Friday, April 30, 2021

ASIA _ Dưới lăng kính của Thế Hệ tiếp nối

 image


Kính thưa quý vị,

 

Để tưởng niệm Quốc Hận 30 Tháng 4 lần thứ 46, tôi xin kính mời quý vị theo dõi chương trình ca nhạc đặc biệt, chủ đề 30 Tháng Tư Qua Lăng Kính của Thế Hệ Tiếp Nối”, do trung tâm Asia thực hiện, với mục đích là được nghe cảm nghĩ của giới trẻ về biến cố lịch sử 30 Tháng Tư, 1975, đồng thời tìm hiểu niềm mong muốn của họ về tương lai của dân tộc Việt Nam.

 

Với phương tiện hạn hẹp, chúng tôi đã gói ghém làm việc ngay tại studio nhỏ bé của trung tâm Asia để cố gắng thực hiện được ước muốn của mình hầu gửi đến quý vị khán thính giả một chút gì đó như nén hương tưởng nhớ đến ngày tang thương của đất nước.


image

 

Rất tiếc là chương trình này đã bị CSVN ngăn chặn ngay từ phút phát hình đầu tiên, khiến cho đông đảo khán thính giả ở trong nước không xem được. Đây cũng là điều phản bác lại sự vu cáo đầy ác ý của một số kẻ phá hoại nói rằng “trung tâm Asia đã bán cho Việt Cộng”!  


image


Kính mong quý vị nhận cho món quà nhỏ bé, khiêm nhượng này, và xin giúp chúng tôi phổ biến trên email hay Facebook hoặc chuyển lại cho thân hữu nếu có thể được.

 

Thành thật cảm ơn quý vị,

 

image


 

Nam Lộc


BM

https://www.youtube.com/watch?v=Gh4tTb0yAOM


30/4 _ ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam
TT Biden “đã đề ra một nghị trình xã hội chủ nghĩa, cấp tiến”
Ấn Độ vượt mức 208,000 ca tử vong
Những cam kết của Joe Biden trong Thông Điệp đầu tiên
Mặt trăng và cơ thể người
Tâm địa bất lương _ Biden cầu nguyện Chauvin bị kết án!
Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để không bị bỏ lại
Bốn loại đường bổ dưỡng _ lành mạnh
Đi bầu bất chấp Covid-19 lây nhiễm ở mức kỷ lục
TT Biden công bố kế hoạch tăng thuế đối với người giàu
Ấn Độ tăng hơn 360.000 ca COVID-19 trong 24 giờ
Những nguyên tắc làm giàu thông minh của người Do Thái
Viên thuốc kỳ diệu có tên là “thuốc tập thể dục”
30/4 dấu mốc không thể quên
Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?
Hoa Kỳ của hai nước Mỹ
Họ đã sáng mắt chưa ?
Chính phủ chống Hoa Kỳ
Cuộc ra đi thầm lặng của một Tổng Thống
Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang

30/4 _ ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam

 image

Sự phân cực giữa những người Việt lại trỗi dậy minh họa sống động cho cuộc thống nhất còn ngổn ngang gần nửa thế kỷ sau biến cố 30/4/1975.

 

"Gọi NGỤY là NGỤY khi nói về quân đội và chính quyền làm tay sai cho giặc trong quá khứ thì mới có tác dụng giáo dục cho con cháu chúng ta bài học lịch sử không bao giờ được phản bội tổ quốc!"

 

"Ngày 30/4 là ngày miền Nam bị Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm theo lệnh Trung cộng và Nga Sô, kết thúc một thời tươi đẹp VNCH, một ngày buồn cho dân tộc này."

 

Đấy là hai trong số vô vàn những ý kiến đối nhau chan chát được tung lên các mạng xã hội trước ngày 30/4.

 

Vẫn như mọi khi, một bên gọi ngày này là "giải phóng", bên kia gọi là "quốc hận".


image

Mỗi năm, chính quyền Việt Nam đều tổ chức các sự kiện mừng "ngày giải phóng 30/4"

 

Nhà văn trẻ Khải Đơn, với gần 30.000 người theo dõi trên Facebook nói: "Cơn cuồng VNCH hay cấm đoán VNCH đều sẽ khoét sâu thêm khoảng cách chia rẽ trong nhận thức của người trẻ về một phần lịch sử của quốc gia họ đang sống."

