Saturday, August 31, 2024

Lò bào tạo ăn cắp

Thực tập sinh Việt Nam trộm cắp ở Nhật Bản

  BM

Ngày càng có nhiều thực tập sinh người Việt bị bắt giữ ở Nhật Bản vì trộm cắp và các tội khác gây ra những lo ngại ở đất nước này cũng như báo hiệu về những vấn đề sâu xa hơn bên dưới bề mặt, tờ báo lâu đời của Nhật Asahi Shimbun nêu ra trong một phóng sự hôm 28/8.
***

Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình

 BM

Các chuyên gia cho rằng gánh nặng nợ nần từ những khoản vay để trả phí môi giới khiến nhiều thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản phạm tội.


Cuối tháng Bảy, một người Việt Nam (32 tuổi) đã bị bắt giữ tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) do bị nghi ngờ đã nhiều lần ăn trộm từ những ngôi nhà bỏ hoang.

https://baomai.blogspot.com/2024/08/toi-gui-tien-trom-ve-cho-gia-inh.html

***

Một cháu bác Hồ ăn trộm tại siêu thị Nhật Bản

 BM 
Theo báo Pháp luật, ngày 5-10, ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục ATBXHN cho biết “…vẫn đang trong quá trình thu thập để làm rõ thông tin”. Được biết ông TQH sang Nhật để tham dự một hội thảo.

Phụ nữ Việt bị truy tố vì ăn trộm 17.000 đôla ở Si...

image
Đại lộ Orchard, Singapore là khu vực mua sắm nổi tiếng với nhiều cửa hàng.

Một phụ nữ Việt Nam đã bị truy tố vì tội trộm cắp ở Singapore. Bốn tòng phạm người Việt khác là Nguyen Quoc Hung, Hoang Dinh Cong, Nguyen Thi Luong và Dinh Ngoc Luan đã bị cáo buộc ăn cắp từ ba cửa hàng thời trang tại trung tâm mua sắm ION Orchard, ngày 27 và 28 tháng 1.

***
Người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

BM

Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
***

Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật...

BM
Theo Trí Thức Trẻ – Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.
***

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

BM
Kênh Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
***

Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines

BM
Mỹ phẩm Shiseido là hàng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Gần phân nửa các vụ ăn cắp hàng hóa tại Nhật dính líu người Việt và cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên Vietnam Airlines, một báo có uy tín tại nước này đưa tin.
Báo Sankei của Nhật Bản vào ngày 27/02/2014 đưa hai bài về thực trạng ăn cắp đồ và chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.
***

Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật

BM
Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35, bị bắt trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai.
Như tin đã đưa, ngày 26/3, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
***
 BM
Thư kiến nghị của tổ chức "Nói không với thịt chó" được gửi tới ngoại giao Trung Quốc.
Một lễ hội ăn thịt chó thường niên ở Trung Quốc vẫn sẽ diễn ra dù gặp phải nhiều phản đối mạnh mẽ từ các nhóm bảo vệ động vật.
***

Dĩa thịt chó 200,000 USD & 350,000 AUD và 2 năm tù quản chế

  BMTổ chức tiệc sinh nhật bằng thịt chó 2 lao động Việt bị phạt mỗi người $100,000 USD và 6 tháng tù giam.

Hai lao động Việt bị tuyên án tại bang Texas sau khi giết một con chó để lấy thịt. Tờ America Times đưa tin tòa án ở thành phố Houston (bang Texas).

Ngày 01/08 đã tuyên án đối với 2 người đàn ông Việt vì giết mổ một con chó để lấy thịt, vi phạm Đạo luật Bảo vệ động vật năm 2015.

https://baomai.blogspot.com/2021/08/dia-thit-cho-200000-usd-350000-aud-va-2.html

***

Quán “Đảng Chồn Lùi” ở Việt Nam

 BM

Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức.

https://baomai.blogspot.com/2023/10/quan-ang-chon-lui-o-viet-nam.html

Thực tập sinh Việt Nam trộm cắp ở Nhật Bản

 BM

Ngày càng có nhiều thực tập sinh người Việt bị bắt giữ ở Nhật Bản vì trộm cắp và các tội khác gây ra những lo ngại ở đất nước này cũng như báo hiệu về những vấn đề sâu xa hơn bên dưới bề mặt, tờ báo lâu đời của Nhật Asahi Shimbun nêu ra trong một phóng sự hôm 28/8.


