Pages

Friday, March 8, 2024

Ba loại thức uống làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

 BM

Số lượng bệnh nhân bị chứng sa sút trí tuệ đang tăng đều đặn, với gần 10 triệu trường hợp mới được bổ sung mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 55 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, tỷ lệ bị bệnh cao hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên. Phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ là điều rất quan trọng và việc điều chỉnh các yếu tố lối sống như cách thức ăn uống là phương pháp thiết yếu để trì hoãn sự suy giảm chức năng nhận thức.


Một nghiên cứu của Đức, được công bố trên Nutrition Journal (Tập san Dinh dưỡng) vào tháng Chín, cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ thường xuyên 3 loại thức uống có đường phổ biến trong cuộc sống hàng ngày với nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ. Cụ thể, việc hấp thụ đường tự do trong thức uống có thể làm tăng nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ lên tới 39%.


BM


Đường tự do là nói đến đường đơn (ví dụ như fructose và glucose) và đường đôi (ví dụ như sucrose hoặc đường ăn) được các nhà sản xuất, đầu bếp hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm, thức uống và đường có tự nhiên trong syrup, mật ong, nước ép trái cây và nước ép trái cây cô đặc.


Để xem xét về tác động của việc tiêu thụ đường từ các nguồn khác nhau đối với nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bảng câu hỏi về cách thức ăn uống từ 186,622 người tham gia đoàn hệ Biobank ở Anh. Bảng câu hỏi bao gồm việc tiêu thụ 206 loại thực phẩm và 32 loại thức uống, với thời gian theo dõi trung bình là 10.6 năm.


BM

Kết quả cho thấy đường tự do trong soda, thức uống trái cây và thức uống làm từ sữa có liên quan mật thiết đến nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ. Ngược lại, đường tự do trong trà và cà phê ít có tác động đến nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ.


Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trong các công thức ăn uống có chứa đường tự do, 3 loại thức uống chính gồm soda, thức uống trái cây và thức uống làm từ sữa là những thức uống có liên quan chặt chẽ nhất đến nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ. Kết quả đã chứng minh mối quan hệ giữa đường tự do và nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ phụ thuộc vào nguồn đường tự do.


BM


Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên hạn chế tiêu thụ đường tự do ở mức dưới 10% tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày, thậm chí sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu con số ở mức dưới 5% hoặc khoảng 0.88 ounce (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày. Cơ quan Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh khuyên nên hạn chế tiêu thụ lượng đường tự do hàng ngày cho người lớn ở mức dưới 1.06 ounce (khoảng 30g).


Thức uống có đường là nguồn bổ sung đường chính trong công thức ăn uống. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thức uống có đường có liên quan đến việc tăng cân và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 những bệnh có liên quan chặt chẽ đến chứng mất trí nhớ.


Một nghiên cứu tổng quan đăng trên Tập san Nature Reviews Endocrinology (Nội tiết học Tổng quan Tự Nhiên) năm 2022 cho thấy, dự kiến trong 10 năm tới sẽ có 8.7% trường hợp bị bệnh tiểu đường loại 2 ở Hoa Kỳ và 3.6% ở Anh có thể là do thức uống có đường. Điều này cho thấy rằng việc tiêu thụ đáng kể thức uống có đường trong những năm qua có liên quan đến số lượng lớn các trường hợp tiểu đường loại 2 mới.


BM


Việc thường xuyên để lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường gây ra có thể dẫn đến xơ cứng động mạch, khiến các mạch máu trong não dễ bị tắc nghẽn hơn. Việc nghẽn lưu thông máu đến não làm ức chế việc cung cấp đủ máu cho các tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm chức năng tế bào não và do đó góp phần phát triển chứng sa sút trí tuệ.


Hơn nữa, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng đường có thể gây ra viêm và tình trạng viêm được cho là có vai trò quan trọng trong các bệnh thoái hóa thần kinh. Ví dụ, viêm tế bào thần kinh não được coi là yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh Alzheimer, đây là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất.


Các lựa chọn thay thế thức uống không đường


BM


Ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe bản thân bằng cách chủ động giảm lượng đường tiêu thụ và lựa chọn thức uống không đường.


Những thức uống sau đây có thể giúp dần dần thay đổi thói quen và tránh xa thức uống có đường, loại bỏ những lo ngại về các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ các loại thức uống có đường.


BM

1_ Trà xanh: Trà xanh là sự thay thế tuyệt vời cho thức uống chứa nhiều đường. Trà xanh có chứa polyphenol chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm, tốt cho tim và giảm nguy cơ bị một số bệnh ung thư.


BM

2_ Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng thư thái tâm hồn, giảm căng thẳng, có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ.


BM

3_ Trà hoa oải hương: Trà hoa oải hương giúp cải thiện tình trạng trầm cảm và giảm mệt mỏi.


BM

4_ Trà chanh: Trà chanh kích thích chất dẫn truyền thần kinh GABA, từ đó làm giảm lo lắng, ổn định cảm xúc, giúp thả lỏng cơ thể để có giấc ngủ ngon.


BM

5_ Matcha và trà xanh: Hai loại trà này rất nhiều catechin, có tác dụng chống oxy hóa cao, cải thiện lượng đường trong máu, lipid máu, mức cholesterol, cũng như giúp giảm cân. Ngoài ra, matcha và trà chanh còn góp phần ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư.


BM

6_ Thức uống giấm trái cây: Thức uống giấm trái cây có thể loại bỏ chất nhờn sau bữa ăn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhiều loại thức uống giấm trái cây có chứa đường bổ sung, vì vậy nên đọc kỹ nhãn. Thêm giấm trái cây vào nước có gas sẽ tạo ra một loại thức uống tuyệt vời.


BM

7_ Kombucha: Kombucha chứa các chất chống oxy hóa như catechin, polyphenol và theaflavin, có thể chống lại các gốc tự do và chống oxy hóa.




Ellen Wan  _  Khánh Nam
***

Boba gây béo phì và tiểu đường?


BM
Bắt nguồn từ Đài Loan, thức uống trà sữa trân châu dần dần lan rộng và phổ biến ở mọi nơi trên thế giới.
Liên minh tổ chức y tế và cộng đồng vừa mở chương trình “Rethink Your Asian Drink,” nhằm nâng cao nhận thức về sự không an toàn của thức uống trà sữa trân châu quen thuộc, hay còn gọi là boba, theo tin của đài ABC7.
https://baomai.blogspot.com/2016/08/boba-gay-beo-phi-va-tieu-uong.html

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.