 

'Cơn cuồng' của hai phía


image


Gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh khép lại, sự phân cực trong xã hội vẫn ở cao trào, một "cuộc chiến" giữa "đỏ" và "vàng" vẫn hết sức gay cấn.

 

Điều đáng chú ý là "cuộc chiến" này có sự tham gia rất nhiệt tình của giới trẻ.

 

Nhà văn Khải Đơn chia sẻ: "Mỗi phe đều có động cơ của mình: duy trì một câu chuyện thống nhất phù hợp với kỳ vọng đám đông đi theo bên nào. Khi tôi đến Mỹ, gặp một số người chưa về Việt Nam du lịch lần nào từ biến cố đó, họ hỏi tôi những câu như: 'Ở Việt Nam mọi người đâu biết gì về thế giới đúng không con? Tụi nó muốn làm gì thì làm phải không?' Nhiều câu hỏi như thế."

 

Nhà văn đã trả lời lại bằng câu hỏi: "Tụi nó" là ai: "Tôi đã nói với họ rằng, các nhóm nắm quyền lực chính trị và tập đoàn kinh tế có thể làm hầu hết thứ họ muốn, nhưng người Việt Nam có internet, có học thức và di chuyển rất nhiều, họ biết thế giới có gì".

 

"Câu hỏi tôi nhận được xuất phát từ tâm thế đóng băng, không có thêm sự tiến triển góc nhìn về một thời kỳ. Thái độ đó cũng tồn tại ở Việt Nam: một bên lý tưởng hóa VNCH như anh tướng quân đội hào hoa, một bên bôi tro trát trấu cho bọn phản động quặt quẹo tơi bời. Cả hai diễn ngôn tạo ra người tiếp nhận méo mó và nhầm lẫn với các loại ác mộng lịch sử. Chỉ sử dụng diễn ngôn cực đoan cũng sẽ xóa bỏ khả năng nhìn nhận những sai lầm trong lịch sử và không thể hòa giải," cô phân tích.


image

Cuộc chiến đã kết thúc gần nửa thế kỷ trước vẫn còn gây ra sự phân cực trong xã hội hôm nay


Nhà văn cũng nói thêm: "Tự dưng nhóm người trẻ như tôi, sinh sau 1975 hơn một thập niên, cũng bắt đầu nói chuyện hoặc là như thể ông nội tôi là bộ đội, hoặc là như ông cố làm sĩ quan VNCH. Cả hai đều không phải danh tính trực tiếp của chúng tôi, nhưng cả hai đều là lịch sử của thế hệ chúng tôi. Nếu chúng tôi không được đón nhận câu chuyện quá khứ về một thể chế với đầy đủ ánh sáng, màu sắc, chân dung thì nhận thức của chúng tôi sẽ rơi vào diễn ngôn tuyên truyền của một trong hai phe."

 

Nguyên nhân từ giáo dục?


 image

Một sinh viên người Việt đang du học tại Mỹ chia sẻ hôm 30/4: "Tôi có thể hiểu được lý do của sự phân cực này - nhưng lại không đánh giá cao sự cực đoan hóa của cả hai bên. Chúng ta thừa biết, như Thủ Tướng Winston Churchill nói, rằng lịch sử được viết ra bởi người thắng cuộc và đó là một góc nhìn chủ quan. Ai chính nghĩa, ai phi nghĩa - câu trả lời sẽ mãi gây tranh cãi, nhưng có một điều chắc chắn rằng khi nào còn tranh cãi cực đoan, thì con đường tiến đến sự hòa giải sẽ còn dài và chông gai hơn."

 

Nền giáo dục nặng tính tuyên truyền được coi là nguyên nhân ươm mầm những đầu óc "cực đoan" trong xã hội. Những bạn trẻ được giáo dục rằng chế độ VNCH là xấu xa, phải thù hận với chế độ VNCH, khi lớn lên, sẽ duy trì niềm tin và cảm xúc ấy. Ở thái cực ngược lại cũng vậy.


image

Vlogger, nhà báo tự do Linh Nguyễn

 

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, vlogger "Chuyện của Linh", nhà báo tự do - Linh Nguyễn, đánh giá rằng giáo dục, với chương trình giảng dạy và sách giáo khoa ở Việt Nam là do bên thắng cuộc viết, muốn duy trì quan điểm cho các thế hệ sau.

