Friday, July 28, 2023

Lợi ích của việc cho con trẻ học nhạc cụ

 BM

Đá bóng hay những trò vận động, khám phá sẽ giúp trẻ em giải tỏa áp lực sau những tiết học căng thẳng. Tuy nhiên, có thể bạn đang cân nhắc xem có nên cho trẻ học thêm các lớp nhạc cụ, chẳng hạn như học đàn violin hay piano. Mặc dù việc học âm nhạc hay chơi một loại nhạc cụ có thể không giúp con bạn trở thành một Beethoven tiếp theo, nhưng thông qua đó sẽ giúp trẻ hành xử lịch sự và kiên nhẫn hơn.


Vì vậy, trong lúc bạn còn đang phân vân không biết có nên cho con tham gia một lớp học nhạc hay không, hãy xem những lợi ích của việc học nhạc trong bài viết dưới đây nhé.


Cải thiện kết quả học tập


BM

Âm nhạc và toán học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiểu được phách, nhịp và giai điệu, sẽ trợ giúp trẻ học phép chia, phân số và nhận biết hình học. Bà Lynn Kleiner, người sáng lập trường âm nhạc “Music Rhapsody” ở Redondo Beach, California, cho biết âm nhạc giúp trẻ em học toán tốt hơn.


Khi trẻ dần lớn lên, các em sẽ có xu hướng ghi nhớ và thuộc lòng các bài hát. Ban đầu, các bài hát được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn, sau đó trở thành bộ nhớ dài hạn. Cô Mary Larew, giáo viên đàn violin Suzuki cho biết, sử dụng các thiết bị tăng cường trí nhớ, chẳng hạn như nhạc cụ, có thể giúp trẻ ứng dụng trí nhớ đó vào các lĩnh vực khác sau này trong cuộc sống.


Đồng thời, trong quá trình học nhạc cụ, giáo viên cũng sẽ giới thiệu cho trẻ những kiến thức vật lý cơ bản. Ví dụ, bằng cách gảy dây đàn guitar hoặc violin, giáo viên dạy trẻ về những rung động hài hòa và giao cảm. Ngay cả những nhạc cụ không dây như trống cũng cho trẻ cơ hội khám phá những lý thuyết khoa học này.


Phát triển kỹ năng về thể chất


BM


Các nhạc cụ như bộ gõ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động. Những nhạc cụ này yêu cầu bàn tay, cánh tay và bàn chân hoạt động nhịp nhàng cùng nhau, đây là một loại nhạc cụ lý tưởng cho nhóm trẻ năng động. Nhóm nhạc cụ như violin hay piano yêu cầu các động tác từ cả hai tay. Cô Kristen Regester, quản lý các chương trình mầm non tại Trường Âm nhạc Cộng đồng Sherwood (Sherwood Community Music School) của Đại học Columbia ở Chicago, nói rằng: “Nó giống như đồng thời vừa xoa đầu vừa vỗ vào bụng vậy.” Nhạc cụ không chỉ phát triển sự khéo léo bằng cả hai tay mà còn khuyến khích trẻ em thích nghi với những tư thế không thoải mái trong tự nhiên. Cải thiện khả năng phối hợp cũng có thể giúp con bạn phát triển các sở thích khác, chẳng hạn như khiêu vũ và thể thao.


Phát triển các kỹ năng xã hội


BM


Các lớp học nhạc thường được tổ chức theo nhóm, điều này giúp trẻ có thể giao tiếp, phối hợp với các bạn cùng lớp. Qua đó, kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ ngày càng được trau dồi, bởi vì học sinh trong lớp âm nhạc cần phải đồng bộ hóa tốc độ của mình. Nếu em nào chơi nhạc cụ to hơn hoặc nhanh hơn, thì em đó phải tự điều chỉnh về cùng âm lượng hoặc tốc độ như những bạn khác. Cô Kristen Regester cho biết, trẻ em cần hiểu bản thân mình cần phù hợp với tổng thể như thế nào.


Bà Lynn Kleiner cho biết, các lớp học nhạc tại trường “Musical Rhapsody,” giáo viên sẽ chia học sinh thành hai nhóm, một nhóm phụ trách việc chọn nhạc cụ, nhóm còn lại phụ trách bản nhạc. Mỗi học sinh đều có một nhiệm vụ. Cho dù nhiệm vụ đó là gì, tất cả học sinh đều hướng tới một mục tiêu duy nhất (tạo ra bản nhạc hay). Bà Kleiner nói: “Đây là kỹ năng và kinh nghiệm cần có trong xã hội. Chúng ta cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội hơn để làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.”


Rèn luyện tính kỷ luật và kiên nhẫn


BM


Học nhạc cụ giúp trẻ có thể rèn luyện tính kiên trì. Cần phải có nhiều năm và nhiều tháng luyện tập trước khi đạt được mục tiêu. Ví dụ quá trình học violin: Để phát ra âm thanh, trước tiên bạn cần học cách cầm đàn, cầm cung và cách đứng như thế nào. “Các bài học cá nhân và thực hành tại nhà đòi hỏi rất nhiều sự tập trung,” cô Mary Larew chia sẻ.


Trong các bài học nhóm, các em cùng nhau học một loại nhạc cụ, điều này có thể cải thiện tính kiên nhẫn của trẻ, vì trẻ phải chơi từng người một và mỗi người cần đợi những người khác. Khi đó, trẻ cũng học được cách tôn trọng người khác và kiên nhẫn đợi đến lượt mình.


