Tuesday, July 11, 2023

Bom chùm (Cluster bombs) được gửi tới Ukraine

 BM

Mc dù bom chùđượđnh nghĩa là mang tính lưỡng dng,” nhưng hàng trăm ngàn qu bom mà Hoa K đang gi cho Ukraine ch có mt chc năng duy nht: Tiêu dit mi th trong phm vi v n 7.5 mu Anh (3 ha) ca nó.


Bom chùm từng được sử dụng ít nhất là từ Đệ nhị Thế chiến vì tính linh hoạt và hiệu quả công nghệ thấp của chúng, nhưng hiện đã bị 123 quốc gia cấm sử dụng. Bom này có thể được phóng từ phi cơ, drone (phi cơ không người lái), được gắn vào hỏa tiễn, và được sử dụng để nhắm mục tiêu vào người và máy móc trong các cuộc tấn công của lực lượng pháo binh.


BM


Hôm 07/07, chính phủ Tổng thống Biden đã chính thức đồng ý gửi Đạn Thông thường Cải tiến Lưỡng dụng (DPICM) tới Kyiv như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD gói thứ 42 được chấp thuận kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược hồi tháng 02/2022. Số đạn này sẽ đến từ một kho dự trữ 3 triệu viên đạn không sử dụng kể từ khi Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu loại bỏ dần chúng từ năm 2016.


DPICM là các hộp đạn được lắp vào lựu pháo Howitzer 155mm có thể được hẹn giờ để phát nổ ở độ cao đã định bên trên hoặc tại một mục tiêu.


BM


Mỗi hộp chứa 88 trái bom nhỏ với một phạm vi sát thương khoảng 107 feet vuông (10m2), tùy thuộc vào độ cao mà chúng được thả. Theo một nghiên cứu năm 2019 của Viện nghiên cứu Royal United Services của Anh, những trái bom nhỏ này có thể được “định hướng” để nhắm mục tiêu vào xe tăng hoặc thiết vận xa, hoặc được hẹn giờ phát nổ gần mặt đất để tung ra một chùm mảnh đạn biến các chiến hào thành “những khu vực chết chóc.”


Và đó chính xác là những gì mà Ukraine cần loại bom chùm này để đánh đuổi quân Nga khỏi các chiến hào có nhiều bãi mìn bao bọc xung quanh trong cuộc phản công của họ nhằm đẩy lực lượng của ông Vladimir Putin ra khỏi lãnh thổ của mình.


Việc chuyển giao vi phạm các hiệp ước và luật pháp Hoa Kỳ


BM

Chính phủ Biden đã bị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và những người chỉ trích lưỡng đảng trong Quốc hội gây áp lực trong hơn một năm về việc cung cấp bom chùm, nhưng cho đến hôm 07/07, họ vẫn khẳng định rằng các hiệp định quốc tế và luật pháp Hoa Kỳ đã ngăn cản việc chuyển giao như vậy.


Bởi vì không phải tất cả những trái bom nhỏ, hoặc bom con, trong mỗi hộp đạn, đều phát nổ ngay, những trái bom này có thể để lại một bãi mìn “bom không nổ” mà có thể khai nổ nhiều năm sau đó. Theo một báo cáo hồi tháng 08/2022 của Cơ quan Giám sát Bom mìn và Bom chùm, 97% tất cả các vụ thương vong do bom chùm là những người dân thường và những thương vong này xảy ra nhiều năm “sau chiến tranh”. Trong các cuộc khảo sát về độ tuổi của nạn nhân được báo cáo thì có 66% là trẻ em.


Theo Công ước về Bom chùm, một hiệp ước quốc tế năm 2008 được 123 quốc gia ký kết ở Oslo, Na Uy, các loại bom chùm như DPICM đều bị cấm. Hoa Kỳ, Nga, và Trung Quốc không nằm trong số các bên ký kết hiệp ước này, nhưng Hoa Kỳ không xuất cảng bom chùm khi bán vũ khí cho các quốc gia đồng minh.