Trước đó, nhiều báo và đài khác của Nhật đưa tin về hàng loạt các vụ trộm cắp, phạm tội do người Việt gây ra ở quốc gia Đông Bắc Á.


Hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực tập sinh, theo Asahi Shimbun. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động tới đất nước này. Họ góp phần duy trì các ngành quan trọng như xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.


BM

Nhưng kèm theo sự hiện diện của họ là nhiều vụ phạm tội gây phiền lòng người dân sở tại. Đã có một loạt các bản tin và các trang tin Việt ngữ ở hải ngoại về ít nhất 10 người Việt bị nhà chức trách Nhật bắt giữ về tội trộm cắp hoặc ăn cướp trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm nay.


Gần đây nhất, NHK và một số đài, báo Nhật đưa tin về một nhóm người nói tiếng Việt đánh cắp 11 xe ô tô hồi rạng sáng ngày 19/8 tại một đại lý của hãng Honda ở thành phố Otawara, tỉnh Tochigi.


Phóng sự hôm 28/8 của Asahi Shimbun nêu ra trường hợp một người đàn ông Việt Nam 32 tuổi bị đem ra xét xử ở tỉnh Fukuoka vì bị cáo buộc đã nhiều lần ăn trộm trong các căn nhà vắng chủ hồi năm ngoái. Ông này đã nhận tội với cảnh sát.


BM

Ông này đến Nhật năm 2015 làm thực tập sinh nhưng bị người chủ chê trách về thái độ làm việc. Sợ bị trả về nước, ông ta bỏ trốn và bắt đầu đi ăn trộm sau khi được một người quen cũng là người Việt khuyến khích, Asahi Shimbun cho biết, dẫn thông tin từ các điều tra viên.


Vẫn các điều tra viên nói rằng ông này nợ số tiền hơn 171,5 triệu đồng sau khi trả các loại phí cho công ty môi giới để được đi Nhật và đã không thể trả số nợ đó. Ông ta khai rằng khi trộm cắp được, ông ta gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam, theo phóng sự của Asahi Shimbun.


BM

Tờ báo này nói rằng con số công dân Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản bắt giam vì bị tình nghi dính dáng đến các vụ tội phạm đã tăng lên trong những năm gần đây. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật, 1.608 người Việt đã bị bắt trong năm ngoái, tăng thêm 27 người so với năm kia. Họ chiếm 28% trong toàn bộ những người nước ngoài bị bắt ở Nhật và là con số cao nhất trong 4 năm liên tiếp.


BM

Nhiều thực tập sinh Việt Nam, khoảng 80%, gặp khó khăn do nợ những khoản tiền lớn vì phải trả phí môi giới, Asahi Shimbun viết. Trong khi đó, về nguyên tắc, họ không được thay đổi chỗ làm trong 3 năm đầu tiên.


Gặp vấn đề về bắt nhịp với nơi làm việc, song lại không thể chuyển chỗ làm, trong khi vẫn phải chịu gánh nặng nợ nần là những yếu tố đẩy nhiều thực tập sinh người Việt vào con đường phạm tội, các chuyên gia nói trong phóng sự của Asahi Shimbun.


BM

Hồi giữa tháng 12 năm ngoái, khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản ở tại Tokyo, ông đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản và Việt Nam, bao gồm cả Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, phối hợp tốt với nhau để tạo điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho người lao động Việt Nam.


BM
Thủ tướng Chính nói rằng cần phải tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa, để người lao động Việt Nam có thể an tâm học tập, làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, được sống trong một môi trường hiện đại với bản sắc văn hóa Nhật Bản, giảm thiểu các trường hợp vi phạm pháp luật.