 

"Nhưng may mắn là đây là cuộc chiến mà cả thế giới đều quan tâm. Có thể khác Việt Nam, họ học hỏi nhiều từ thất bại của họ nên chúng ta may mắn có rất nhiều tư liệu quốc tế cũng như nhân chứng sống có thể chia sẻ góc nhìn về cuộc chiến," cô nói


image


"Ngay cả những người của chế độ VNCH ngày xưa, hay còn bị cho là bên thua cuộc, thì thực ra họ vẫn đang tiếp tục truyền cho thế hệ sau lịch sử của chính mình. Thực tế đến bây giờ chúng ta vẫn thấy sự tranh cãi giữa đỏ và vàng, càng cho thấy lịch sử hoàn toàn không hề bị áp đảo bởi kẻ chiến thắng mà chính người thua cuộc vẫn không ngừng cất lên tiếng nói của họ."

 

Kiên Trịnh, đang sống và làm việc tại Mỹ cũng cho rằng giáo dục chắc chắn là một nguyên nhân và bổ sung: "Không phải chỉ có mỗi nước ta mới có vấn đề này. Tôi đã học chương trình lịch sử ở Mỹ, và cũng nhận ra một điều tương tự."

 

"Khi lịch sử được giảng dạy theo hướng giáo điều chủ nghĩa: tất cả những gì nước ta làm đều là công bằng, cần thiết và anh minh - thì rất dễ vẽ nên một hình ảnh rất xấu xí và phản diện cho kẻ thù bên kia chiến tuyến."


image

Nền giáo dục Việt Nam được coi là luôn chú trọng tuyên truyền về chiến thắng. dẫn đến sự phân rẽ trong xã hội

 

"Hiện tại cách giáo dục trong lịch sử đang là: ta là chính nghĩa, địch là phi nghĩa và chỉ có khi cuộc chiến này là chính nghĩa thì chế độ mới có sự chính danh," bạn trẻ này nói.

 

"Nhưng ta biết lịch sử không phẳng lì và tuyến tính như thế. Lịch sử có rất nhiều mặt và rất phức tạp. Môn lịch sử không nên chỉ để tô bóng hơn các trang sử nước nhà và chà đạp kẻ thù. Ngược lại, môn lịch sử phải là một nơi để học sinh có thể mổ xẻ đa chiều, và hiểu được những sai lầm của các thế hệ trước, để có thể tránh nó trong tương lai."


 image


Sinh viên đang du học tại Mỹ nói trên thì cho rằng, bạn không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh nhưng chính sách thời hậu chiến của "bên thắng cuộc" khiến đẩy hai phía đi xa hơn, để lại vết tích của một cuộc tương tàn giữa người Việt Nam với nhau:

 

"Từ lịch sử được dạy. chúng tôi được hiểu rằng những người theo Miền Nam - thua cuộc - là những kẻ trốn chạy và phản quốc. Còn những người theo phe cộng sản - thắng thế - là bên có công, thế hệ sau như chúng tôi phải biết ơn họ".

 

Lối thoát khỏi cực đoan


image


Trong khi nền giáo dục bị chính trị hóa, bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị, vlogger Linh Nguyễn cho rằng, lý tưởng nhất là tất cả các bạn trẻ đều cùng tìm hiểu, sau đó mọi người có thể có những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể tôn trọng nhau và thảo luận.

 

"Hầu hết các bạn trẻ đã tìm hiểu rồi, có kiến thức thì thường nói chuyện trao đổi rất điềm đạm, có tính xây dựng. Đây là điều cần thiết," cô nói.

 

Nhà văn Khải Đơn thẳng thắn: "Tôi sẽ không nói về sự mất mát của thế hệ cha ông tôi. Họ cơ bản đã chọn phe và họ chịu trách nhiệm sống với phe họ chọn. Ai VNCH thì đã lênh đênh biển khơi mất mát để tìm sự sinh tồn khác. Ai cộng sản thì đã có được vị trí xã hội viết tên trong sử sách làm người thắng cuộc."


image


Từ đó, cô chất vấn: "Thế hệ của tôi và những người trẻ hơn làm gì nên tội mà phải sống với những câu chuyện méo mó và không thành thật? Tại sao chúng tôi lớn lên đã phải chọn nghe chuyện kể từ phe cực đoan này sang phe cực đoan kia? Tại sao chúng tôi không được quyền nhìn thế hệ trước như những con người vật lộn với những biến động khôn lường của lịch sử, mà số phận có thể đã nghiền nát họ hay giúp họ tạo lập giá trị mới?"