Ngoài ra, chính phủ này lưu ý rằng luật pháp Hoa Kỳ cấm chuyển giao DPICM nếu tỷ lệ không nổ của bom con, hoặc “bom không nổ,” vượt quá 1%. Để có thể gửi kho dự trữ cũ này đến Ukraine, ông Biden đang loại bỏ yêu cầu đó và cho phép một tỷ lệ “bom không nổ” lên tới 2.35%.


Ba lời biện minh


BM

Trong một cuộc họp báo giữa buổi chiều của Ngũ Giác Đài, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken đã bình luận về việc đưa DPICM vào gói viện trợ trị giá 800 triệu USD cho Ukraine vào thời điểm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đặc trách Chính sách Colin H. Kahl đưa ra thông báo chính thức về vụ chuyển giao này.


Ông Sullivan đã đưa ra ba điểm tương tự để biện minh cho việc cung cấp đạn dược này, và sau đó ông Kahl giải thích thêm.


BM


“Đầu tiên, chúng tôi đưa ra quyết định trợ giúp an ninh dựa trên nhu cầu của Ukraine trên thực địa và Ukraine cần pháo binh để duy trì các hoạt động tấn công và phòng thủ của mình,” ông nói tại Tòa Bạch Ốc. “Pháo binh là lực lượng cốt lõi của cuộc xung đột này. Ukraine đang bắn hàng ngàn viên đạn mỗi ngày để phòng thủ trước những nỗ lực tiến công của Nga và cũng để trợ giúp những nỗ lực của chính họ nhằm lấy lại lãnh thổ có chủ quyền của mình.”


Ông Sullivan cho biết Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine “một lượng lớn đơn vị đạn pháo” và Ukraine đã nhanh chóng sử dụng chúng gần như tốc độ mà họ nhận được (việc chuyển giao vũ khí chỉ trong vài ngày hoặc vài giờ theo quy định Presidential Drawdown Authority (PDA)) . Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt và và khiến cho kho dự trữ 3 triệu viên đạn DPICM đó thậm chí trông có vẻ còn hấp dẫn hơn trong tình hình cần kíp khi quá trình sản xuất tăng tốc.


“Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong sản xuất, nhưng quá trình này sẽ tiếp tục tốn thời gian, và điều quan trọng là phải cung cấp cho Ukraine một cầu nối cung cấp trong khi sản xuất trong nước của chúng ta đang tăng lên,” ông nói. “Chúng tôi sẽ không để Ukraine không có khả năng tự vệ tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc xung đột này. Vậy đó.”


Ông Sullivan cho biết lời biện minh thứ hai là Nga đã sử dụng bom chùm kể từ ngày xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022.


BM


“Nga đã và đang sử dụng bom chùm với tỷ lệ không nổ hoặc thất bại cao từ 30 đến 40%,” ông nói. “Các trái bom chùm mà chúng tôi sẽ cung cấp có tỷ lệ ‘không nổ’ thấp hơn nhiều so với những gì Nga đang cung cấp là không cao hơn 2.35%.”


“Chỉ riêng trong năm đầu tiên của cuộc xung đột,” ông Kahl cho hay, “Việc Nga bắn bom chùm được khai triển từ một loạt hệ thống vũ khí có thể đã rải hàng chục triệu trái bom con hay bom nhỏ trên khắp Ukraine.”


Một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc đã xác nhận việc Nga sử dụng bom chùm, và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng việc sử dụng loại bom đó là “vô nhân đạo.” Tuy nhiên, cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng Ukraine đã sử dụng các loại bom chùm nhận được từ Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.


Ông Sullivan cho biết lý do thứ ba là “Ukraine cam kết sẽ thực hiện các nỗ lực rà phá bom mìn sau cuộc xung đột để giảm thiểu bất kỳ thiệt hại tiềm ẩn nào đối với dân thường. Và do Nga sử dụng rộng rãi các loại bom chùm, nên việc này sẽ rất cần thiết cho dù Hoa Kỳ có cung cấp những vũ khí này hay không.”


