã bị đột kích.

 

Ông Gorka, mặc dù không liên quan gì đến sự kiện 06/01, nhưng cũng được lệnh phải trình nộp bản ghi âm trên điện thoại không những của bản thân ông mà còn cả của vợ và con ông. Ông Peter Navarro thì bị bắt giữ đi kèm với vũ lực không cần thiết.


BM


Ông Roger Stone, nhà cố vấn chính trị và là một người bạn của ông Trump, đã bị đột kích bởi 29 đặc vụ SWAT, một chiếc trực thăng ở trên đầu, tàu đặc cảnh của FBI và vũ khí tấn công được sử dụng trong vụ bắt giữ lần đầu tiên, đối với một một nghi phạm bất bạo động, bị buộc tội khai man trước Quốc hội. Ông ấy cho biết họ đã nói chuyện với các luật sư của ông vào hôm trước đó và quy trình bình thường là thông báo với các luật sư của ông rằng ông sẽ bị buộc tội và khuyến cáo ông ấy tự ra trình diện, điều mà ông tuyên bố rằng sẽ thực hiện. Sau khi FBI lấy được các email và tin nhắn của ông Stone, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về những thứ ông ấy đang bị buộc tội. Ông Stone bày tỏ: “Tôi hiểu rằng mục đích của việc này chỉ để đe dọa.”

 

Tất cả những sự kiện này đã khiến các công dân Mỹ đánh mất lòng tin trầm trọng đối với chính phủ và cơ quan hành pháp. Khi người Mỹ nhìn vào những thành viên Đảng Dân Chủ nổi bật, chẳng hạn như bà Hillary Clinton đã vi phạm luật và được đối đãi thế nào, trái ngược với ông Trump hoặc những người biểu tình ôn hòa trong sự kiện 06/01, điều đó gây ra lo ngại về việc áp dụng luật một cách bất bình đẳng. Liệu chính phủ của chúng ta có còn là của người dân, do người dân, vì người dân hay không? Người dân phải là người điều hành chính phủ chứ không phải ngược lại. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò gần đây của Rasmussen cho biết có đến 64% người Mỹ tin rằng có một nhóm các quan chức không được bầu chọn trong chính phủ đang theo đuổi lợi ích và nghị trình của riêng họ chứ không phải là các chính sách của vị tổng thống được dân bầu.


BM

Vì người Mỹ không thể bỏ phiếu để loại bỏ các quan chức cả đời này ra khỏi Bộ Tư Pháp, FBI, hoặc IRS, nên các chuyên gia cho rằng điều này dẫn đến việc thiếu kiểm soát và cân bằng. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng nhiệm kỳ của tổng thống của Donald Trump đã thay đổi điều đó. Ông Gorka cho biết tất cả những người điều hành đất nước, từ Ngài Washington đến ông Obama, đều là một quân nhân đã về hưu hoặc là một quan chức chính phủ. Việc bầu chọn ông Trump đã phản lại giới tinh hoa chính trị ở cả hai đảng, khiến ông trở thành mối đe dọa lớn đối với những lợi ích mà giai cấp thống trị vốn được hưởng. Ông Gorka tuyên bố rằng ông Trump không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Ông Binnall nói rằng cựu TT Trump đã đứng lên chống lại bộ máy quan liêu của chính phủ, gửi đi thông điệp rằng ông không phải báo cáo trước họ, mà là trước người dân Mỹ và Hiến pháp. Chính phủ của ông cho thấy rằng người dân vẫn có quyền lực ở đất nước này.

 

Công lý có thực sự bị lu mờ ở Hoa Thịnh Đốn không?


BM


Nếu cơ quan tư pháp và hành pháp nói trên thậm chí tỏ ra thiên lệch, họ sẽ đánh mất uy tín. Bất kể phe chính trị nào mà người ta lựa chọn đi theo, thì người Mỹ luôn mong muốn việc áp dụng luật phải công bằng, thay vì cơ quan hành pháp được sử dụng chỉ để truy lùng các đối thủ chính trị của giới tinh hoa cầm quyền. Các hành động gần đây của FBI gửi đi thông điệp rằng bất kỳ ai không cùng hàng ngũ với chính phủ hiện tại đều là mục tiêu bị nhắm đến. Ông Gorka, một người có cha mẹ đã tháo chạy khỏi đất nước cộng sản Hungary, nói rằng, “vâng, tôi đã thấy điều này trước đây, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chứng kiến điều tương tự ở nước Mỹ này.”


BM


Sáu năm điều tra về ông Trump và những người ủng hộ ông ấy đủ để khiến người ta lo ngại. Ông Lee Smith dự đoán FBI rất có thể sẽ cố gắng hết sức để truy tố ông Trump. Theo ông Binnall, điều này không khó, vì FBI biết rằng họ có thể tìm ra một bồi thẩm đoàn ở Hoa Thịnh Đốn với đầy đủ các quan chức mà ông Trump đã đứng lên chống lại, những người rất lấy làm vui mừng để kết tội ông ấy vì bất cứ điều gì. “Không thể có được một phiên tòa công bằng ở thị trấn này,” ông Binnall nói, lưu ý rằng ông cảm thấy bị chấn động nhưng không lấy làm ngạc nhiên về những gì đang xảy ra, và đó là điều khá đáng sợ — người Mỹ đã không ngỡ ngàng trước những vụ vi phạm Hiến pháp đáng kinh ngạc mà đã được phép xảy ra xung quanh họ quá lâu rồi.

 

Nói lên sự thật và đừng bao giờ kiểm duyệt niềm tin của quý vị


BM


Ông Gorka cho biết giải pháp rất đơn giản: “Hãy đứng lên vì sự thật, đừng đừng đừng bao giờ tự kiểm duyệt bản thân quý vị.” Ông tin rằng “một người nói lên sự thật có thể dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ độc tài. Nếu quý vị không sẵn sàng để đặt thể diện và danh tính của mình cho các giá trị của chính quý vị, thì quý vị không đại diện cho những giá trị đó.”

 

Tập phóng sự này nhắc nhở khán giả rằng những tổ phụ lập quốc của nước Mỹ hiểu được mức độ nguy hiểm của một chính phủ khi trở nên quá quyền lực. Đây là lý do tại sao sự tách biệt giữa chính phủ và hệ thống kiểm soát và cân bằng là tối quan trọng đối với các văn kiện lập quốc của Hoa Kỳ. Ông Binnall nói rằng nước Mỹ đã đi đến bước mà chúng ta phải đứng lên để chống lại hành vi vi phạm Hiến pháp và vì quan niệm rằng chúng ta có các quyền bất khả xâm phạm. Nếu không có điều đó, chính phủ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn và Người dân chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của họ.

 

 

 

Emily Allison  _  Doanh Doanh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.