 

"Những câu chuyện đó góp phần giúp người trẻ sống đầy đủ hơn trong sự hiểu biết. Cảm giác hòa giải đến từ sự thấu hiểu nỗi đau và hạnh phúc của những người trước mặt mình, sau lưng mình, phía bên kia của mình. Sự hòa giải không đến từ những diễn ngôn ra rả hòa giải để làm ăn, hòa giải để có đầu tư, hay không thể hòa giải vì thù địch thâm sâu."

 

Và nhà văn đúc kết: "Tôi muốn mình như một đứa trẻ, xin ông bà kể chuyện xưa, hãy kể bằng lương tâm - đừng kể bằng sự thù địch. Bởi thù địch chỉ tiếp tục là sự mất mát mà nhóm người lớn lên kế tiếp sẽ tiếp tục phải chịu đựng và tổn thương."


image

Cả hai phía cuộc chiến đều kẹt lại với nỗi tự sự của riêng mình

 

Vlogger Linh Nguyễn nhấn mạnh sự tự thân vận động của người trẻ: "Tôi nghĩ quan trọng nhất là sự tò mò và tính ham học hỏi. Giờ với internet và mạng xã hội, các bạn gần như có thể tìm thấy mọi tài liệu các bạn cần, quan trọng là các bạn có muốn tìm hiểu hay không và có đủ cởi mở để đón nhận những thông tin trái chiều với mình hay không."

 

"Hãy đặt câu hỏi về những gì mình đã biết và tìm hiểu về những gì mình không chắc chắn. Tìm cho mình một cộng đồng những bạn trẻ có khả năng tư duy phản biện để cùng nhau thảo luận. Tranh biện về những vấn đề này sẽ giúp các bạn có góc nhìn bao quát hơn."

 

"Các bạn trẻ nên tìm nghe câu chuyện cụ thể của những người thế hệ trước ở cả hai phía để có cái nhìn toàn diện hơn."


image


Nhà báo tự do Linh Nguyễn cũng đánh giá rằng giáo dục nhồi sọ không chỉ tạo ra những đầu óc cực đoan, nhất mực tin tưởng vào điều được tuyên truyền, mà còn gây tác dụng phụ:

 

"Nếu các bạn trẻ trước đó chỉ được giáo dục một chiều thì đến khi nhận ra mình bị che giấu một nửa còn lại của sự thật thì chắc chắn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, mất phương hướng, thậm chí cảm giác bị phản bội, lừa dối," cô nhận định.

 

Theo Linh, tùy vào mức độ tin tưởng trước đó của các bạn, nếu càng tín sùng thì khủng hoảng sẽ càng lớn. Nên chính ra giáo dục càng "nhồi sọ", càng giáo điều bao nhiêu, khi các bạn trẻ nhìn nhận ra thì nó sẽ phản tác dụng bấy nhiêu.

 

"Tôi nghĩ cả hai bên cuộc chiến đều đã làm không ít điều đúng đắn và cũng không ít điều sai lầm. Chuyện sao thì hãy viết ra vậy vì chiến tranh cũng đã qua. Sách sử và cách giảng dạy đáng lẽ ra không nên nuôi dưỡng lòng căm thù và mà phải hướng tới hòa giải, hòa hợp như nhiều lãnh đạo chính quyền Cộng sản đã luôn kêu gọi chứ," cô nói.


image


Đúc kết lại, vlogger này cho rằng "chấp nhận sự thật một cách khách quan nhất" là điều cần thiết.


image


Cô dẫn lời nhân vật Valery Legasov, là nhân vật có thật, trong phim về thảm họa Chernobyl, để củng cố ý kiến này: "Mỗi lời dối trá chúng ta nói là một khoản nợ với sự thật. Dù sớm hay muộn, khoản nợ đó cũng sẽ phải trả."