BM


“Chính phủ Ukraine đã bảo đảm với chúng tôi bằng văn bản về việc sử dụng DPICM có trách nhiệm, trong đó họ sẽ không sử dụng những trái bom này trong môi trường đô thị dân cư đông đúc, và họ sẽ ghi lại nơi họ sử dụng những trái bom đó để đơn giản hóa các nỗ lực rà phá bom mìn sau này,” ông Kahl nói, đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 95 triệu USD vào các hoạt động rà phá bom mìn của Ukraine.


Một phần của gói viện trợ 800 triệu USD


BM

Ông Kahl đã đưa ra lời biện minh thứ tư mà ông Sullivan ám chỉ: Người Ukraine hiện đang cần tất cả các loại đạn dược.


Ông cho biết kho dự trữ DPICM sẽ bảo đảm “quân đội Ukraine có đủ đạn pháo trong nhiều tháng tới.”


Bom chùm DPICM là một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD, bao gồm đạn pháo 105mm và các loại đạn pháo 155mm khác, hỏa tiễn của hệ thống phòng không Patriot, Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, xe chiến đấu bộ binh Bradley, thiết vận xa chở quân Stryker, đạn tấn công chính xác trên không, đạn phá hủy, và hệ thống dọn chướng ngại vật.


BM


Ông Kahl cho biết đây là lần chuyển giao vũ khí thứ 42 theo PDA của tổng thống đối với quỹ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) được thành lập sau cuộc xâm lược của Nga nhằm cho phép Ngũ Giác Đài và chính phủ mua vũ khí và đạn dược cho Ukraine ngoài ngân sách quốc phòng của quốc gia.


Ông cho biết kể từ tháng 02/2022, Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ quân sự hơn 41.3 tỷ USD cho Ukraine.


Ông Kahl đã không nói chính xác có bao nhiêu DPICM đang được gửi đến Ukraine, ngoài “hàng trăm ngàn” trái bom này, và sẽ không ước tính thời điểm chúng đến nơi ngoài việc nói rằng chúng sẽ được sử dụng trong cuộc phản công đang diễn ra.


Những lời ám chỉ kể từ mùa xuân


BM

Kể từ mùa xuân, các quan chức chính phủ và Ngũ Giác Đài đã ám chỉ rằng chính phủ ông Biden đang xem xét lại việc họ phản đối gửi bom chùm tới Kiev, đặc biệt là trước các báo cáo của Ukraine về sự phản kháng dữ dội từ những người Nga ở các vị trí cố thủ.


Trong một bài diễn văn hôm 30/06 trước Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết một lý do tại sao chính phủ đang cân nhắc việc chuyển hướng không phản đối là vì Ukraine đã đang sử dụng bom chùm rồi.


“Người Ukraine đã yêu cầu loại bom này, các nước Âu Châu khác đã cung cấp một phần trong số đó, người Nga đang sử dụng nó,” Tướng Milley nói. “Tôi sẽ không bình luận điều gì trước khi tổng thống đưa ra quyết định. Đó sẽ là quyết định của tổng thống. Về việc ra quyết định, chúng tôi là một phần của quá trình đó, nên chúng tôi đang xem xét tất cả các loại lựa chọn.”


BM


Hôm 22/06, Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Nga, Ukraine, bà Eurasia Laura Cooper, nói với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện rằng “các nhà phân tích quân sự của chúng tôi đã xác nhận DPICM sẽ hữu ích, đặc biệt là chống lại các vị trí cố thủ của Nga trên chiến trường.”


Dân biểu Michael McCaul (Cộng Hòa-Texas) cho biết trong phiên điều trần này: “Nếu Ukraine không thể đạt được tiến triển đáng kể, thì phần lớn nguyên nhân là do chính phủ ông Biden tiếp tục khai triển chậm các hệ thống vũ khí quan trọng.”


Hôm 26/04, Tướng Christopher Cavoli của Bộ Tư lệnh Âu Châu Hoa Kỳ (USEUCOM) nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng DPICM sẽ đặc biệt hiệu quả đối với “các mục tiêu được tập hợp thành đội hình dày đặc.”


Điều này đã khiến Chủ tịch Ủy ban Mike Rogers (Cộng Hòa-Alabama), một người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, kêu gọi ông Biden “đừng miễn cưỡng cung cấp cho Ukraine những năng lực cần thiết để chiến thắng. Sự do dự của ông về việc hành động này sẽ làm leo thang tình hình chỉ khiến chiến tranh kéo dài thêm và làm tăng tổn phí về tiền của và sinh mạng.”