BM
Trồng cần sa trong phòng ngủ
Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình
Telegram là gì & Pavel Durov là ai?
Đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam
Mưa Sài Gòn có buồn không Em?
Cuộc tấn công của Hezbollah cho thấy Israel mất đi sức mạnh răn đe
Kamala Harris xuất thân đa chủng tộc
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?
Nails Việt, từ sinh nhai đến nghệ thuật
Niềm Đau Thương Oan Trái
Kinh tế xã nghĩa Kamalanomics
Cởi quần áo, đừng xấu hổ
Hiếp dâm ở Ấn Độ khiến biểu tình bùng nổ
Suy thoái kinh tế Trung cộng có thể nhìn thấy ‘bằng mắt thường’
Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'
Thảm sát Myanmar: 'Tôi nín thở giả chết để sống sót'
Gặp được một trẻ mồ côi người Việt
Vì sao Tô Lâm thăm Trung cộng?
Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954
Bệnh đậu mùa khỉ

Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình

 BM

Các chuyên gia cho rằng gánh nặng nợ nần từ những khoản vay để trả phí môi giới khiến nhiều thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản phạm tội.


Cuối tháng Bảy, một người Việt Nam (32 tuổi) đã bị bắt giữ tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) do bị nghi ngờ đã nhiều lần ăn trộm từ những ngôi nhà bỏ hoang.


Báo Asahi Shimbun hôm 28/8 dẫn thông tin từ cảnh sát tỉnh cho biết người đàn ông này đến Nhật Bản vào tháng 5/2015 với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật và làm thợ hàn ở tỉnh Nagasaki.


Tuy nhiên, sau khi bị khiển trách về thái độ làm việc, ông ta lo sợ sẽ bị đưa về Việt Nam nên đã trốn ra ngoài tự tìm việc.


“Tôi bắt đầu phạm tội trộm cắp vào khoảng tháng 3/2023, chủ yếu ở tỉnh Fukuoka, sau khi được một người quen người Việt Nam khuyến khích,” cảnh sát dẫn lời người đàn ông.


“Tôi đã gửi số tiền ăn trộm được về cho gia đình ở Việt Nam.”


BM

Theo điều tra viên, người đàn ông này đã vay hơn 1 triệu yen (hơn 170 triệu VND) để trả phí cho một công ty đưa ông ta đến Nhật Bản, nhưng sau đó không thể trả được khoản nợ.


Năm 2023, có 1.608 người Việt bị bắt ở Nhật Bản, chiếm khoảng 28% tổng số người nước ngoài bị bắt giữ và là con số cao nhất tính từ năm 2019, báo Asahi Shimbun dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (Nhật Bản).


Một khảo sát của Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản, được thực hiện trên 2.100 thực tập sinh trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 tới tháng 4/2022, cho thấy hơn một nửa số thực tập sinh nước ngoài đã vay trung bình 540.000 yen (khoảng hơn 97 triệu VND vào thời điểm tháng 4/2022) để đến Nhật Bản.


Trong số đó, khoảng 80% đến từ Việt Nam và Campuchia.


BM

Có 20% số người tham gia khảo sát cho biết mức lương ở Nhật Bản thấp hơn họ tưởng. Khảo sát này cũng cho thấy rằng nhiều thực tập sinh đã trốn ra ngoài là để tìm việc khác để có tiền trả nợ.


BM

Từ cuộc khảo sát, Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng cho rằng thực tập sinh sang Nhật Bản đang phải chịu mức chi phí "không công bằng".

***

Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật...

BM
Theo Trí Thức Trẻ – Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.
***

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

BM
Kênh Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.

BM
Telegram là gì & Pavel Durov là ai?
Đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam
Mưa Sài Gòn có buồn không Em?
Cuộc tấn công của Hezbollah cho thấy Israel mất đi sức mạnh răn đe
Kamala Harris xuất thân đa chủng tộc
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?
Nails Việt, từ sinh nhai đến nghệ thuật
Niềm Đau Thương Oan Trái
Kinh tế xã nghĩa Kamalanomics
Cởi quần áo, đừng xấu hổ
Hiếp dâm ở Ấn Độ khiến biểu tình bùng nổ
Suy thoái kinh tế Trung cộng có thể nhìn thấy ‘bằng mắt thường’
Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'
Thảm sát Myanmar: 'Tôi nín thở giả chết để sống sót'
Gặp được một trẻ mồ côi người Việt
Vì sao Tô Lâm thăm Trung cộng?
Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954
Bệnh đậu mùa khỉ
Nghỉ hưu sớm mà vẫn có tiền
Đại hội Đảng Dân chủ: Joe Biden rơi nước mắt

Telegram là gì & Pavel Durov là ai?