 

 

 

Bùi Thư


image


TT Biden “đã đề ra một nghị trình xã hội chủ nghĩa, cấp tiến”
Ấn Độ vượt mức 208,000 ca tử vong
Những cam kết của Joe Biden trong Thông Điệp đầu tiên
Mặt trăng và cơ thể người
Tâm địa bất lương _ Biden cầu nguyện Chauvin bị kết án!
Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để không bị bỏ lại
Bốn loại đường bổ dưỡng _ lành mạnh
Đi bầu bất chấp Covid-19 lây nhiễm ở mức kỷ lục
TT Biden công bố kế hoạch tăng thuế đối với người giàu
Ấn Độ tăng hơn 360.000 ca COVID-19 trong 24 giờ
Những nguyên tắc làm giàu thông minh của người Do Thái
Viên thuốc kỳ diệu có tên là “thuốc tập thể dục”
30/4 dấu mốc không thể quên
Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?
Hoa Kỳ của hai nước Mỹ
Họ đã sáng mắt chưa ?
Chính phủ chống Hoa Kỳ
Cuộc ra đi thầm lặng của một Tổng Thống
Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang
Ông Tập Cận Bình dùng những quân bài tốt một cách kém cỏi

TT Biden “đã đề ra một nghị trình xã hội chủ nghĩa, cấp tiến”

 image

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra ý kiến về bài diễn văn của Tổng thống (TT) Joe Biden trước phiên họp chung của Quốc hội vào tối hôm thứ Tư (28/04), khi mô tả tầm nhìn của tổng thống đối với Hoa Kỳ là “cấp tiến” và “xã hội chủ nghĩa.”


Ông Pompeo đã đưa ra những lời bình luận của mình sau bài diễn văn kéo dài một giờ của ông Biden trước Quốc hội, nơi ông công bố các thành tựu của mình và kêu gọi các nhà lập pháp thông qua một danh sách dài các dự luật nhằm thúc đẩy nghị trình của Đảng Dân Chủ, bao gồm các dự luật về [kiểm soát] súng, cơ sở hạ tầng, [cải tổ bầu cử] H.R. 1, cải tổ [hệ thống] cảnh sát và chăm sóc trẻ em.

 

Bài diễn văn của tổng thống diễn ra cùng ngày khi ông công bố Kế hoạch Gia đình Hoa Kỳ. Kế hoạch này dự kiến trị giá lên đến 1.8 nghìn tỷ USD và tăng mức thuế cá nhân cao nhất từ 37% lên 39.6% đối với những người nộp thuế ở nhóm 1% người có thu nhập cao nhất. Đề xướng này là gói lập pháp lớn thứ ba mà Đảng Dân Chủ đang tìm cách buộc Quốc hội thông qua chỉ trong ba tháng, điều này sẽ tăng tổng chi phí cho nghị trình của ông Biden lên đến 6 nghìn tỷ USD.

 image

Ông Pompeo viết trên Twitter rằng, “Đến thời điểm này, TT Biden đã đề ra thành công một nghị trình xã hội chủ nghĩa cấp tiến cho 4 năm tới. Điều đó sẽ làm khổ mọi người dân Hoa Kỳ yêu tự do.” Trước đó, cựu ngoại trưởng đã làm dấy lên suy đoán cho rằng ông có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2024 nếu cựu Tổng thống Donald Trump quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.


image


“Gần như mọi chính sách mà TT Biden đề xướng tối nay đều liên quan đến chính phủ [quy mô] đồ sộ hơn và các mức thuế cao hơn. Điều này không gì khác ngoài việc GÂY HẠI cho người lao động Hoa Kỳ.”

 

Cựu ngoại trưởng Pompeo đã chỉ trích lập trường chính sách của chính phủ đối với Trung cộng, ông thúc giục ông Biden có lập trường cứng rắn nhằm bảo đảm rằng Hoa Kỳ có ưu thế cạnh tranh so với Bắc Kinh.


image


Ông nói, “Tổng thống Biden nói rằng ông ấy muốn ‘đặt chúng ta vào vị trí giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh của thế kỷ 21.’ Tôi muốn nói với quý vị rằng – việc quỳ phục trước Trung cộng sẽ chắc chắn khiến chúng ta thua trong cuộc cạnh tranh đó.  Chúng ta phải cứng rắn, chứ không được yếu đuối.”