BM

Ông Rogers, người cũng đã từng vận động chính phủ cung cấp chiến đấu cơ đa năng F-16 cho Ukraine, đã bỏ phiếu phản đối một đề nghị tăng 500 triệu USD trong ngân sách Tài khóa 2024 cho USAI, lập luận rằng cách tốt nhất để đánh bại quân đội của ông Putin là “gửi nhiều bom chùm cho Ukraine.”


Các tổ chức tư vấn và nhà phân tích chính sách cũng đang kêu gọi chính phủ ông Biden gửi DPICM đến Ukraine.


Hồi tháng Năm, các chuyên gia của Viện Hudson đã lập luận rằng Hoa Kỳ nên trang bị cho Kyiv các loại bom chùm để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga và hoạt động như một công cụ tăng sức mạnh cho lực lượng pháo binh.


Hôm 06/07, bà Rebeccah Heinrichs, Giám đốc Sáng kiến Phòng thủ Keystone của Viện Hudson, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), cho biết sự thiếu quyết đoán này có thể là do không phải tất cả 31 thành viên của NATO đều có chung đánh giá “về bản chất của mối đe dọa từ Nga” và ý nghĩa của chiến thắng đối với Ukraine.


“Một số thành viên của liên minh này đang “thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn nhiều và lo ngại về sự leo thang theo chiều ngang hoặc có lẽ theo chiều dọc,” bà nói.


“Và vì vậy, họ ngày càng không sẵn lòng cung cấp các loại vũ khí mà Ukraine vẫn khẳng định rằng họ đang cần bom chùm, các hệ thống tấn công tầm xa, phi cơ không người lái lớn hơn, v.v.”


Khen ngợi và phản đối


BM


Các thượng nghị sĩ chủ chốt đều nằm trong số những người lên tiếng ủng hộ việc chuyển giao vũ khí này.


“Để các lực lượng Ukraine đánh bại cuộc xâm lược của ông Putin, thì ít nhất Ukraine cần được tiếp cận bình đẳng với các loại vũ khí mà Nga đã sử dụng để tấn công họ, chẳng hạn như bom chùm,” Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) cho biết trong một tuyên bố đăng lại trên Twitter. “Việc cung cấp năng lực mới này là quyết định đúng đắn ngay cả khi mất quá nhiều thời gian và là quyết định mà tôi đã ủng hộ từ lâu.”


Trong một tuyên bố hôm 06/07 trên Twitter, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Jim Risch (Cộng Hòa-Idaho) trước khi có thông báo trên đã gọi việc chuyển giao vũ khí là “tin tốt, nhưng lẽ ra cần phải làm từ lâu rồi.”


“Tôi và các đồng nghiệp đã kêu gọi Tổng thống Biden gửi những vũ khí này và các vũ khí quan trọng khác đến Ukraine trong nhiều tháng qua,” Thượng nghị sĩ Risch cho hay.


“Không lẽ lần nào cũng phải gây áp lực để chính phủ làm điều đúng đắn sao.”


BM


Các nhóm Nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đã vận động hành lang để phản đối việc gửi bom chùm cho Ukraine. Hồi tháng Năm, 14 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gửi thư cho ông Biden và ông Sullivan, nói rằng mặc dù loại bom này có thể giúp ích cho Ukraine nhưng “tổn thất nhân đạo và thiệt hại đối với sự thống nhất của liên minh trong việc cung cấp bom chùm của Hoa Kỳ sẽ lớn hơn những lợi ích chiến thuật.”


Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã than phiền về quyết định của chính phủ Biden ngay sau khi quyết định này được công bố.


“Bom chùm phân tán các trái bom nhỏ trên một khu vực rộng, nhiều trái trong đó sẽ không phát nổ ngay lập tức,” phát ngôn viên Marta Hurtado cho hay. “Những trái bom này có thể sát hại và gây thương tích nhiều năm sau đó. Đó là lý do tại sao nên dừng việc sử dụng bom này ngay lập tức.”


