Monday, October 21, 2024

Tuổi thọ dài ngắn của con người nằm ở 4 chữ

 BM

Elizabeth Blackburn, người từng đoạt giải Nobel về Tâm lý học, nội dung nghiên cứu của bà có đề cập đến điểm đáng để mọi người chú ý. Đó chính là: Cân bằng tâm lý. Báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống hợp lý chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, cân bằng tâm lý chiếm 50%. Vậy vì sao nhân tố “cân bằng tâm lý” lại chiếm một nửa yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ? Chúng ta nên làm thế nào để đạt được điều này?


BM

Bởi vì “hormone căng thẳng” có khả năng gây tổn hại cho cơ thể, vì vậy trước khi trị bệnh cần chữa lành “trái tim”. Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng khi một người tức giận thì cơ thể sản sinh ra lượng hormone gây căng thẳng đủ để giết chết chuột. Vì vậy “hormone căng thẳng” còn được gọi là “hormone độc hại”.


Bệnh tật có liên quan đến việc cảm xúc bị đè nén


BM

Khi con người hạnh phúc, não của họ sẽ tiết ra những “hormone có lợi”. Các hormone có lợi sẽ làm cho con người thư giãn và cảm thấy vui vẻ, đó là trạng thái thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó điều phối và cân bằng các chức năng khác nhau trong cơ thể con người và tăng cường sức khỏe.


Vậy chúng ta áp dụng nó vào thực tế như thế nào để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và giúp con người sống lâu hơn? Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng 65% đến 90% các bệnh ở con người như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều, v.v. đều liên quan đến tâm lý cảm xúc bị đè nén. Do đó, những bệnh như vậy được gọi là bệnh tâm thân. Nếu một người cả ngày sống trong nôn nóng bất an, tức giận, căng thẳng… mức độ hormone căng thẳng duy trì ở mức cao trong thời gian dài, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị ức chế và phá hủy, hệ thống tim mạch cũng sẽ trở nên đặc biệt yếu đuối do phải làm việc quá sức trong thời gian dài.


Các mối quan hệ có thể còn quan trọng hơn việc bổ sung rau quả cũng như tập thể dục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. 


“Nhân tế quan hệ” (mối quan hệ giữa người với người) là yếu tố số một quyết định tuổi thọ


BM

Có người nói rằng, một phụ nữ nông dân ở Georgia đã sống được 132 năm 91 ngày. Khi ở tuổi 130, phóng viên từng hỏi bà bí quyết sống lâu, bà đã trả lời rằng: “Đầu tiên là gia đình hòa thuận…” Hai giáo sư tâm lý học ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu suốt 20 năm và phát hiện ra rằng, trong số những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến tuổi thọ, yếu tố số một là “Mối quan hệ giữa người với người”. Họ nói rằng các mối quan hệ có thể còn quan trọng hơn việc bổ sung trái cây và rau củ cũng như tập thể dục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bốn chữ này – nhân tế quan hệ, mới là chìa khóa quyết định tuổi thọ của một người.


Con người là một quần thể sinh mệnh, tồn tại chính là sống trong mối quan hệ giữa người và người. Nhà tâm lý học Maslow đã tóm tắt 5 loại nhu cầu cuộc sống từ thấp đến cao như thế này: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân”. Ngoài nhu cầu sinh lý ra, những nhu cầu còn lại đều liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Khi “nhu cầu” được thỏa mãn, con người mới có được cảm giác vui sướng hạnh phúc!


“Mục tiêu” có thể kích thích lực sống của sinh mệnh


BM

Nghiên cứu mới cho thấy “ý thức mạnh mẽ về mục tiêu” rất tốt cho sức khỏe, bởi vì trong cuộc sống này, việc có hay không có sự truy cầu sẽ quyết định trạng thái tâm lý của một người, cuối cùng là quyết định đến tình trạng sinh lý của người đó.


Mạch máu não của những người siêng năng suy nghĩ thường ở trạng thái căng ra, từ đó duy trì khả năng hoạt động của tế bào não và ngăn chặn tình trạng não bị lão hóa sớm. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khi não luôn hoạt động sẽ làm cho lượng đường glucose gửi đến những nơi cần thiết nhất trong não được nhiều hơn.


Khi nghỉ ngơi, tỷ lệ sử dụng glucose trong não của người già thấp hơn so với người trẻ, nhưng khi não được sử dụng, lượng đường glucose thu được ở những phần hoạt động mạnh nhất của não không thấp hơn so với người trẻ.


Vì vậy, hoạt động não bộ cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và trì hoãn lão hóa của não.Đối xử tốt với người khác và thường xuyên làm những việc tốt giúp đỡ người sẽ sinh ra một cảm giác vui mừng, tự hào khó tả trong lòng, từ đó giảm khả năng sản sinh hormone căng thẳng và thúc đẩy tiết ra những “hormone có lợi”.


“Giúp đỡ mọi người” là liều thuốc chữa trầm cảm


BM

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giúp đỡ về mặt “vật chất” cho người khác có thể làm giảm tỷ suất tử vong xuống 42%; hỗ trợ tinh thần cho người khác có thể giảm tỷ suất tử vong xuống 30%.


Tại sao giúp đỡ người khác lại có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì đối xử tốt với người khác và thường xuyên làm những việc tốt giúp đỡ người sẽ sinh ra một cảm giác vui mừng, tự hào khó tả trong lòng, từ đó giảm khả năng sản sinh hormone căng thẳng và thúc đẩy tiết ra những “hormone có lợi”.


Chuyên gia bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần cho rằng, việc dưỡng thành thói quen lấy việc giúp đỡ người khác làm vui là liều thuốc tốt nhất điều trị và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. 


“Cho đi thiện lương” là “nhận về lương thiện”


BM

Như đã đề cập ở trên: “Mối quan hệ giữa các cá nhân là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tuổi thọ”. Vậy chúng ta làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân?


Quản Trọng nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý tứ rằng, mang theo thiện ý đón tiếp người thì mối quan hệ đó sẽ thân thiết như anh em, còn mang theo ác ý đón tiếp người thì mối quan hệ tiếp theo sẽ là thù địch. Mối quan hệ giữa người với người tốt hay không tốt dựa trên thiện tâm hay ác tâm. Người thiện tâm thì lời nói thiện lành. Người ác tâm thì lời nói ra chứa toàn ác ý.


Sự “cho đi thiện tâm” sẽ giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa hơn, như: khen ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, lịch sự, hiền hòa, bao dung, tha thứ, quan tâm, cảm thông, trung thành, lắng nghe, v.v. Hãy luôn nhớ rằng: “Tâm trạng vui vẻ” mới là bí quyết để nâng cao tuổi thọ.




San San biên dịch
***

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.