 

Ông Biden đã đề ra kế sách về việc ứng phó với Trung cộng trong bài diễn văn, lập luận rằng ông có ý định khiến Bắc Kinh tuân theo “các quy tắc chung trong nền kinh tế toàn cầu.”


image


Ông Biden cho biết, “Trong cuộc hội luận với Chủ tịch Tập, tôi đã nói với ông ấy rằng chúng ta hoan nghênh sự cạnh tranh này – và chúng ta không mong muốn có xung đột. Tuy nhiên, tôi đã nói hết sức rõ ràng rằng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực.”

 

“Hoa Kỳ sẽ chống lại các hành vi thương mại bất công dẫn đến cắt giảm người lao động Hoa Kỳ và các ngành công nghiệp, như các hoạt động trợ cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh và việc đánh cắp các công nghệ và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.”

 

Tòa Bạch Ốc đã không phúc đáp ngay yêu cầu bình luận của The Epoch Times về các nhận định của ông Pompeo.

 

TT Biden cũng đã thúc đẩy hai đề xướng quan trọng mới nhất của mình – Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ và Kế hoạch Gia đình Hoa Kỳ – trong đó, ông đưa ra các lập luận để thông qua những dự luật này.


Ông Biden lập luận cho việc ủng hộ Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ của mình rằng, “Đây là những công việc được trả lương cao mà không thể được thuê ngoài. Gần 90% việc làm cơ sở hạ tầng được tạo ra trong Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ không yêu cầu bằng đại học. Bảy mươi lăm phần trăm không yêu cầu bằng cao đẳng.”


image


Trong bài phản biện của Đảng Cộng Hòa, Thượng nghị sĩ Tim Scott (Cộng Hòa-South Carolina) lập luận rằng Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ là một “danh sách mong muốn thiên tả, một sự lãng phí lớn của chính phủ” với đặc thù là “những đợt tăng thuế phá hủy việc làm lớn nhất một thế hệ.” Trong khi đó, ông cho biết Kế hoạch Gia đình Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc “đánh thuế còn nhiều hơn, chi tiêu thậm chí nhiều hơn để làm Hoa Thịnh Đốn chen hơn nữa vào giữa cuộc đời bạn, từ khi còn trong nôi đến khi vào đại học.”

 

Một số nhà lập pháp bao gồm các thượng nghị sĩ Mitt Romney (Cộng Hòa-Utah) và Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) đã bày tỏ những lo ngại về các dự luật chi tiêu lớn được đề xướng này.


Ông Scott cũng cáo buộc vị tổng tư lệnh này đã thực hiện các hành động gây chia rẽ đất nước hơn nữa mặc dù ông Biden đã hứa hiệp nhất Hoa Kỳ.


image


Ông nói, “Tổng thống của chúng ta có vẻ là một người tốt. Bài diễn văn của ông ấy toàn những mỹ từ. Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã hứa với quý vị một kiểu lãnh đạo khác. Ông ấy đã hứa đoàn kết quốc gia của chúng ta, giảm bớt sự căng thẳng, để lãnh đạo tất cả người dân Hoa Kỳ bất kể chúng ta bỏ phiếu ra sao. Đây là lời rao giảng. Quý vị vừa nghe thấy điều này thêm một lần nữa. Tuy nhiên, quốc gia của chúng ta đang mong mỏi nhiều hơn những lời sáo rỗng này.”

 

 

 

Janita Kan _ Doanh Doanh biên

 

***

 

TNS Jim Risch nói về bài diễn văn trước Quốc hội của TT Biden: Chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội


image

Sau bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội của Tổng thống Joe Biden vào tối hôm thứ Tư (28/04), Thượng nghị sĩ Jim Risch (Cộng Hòa-Idaho), trong số các đảng viên Cộng Hòa khác, đã chỉ trích tầm nhìn của ông Biden là một nghị trình xã hội chủ nghĩa.


Ông Risch cho biết trong một tuyên bố rằng, “Những gì Tổng thống đã làm tối nay là đề ra một tầm nhìn toàn diện về cách thức chuyển đổi xã hội của chúng ta từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Chúng ta không được bị cuốn theo dòng chảy này.”


image


Ông Risch là thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại. Ông đã được National Journal nhìn nhận là thành viên “bảo thủ nhất” của Thượng viện.