BM

Ông Sullivan nói rằng đó là một quyết định không ai muốn đưa ra.


“Chúng tôi nhận thấy bom chùm gây ra nguy cơ gây hại cho dân thường từ vũ khí chưa nổ. Đây là lý do tại sao chúng tôi trì hoãn quyết định đó càng lâu càng tốt,” ông nói. “Nhưng cũng có nguy cơ lớn gây tổn hại cho dân thường nếu quân đội và xe tăng Nga tràn qua các vị trí của Ukraine, chiếm thêm lãnh thổ Ukraine và nô dịch hóa nhiều dân thường Ukraine hơn.”


Ông Blinken đề nghị các nhóm nhân quyền, những người chỉ trích chính phủ, và Liên Hiệp Quốc giải quyết những lo ngại của họ với ông Putin.


“Nga đã bắt đầu cuộc chiến vô cớ này với Ukraine. Nga có thể chấm dứt nó bất cứ lúc nào bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine và ngừng các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào các thành phố và người dân Ukraine,” ông nói. “Cho đến khi Nga làm như vậy, thì Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn có thể.”




John Haughey  _  Thanh Tâm

***

Sự phản đối mạnh mẽ về bom chùm

 BM

Sau nhiều tháng tranh luận nội bộ, quyết định của chính phủ Tổng thống (TT) Biden đưa bom chùm vào gói viện trợ mới trị giá 800 triệu USD cho Ukraine đã bị các nghị sĩ trong chính đảng của ông tại Quốc hội phản đối, nhưng về phương diện khác họ lại là đồng minh với chính phủ trong việc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

https://baomai.blogspot.com/2023/07/su-phan-oi-manh-me-ve-bom-chum.html

***

Từ Công nương Diana đến bom mìn Quảng Trị

BM

Công nương Diana là người vận động không mệt mỏi cho việc rà phá bom mìn ở những vùng đất bị chiến tranh tàn phá.

https://baomai.blogspot.com/2017/08/tu-cong-nuong-diana-en-bom-min-quang-tri.html

***

Dự án siêu máy bay ném bom

BM

Trong những năm 1970, quân đội Mỹ muốn thay thế các máy bay B-52 già cỗi bằng những chiếc máy bay ném bom mới hiện đại hơn. Điều quan trọng là Mỹ muốn những chiếc máy bay có thể mang bom hạt nhân đến bất kỳ đâu trên thế giới chỉ trong một giờ và quan trọng là nó phải ‘vô hình’ trước radar và mọi hệ thống săn tìm của quân thù.

https://baomai.blogspot.com/2013/10/du-sieu-may-bay-nem-bom.html


BM
Cha Mẹ bắt đầu dạy Con từ lúc nào?
Sự phản đối mạnh mẽ về bom chùm
Ánh nắng mặt trời gây ra ung thư hay ngăn ngừa ung thư?
Chúng ta đã và đang được dẫn dắt bởi trí thông minh nhân tạo
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Nguyên nhân gây ra tóc bạc & Cách đảo ngược tình trạng bạc tóc
Thượng viện báo cáo về thất bại tình báo ‘đáng kinh ngạc’
Câu chuyện về hai số phận pháp lý
Chính sách Da Đen của Biden
Hunter Biden: ‘Tôi đang ngồi đây với cha tôi’
Thị trường nhà ở của Hoa Kỳ sắp sụp đổ một lần nữa?
TCPV bác bỏ chương trình xóa nợ cho khoản vay sinh viên của TT Biden
Cảm xúc tiêu cực chuyển thành cơn đau như thế nào?
Quân đội phá vỡ một âm mưu ám sát Tổng thống Trump
Cuộc binh biến của Wagner ảnh hưởng thế nào đến xung đột Nga-Ukraine?
Sinh mệnh chính trị của Putin thực sự bị đe dọa
Một cuộc khủng hoảng của Mỹ quốc
Cuộc nổi dậy của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Nga
Nhóm bán quân sự Wagner là gì?
Thửa Ruộng Bỏ Hoang & thằng “Phải Gió”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.