 BM

Các công tố viên ở Paris cũng cho biết tỷ phú 39 tuổi này không bị giam giữ mà được đặt dưới sự giám sát của tòa án và phải nộp tiền bảo lãnh 5 triệu euro.


Ông Durov, người cũng có quốc tịch Pháp, phải đến đồn cảnh sát Pháp hai lần một tuần và không được phép rời khỏi lãnh thổ nước này.


Động thái của các công tố viên Pháp là tình tiết mới nhất trong câu chuyện gây chấn động giới công nghệ trong thời gian gần đây.


Chưa từng có tiền lệ khi một chủ sở hữu của một nền tảng truyền thông xã hội, nhắn tin bị bắt vì cách thức sử dụng nền tảng đó. Các cuộc tranh luận về tự do ngôn luận, trách nhiệm và vai trò của các giám đốc điều hành công ty truyền thông xã hội và nhắn tin đã nổ ra.


Luật sư của ông Durov, David-Olivier Kaminski, cho biết Telegram tuân thủ mọi quy định kỹ thuật số của châu Âu và được điều chỉnh để cùng tiêu chuẩn với các mạng xã hội khác.


Ông Kaminski nói thật "vô lý" khi cho rằng thân chủ của mình có thể tham gia "vào các hành vi phạm tội không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ông ấy".


Pavel Durov là ai?


BM

Ông là người sáng lập công ty truyền thông xã hội nổi tiếng của Nga - VKontakte.


Năm 2014, ông Durov rời Nga sau khi từ chối tuân theo yêu cầu của chính phủ về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên nền tảng này.


Một năm trước đó, ông đã thành lập Telegram và hiện đang điều hành công ty từ Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi ông đang sinh sống.


Ông có quốc tịch UAE và Pháp, nhưng Nga cho biết họ vẫn coi ông là công dân của mình.


Sau khi ông Durov bị bắt, Telegram cho biết ông đã thường xuyên đi du lịch ở châu Âu.


image

Trong cuộc phỏng vấn với người dẫn truyền hình phe bảo thủ của Mỹ - Tucker Carlson - vào tháng 4, ông Durov khẳng định sẽ từ chối một số yêu cầu của chính quyền về việc xóa bỏ nội dung khỏi nền tảng của mình.


Ông nói: "Chúng tôi sẽ bỏ qua những yêu cầu vượt quá giới hạn, không phù hợp với các giá trị của chúng tôi về quyền tự do ngôn luận và việc bảo vệ sự riêng tư của mọi người."


Telegram là gì?


BM

Vào tháng 7/2024, ông Durov cho biết Telegram đã đạt 950 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Ứng dụng này phổ biến ở Nga và Ukraine. Các nhóm ủng hộ dân chủ ở Iran và Hong Kong cũng sử dụng nền tảng này.


Telegram cung cấp mã hóa đầu cuối, nghĩa là tin nhắn chỉ có thể được đọc trên thiết bị gửi và thiết bị nhận. Tuy nhiên, đây không phải là cài đặt mặc định cho người dùng.


Sự khác biệt lớn giữa Telegram và các dịch vụ tương tự như WhatsApp là quy mô nhóm mà người dùng có thể tham gia.


WhatsApp giới hạn quy mô nhóm ở mức tối đa 1.000 người trong khi con số đó ở Telegram là 200.000 người.


Telegram đang đối mặt với những chỉ trích rằng thông tin sai lệch có thể lan truyền trong các nhóm quy mô lớn.


Những người chỉ trích cho rằng đã có việc chia sẻ nội dung liên quan đến thuyết âm mưu, tân phát xít, ấu dâm hoặc khủng bố trên nền tảng này.


Tại Vương quốc Anh, ứng dụng này bị giám sát vì lưu trữ các kênh cực hữu đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc bạo loạn vào tháng 8/2024 ở quốc gia này.


Các chuyên gia an ninh mạng nói rằng việc điều chỉnh nội dung cực đoan và bất hợp pháp trên Telegram yếu hơn đáng kể so với các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng nhắn tin khác.


BM

Sau vụ bắt giữ ông Durov, Telegram cho biết hoạt động kiểm duyệt của họ "nằm trong tiêu chuẩn của ngành và liên tục được cải thiện".


Telegram khẳng định họ tuân thủ luật pháp của Liên minh châu Âu, bao gồm Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, nhằm đảm bảo môi trường trực tuyến an toàn và có trách nhiệm.