 

Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ ba đến từ Idaho này cho biết quốc gia hiện đang đối mặt với hai cuộc khủng hoảng – cuộc khủng hoảng biên giới và “một cuộc khủng hoảng chi tiêu không giới hạn, mất kiểm soát.”

 

Ông Risch cho biết, “Trong tuần đầu tiên nắm quyền, Tổng thống đã tạm dừng việc xây dựng bức tường biên giới và khôi phục các chính sách tai hại thời Obama đã dẫn đến làn sóng nhập cảnh bất hợp pháp không thể kiểm soát được. Tôi rất thất vọng khi Tổng thống đã không đưa ra một kế hoạch khả thi để giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp.”


image


Trong bài diễn văn của mình, TT Biden đã giới thiệu “dự luật nhập cư toàn diện” và kêu gọi Quốc hội thông qua nó “nếu quý vị tin rằng chúng ta cần một biên giới an toàn.”

 

Ông Risch cũng chỉ trích kế hoạch về việc chi tiêu ồ ạt và tăng thuế của ông Biden, khi nói rằng chúng sẽ “phá nát nền kinh tế.”

 

Ông Risch nói tiếp: “Trong 100 ngày đầu tiên tại vị, Tổng thống đã đề xướng chi 6.1 nghìn tỷ USD chưa từng có cho các ưu tiên tả khuynh một cách rõ ràng thông qua sự kết hợp tai họa giữa chi tiêu thâm hụt và tăng thuế mà sẽ phá nát nền kinh tế và gây nguy hiểm cho khả năng ứng phó của chúng ta trước những thách thức trong tương lai.”

 

Tháng trước (03/2021), TT Biden đã ký thành luật Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD. Tháng này, ông đã đề xướng Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ trị giá 2.3 nghìn tỷ USD – còn được gọi là kế hoạch cơ sở hạ tầng – và Kế hoạch Gia đình Hoa Kỳ trị giá 1.8 nghìn tỷ USD.


image

Tổng thống Joe Biden trình bày trước phiên họp chung của Quốc hội tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn hôm 28/04/2021.

 

Các đảng viên Cộng Hòa nổi tiếng khác cũng chỉ trích bài diễn văn trước Quốc hội của TT Biden.

 

Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã viết trên Twitter rằng ông Biden “đã áp dụng nghị trình của phe tả khuynh cấp tiến để kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của quý vị.”


image


Thống đốc South Dakota Kristi Noem đã viết rằng, “Tổng thống Biden hứa sẽ đoàn kết quốc gia, nhưng ông ấy đang chia rẽ chúng ta với một danh sách mong muốn của chính phủ lớn và một nghị trình tự do thiên tả.”

 

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo nói TT Biden “đã thành công đề ra một nghị trình xã hội chủ nghĩa cấp tiến cho 4 năm tới.”

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm thứ Năm (29/04), cựu Tổng thống Donald Trump cũng chỉ trích bài diễn văn của TT Biden.


image


“Họ đã đi quá xa. Họ không thể thoát khỏi điều này. Chúng ta không thể cho phép họ thoát khỏi điều này. Họ đang phá hủy đất nước của chúng ta.”

 

 

 

Li Hai _ Cẩm An


image


Ấn Độ vượt mức 208,000 ca tử vong
Những cam kết của Joe Biden trong Thông Điệp đầu tiên
Mặt trăng và cơ thể người
Tâm địa bất lương _ Biden cầu nguyện Chauvin bị kết án!
Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để không bị bỏ lại
Bốn loại đường bổ dưỡng _ lành mạnh
Đi bầu bất chấp Covid-19 lây nhiễm ở mức kỷ lục
TT Biden công bố kế hoạch tăng thuế đối với người giàu
Ấn Độ tăng hơn 360.000 ca COVID-19 trong 24 giờ
Những nguyên tắc làm giàu thông minh của người Do Thái
Viên thuốc kỳ diệu có tên là “thuốc tập thể dục”
30/4 dấu mốc không thể quên
Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?
Hoa Kỳ của hai nước Mỹ
Họ đã sáng mắt chưa ?
Chính phủ chống Hoa Kỳ
Cuộc ra đi thầm lặng của một Tổng Thống
Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang
Ông Tập Cận Bình dùng những quân bài tốt một cách kém cỏi
Nước Mỹ kỳ thị chủng tộc ?