Giúp trẻ tăng sự tự tin


BM


Trong quá trình học một nhạc cụ, trẻ học cách tiếp nhận và đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng. Cô Kristen Regester cho biết, việc lắng nghe những đánh giá, biến những nhận xét tiêu cực thành sự cải thiện tích cực có thể giúp trẻ nâng cao sự tự tin. Đặc biệt trong các buổi học nhóm, có thể giúp trẻ nhận ra rằng không ai là hoàn hảo và mọi người đều cần cải thiện bản thân.


Cô Mary Larew nói: “Bất kể bạn có thể trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp hay không, thì việc thể hiện bản thân trước đám đông là một năng lực vô cùng quan trọng.”


Giúp trẻ hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau


BM


Một lợi ích rất thú vị nếu cho con trẻ học nhạc cụ, đó là trẻ sẽ am hiểu hơn về các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, trống lắc tay và timbales giúp trẻ hiểu được âm nhạc Phi Châu và Cuba. Mặc dù violin hiện đại có nguồn gốc từ Ý, nhưng Đức và Úc đã từng phổ biến âm nhạc cổ điển. Một số nhạc cụ được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như violin và piano, và được sử dụng trong nhiều hình thức âm nhạc khác nhau. Điều quan trọng là khi trẻ hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, trẻ sẽ có một tư duy rộng mở và mong muốn vươn ra tầm thế giới.




Ôn Tịnh  _  Bảo An
***

  BM

Cả Đông y và Tây y đều đồng ý rằng âm nhạc phù hợp không chỉ đem lại hiệu quả giải trí đơn thuần, mà còn có tác động đáng kinh ngạc đến sức khoẻ và sự trường thọ.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/nhac-pop-hay-nhac-co-ien-quyet-inh-tuoi.html

***

Kèn túi và những nghệ sĩ nam mặc váy kẻ ca rô xứ sở Scotland

  BM

Tiền thân của kèn túi đã tồn tại từ thời của các nền văn hóa Trung Đông, Ai Cập, La Mã và Hy Lạp cách nay gần 3,000 năm. Tuy mới xuất hiện tại quần đảo Anh vào khoảng thế kỷ thứ 14, nhạc cụ độc đáo này và những nghệ sĩ nam mặc váy kẻ ca rô đã trở thành nét đặc sắc của miền Scotland.

https://baomai.blogspot.com/2022/01/ken-tui-va-nhung-nghe-si-nam-mac-vay-ke.html

***

Giấc mơ hạc cầm

  BM

Tôi không thể nhớ được lần đầu tiên biết đến cây đàn hạc (hay còn được gọi là đàn Harp) là khi nào, có lẽ khi tôi còn là một cậu bé.

https://baomai.blogspot.com/2021/09/giac-mo-hac-cam.html

***

Không chỉ là âm nhạc _ Câu chuyện về nhạc cụ của người Maori

  BM

“Đó là trong màn đêm, các vị thần cất tiếng ca vang khi sáng tạo nên thế giới. Từ thế giới của ánh sáng, đến thế giới của âm nhạc,” thủ lĩnh bộ lạc Ngai Tahu là Matiaha Tiramorehu kể lại câu chuyện Thần tạo ra người Maori vào năm 1849.

https://baomai.blogspot.com/2021/04/khong-chi-la-am-nhac-cau-chuyen-ve-nhac.html

***

Âm nhạc trong điều trị trầm cảm và phát triển trí não

  BM

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nền văn hóa trải khắp thế giới. Âm nhạc dung chứa sức mạnh độc nhất khiến chúng ta cảm động và được khích lệ, nhưng theo các nhà nghiên cứu, liệu pháp âm nhạc có thể còn có nhiều khả năng hơn nữa.

https://baomai.blogspot.com/2022/05/am-nhac-trong-ieu-tri-tram-cam-va-phat.html

 BM

Báo Mai Music_1
Báo Mai Music_2
Báo Mai Music_3
Báo Mai Music_4
Báo Mai Music_5
Báo Mai Music_6
Báo Mai Music_7
Báo Mai Music_8
Báo Mai Music_9
Báo Mai Music10
Báo Mai Music_11
Báo Mai Music_12
Báo Mai Music_13
Báo Mai Music_14
Báo Mai Music_15
Báo Mai Music_16
Báo Mai Music_17
Báo Mai Music_18
Báo Mai Music_19
Báo Mai Music_20
Báo Mai Music_21 (BESAME MUCHO)
Báo Mai Music_22
Báo Mai Music_23
Báo Mai Music_24 Harmonica
Báo Mai Music_25
Báo Mai Music_26 Dino Phạm Hoàng Dũng
Báo Mai Music_27
Báo Mai Music_28
Báo Mai Music_29 By Thanh Nga
Báo Mai Music_30 Hè _ Summertime
Báo Mai Music_31 By Thanh Nga
Báo Mai Music_32 Cát Bụi
Báo Mai Music_33 "Tình" by Thanh Nga
Báo Mai Music_34 "Xin Một Ngày Mai Có Nhau" by Thanh Nga
Báo Mai Music_35 "You're My Everything"
Báo Mai Music_36 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_37 "Mùa Hè Đẹp Nhất" by Thanh Nga
Báo Mai Music_38 "Quien Sera / Sway" by Thanh Nga
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.