"Gần một tỷ người dùng trên toàn cầu sử dụng Telegram làm phương tiện giao tiếp và nguồn thông tin quan trọng. Chúng tôi đang chờ đợi một giải pháp nhanh chóng cho tình huống này. Telegram luôn đồng hành cùng tất cả các bạn," công ty này tuyên bố.


Vụ bắt giữ Pavel Durov


BM

Trong thông cáo hôm 28/8, các công tố viên Paris cho biết ông Durov đã bị điều tra chính thức về các tội danh được cho là bao gồm:


·      Đồng phm trong vic qun lý mt nn tng trc tuyến cho phép các giao dch bt hp pháp ca mt băng đng có t chc

·      T chi liên lc vi cơ quan chc năng

·      Đồng phm trong vic phân phi có t chc hình nh khiêu dâm tr em


Tại Pháp, việc bị điều tra chính thức không ngụ ý có tội hoặc nhất thiết dẫn đến xét xử - nhưng nó cho thấy các thẩm phán cho rằng có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra.


Elon Musk, ông chủ mạng xã hội X (trước đây là Twitter), đã bảo vệ ông Durov trong vài ngày qua bằng một loạt bài đăng trên nền tảng của mình.


image

Tỷ phú Musk nói rằng "việc điều chỉnh" là một từ ngữ mang tính tuyên truyền để thay thế cho từ "kiểm duyệt". Ông Musk cũng cho rằng nên trả tự do cho ông Durov.


Chris Pavlovski, người sáng lập của một ứng dụng chia sẻ video gây tranh cãi có tên Rumble, cho biết ông đã rời khỏi châu Âu sau khi ông Durov bị bắt giữ.


BM

Đầu tuần này, Edward Snowden, một người tố giác Mỹ hiện đang sống ở Nga sau khi tiết lộ hoạt động giám sát internet và điện thoại rộng rãi của tình báo Mỹ, đã viết trên X rằng vụ bắt giữ ông Durov là "một cuộc tấn công vào các quyền cơ bản của con người về ngôn luận và thành lập hội nhóm".


Ông Snowden viết thêm: "Tôi rất ngạc nhiên và vô cùng buồn khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hạ thấp bản thân mình xuống mức bắt con tin để tiếp cận các thông tin liên lạc riêng tư. Điều này không chỉ hạ thấp nước Pháp mà còn cả thế giới."


Sau khi một số chi tiết về vụ bắt giữ được tiết lộ, Vyacheslav Volodin - một chính trị gia nổi tiếng của Nga và đồng minh của Vladimir Putin - đã cáo buộc Mỹ đứng sau vụ bắt giữ ông Durov.


BM

"Telegram là một trong số ít và cũng là nền tảng internet lớn nhất mà Mỹ không có ảnh hưởng," ông Volodin viết trên nền tảng này.


Tổng thống Macron đã đăng trên mạng xã hội vào thứ Hai rằng ông đã thấy "thông tin sai lệch" liên quan đến Pháp sau vụ bắt giữ ông Durov và nói thêm: "Đây không phải là một quyết định chính trị. Các thẩm phán sẽ là người ra quyết định."




Graham Fraser


BM
Đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam
Mưa Sài Gòn có buồn không Em?
Cuộc tấn công của Hezbollah cho thấy Israel mất đi sức mạnh răn đe
Kamala Harris xuất thân đa chủng tộc
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?
Nails Việt, từ sinh nhai đến nghệ thuật
Niềm Đau Thương Oan Trái
Kinh tế xã nghĩa Kamalanomics
Cởi quần áo, đừng xấu hổ
Hiếp dâm ở Ấn Độ khiến biểu tình bùng nổ
Suy thoái kinh tế Trung cộng có thể nhìn thấy ‘bằng mắt thường’
Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'
Thảm sát Myanmar: 'Tôi nín thở giả chết để sống sót'
Gặp được một trẻ mồ côi người Việt
Vì sao Tô Lâm thăm Trung cộng?
Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954
Bệnh đậu mùa khỉ
Nghỉ hưu sớm mà vẫn có tiền
Đại hội Đảng Dân chủ: Joe Biden rơi nước mắt
Ukraine Voldymyr Zelensky: "chiến đấu cơ F-16"