Pages

Sunday, March 31, 2013

Hiệp định Paris khiến VNCH sụp đổ?

image
Hai tổ̀ng thống Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn đầu năm 1969

Hiệp định Hòa bình Paris về Việt Nam năm 1973 là một việc dùng sai thuật ngữ vì hòa bình chỉ đến với Việt Nam vào tháng 4 năm 1975, và chắc chắn không phải theo cách các điều khoản chính thức của Hiệp định đó đề ra.
Về cơ bản, Hiệp định tách rời vấn đề quân sự và chính trị, trong đó quân sự thì khá cụ thể nhưng chính trị thì cần nhiều đàm phán trong việc thực hiện những điều khoản này và nó không thể xảy ra một cách có hiệu quả.

image
Hiệp định lập ra một Ủy ban quân sự hỗn hợp, nhưng vì các quyết định của Ủy ban phải được nhất trí hoàn toàn giữa các bên nên nó sẽ chỉ có thể dẫn tới thất bại.

Hiệp định tạo ra một Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát gồm các thành viên từ các quốc gia NATO, các nước trung lập, và các quốc gia Cộng sản, nhưng quyết định của Ủy Ban này cũng phải được nhất trí hoàn toàn, do vậy Ủy ban cũng chỉ hoàn toàn có tính nghi lễ.

Sau khi hoàn tất văn bản cuối cùng, ông Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ công nhận Việt Nam Cộng Hòa, với Tướng Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu, là "chính phủ hợp pháp duy nhất của miền Nam Việt Nam".
Điều đó cũng có nghĩa là ông sẽ ủng hộ những bên tham gia Hiệp định mà ông chọn và bỏ qua các bên còn lại.
Chế độ của ông Thiệu lần lượt từ chối hoàn toàn không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời (Việt Cộng), và sẽ chỉ ký một thỏa thuận riêng biệt không có bất cứ tham chiếu nào nhắc tới họ.
Như vậy mỗi bên ủng hỗ những điều khoản có lợi cho họ, điều này có nghĩa trên tổng thể Hiệp định Paris là vô nghĩa.

Ảo tưởng

image
Hai ngoại trưởng Mỹ (Henry Kissinger) và Liên Xô (Andrei Gromyko): các cường quốc có những tính toán riêng trên chủ đề Việt Nam
Các cuộc chiến tranh cách mạng rất hiếm khi kết thúc qua con đường ngoại giao.
Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Richard Nixon, và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, thì Hiệp định Paris đem lại cho họ thời gian mà họ hy vọng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách nói với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đang bắt đầu chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ quân sự cho phe Cộng Sản Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường cho kẻ thù Cộng Sản của họ, và như vậy đe dọa sẽ dùng chính hai quốc gia cộng sản lớn này đối chọi lẫn vào nhau - được gọi là "đòn tay ba".

Niềm tin rằng ngoại giao thông minh sẽ có hiệu quả đã làm Chính phủ Mỹ bất di bất dịch, và họ tin vào ảo tưởng này cho đến khi thực tế ở Việt Nam trở nên không thể đảo ngược.
Hoa Kỳ nói rõ ràng với phía Việt Nam Cộng hòa Dân chủ (VNDCCH), tức Bắc Việt, rằng sẽ có viện trợ kinh tế như một "động lực hữu hình" nếu họ ngưng "các hoạt động xâm lược" miền Nam.
Điều đáng ngạc nhiên là VNDCCH vẫn coi những hứa hẹn đó mà họ lên kế hoạch (mặc dù không bao giờ có ý định thực hiện), là biện minh chính đáng cho việc yêu cầu bồi thường chiến tranh và viện trợ, thậm chí tới tận ngày nay.

Viện trợ quân sự
Tuy nhiên, những người Cộng sản đã kiệt lực, tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ mà rất nhiều trong số đó họ không thể duy trì hoặc vận hành.

image
Những vũ khí mới này không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông Thiệu có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông thua trận.
Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc (mà nó được chứng minh).

Hơn nữa, tới năm 1973 nhiều sĩ quan Mỹ cũng nhận thức được thực tế rằng chức năng chủ yếu của giới sĩ quan chỉ huy quân đội của ông Thiệu là củng cố quyền lực chính trị cá nhân của họ chứ không phải là phục vụ như là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu và như vậy thì ưu thế quân sự của họ là vô nghĩa.

Ông Thiệu cũng tin rằng Hoa Kỳ sẽ trở lại cuộc chiến bằng máy bay B-52: các mục tiêu được lên danh sách, giới điều phối không lưu Mỹ ở Thái Lan luôn sẵn sàng. Vụ bê bối Watergate của ông Nixon, cuối cùng đã dẫn tới việc ông phải từ chức Tổng thống Mỹ, cũng đã kết thúc khả năng này.
Ông Thiệu, tuy nhiên, không bao giờ thực sự nhận ra rằng đồng minh đầy sức mạnh và thân cận nhất của ông lúc này đã không còn nữa.

image
Hiệp định Paris cũng gây chia rẽ trong giới lãnh đạo miền Bắc Việt Nam, một số người nghĩ rằng nó có thể phải mất một hoặc nhiều thập niên nữa trước khi có chiến thắng.
Một đợt vũ khí, và khoảng 23.000 cố vấn Mỹ và nước ngoài tới dạy cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng và duy trì những vũ khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự tin, và ngày càng tự tin hơn nhờ cam kết bí mật của Nixon rằng không lực Mỹ có thể trở lại tham gia cuộc chiến nếu phía VNDCCH đưa quân trở lại vào miền Nam, một điều Quốc hội Mỹ không hề biết gì và rất có thể sẽ phản đối nếu điều đó xảy ra.

Yếu tố quyết định

image
Trung Quốc chuyển hướng: tiến sỹ Henry Kissinger (trái) với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1972
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Liên Xô, mặc dù ngày càng chia rẽ, đều đã không phản bội những người Cộng sản Việt Nam theo cách thức và thời gian mà chiến lược ngoại giao phức tạp của ông Kissinger đã hy vọng.

Ảo tưởng rằng đường lối ngoại giao lớn sẽ thành công ở nơi mà sức mạnh quân sự thất bại đã trói buộc Nixon và Kissinger cho đến khi đã quá muộn. Hơn nữa, các yếu tố quyết định kết quả cuối cùng cuộc chiến rất dài này vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, ngay cả Bộ Chính trị ở Hà Nội không hiểu hoặc đánh giá đúng những yếu tố đó.

Ông Thiệu dùng thời gian ngưng nghỉ mà Hiệp định Paris đem lại để cố gắng củng cố quyền lực của mình và trong quá trình đó bắt đầu làm cho các thành phần trong dân số miền Nam, những người không phải là "Cộng sản" nhưng muốn chấm dứt cuộc xung đột đã làm tổn thương đất nước Việt Nam suốt nhiều thập kỷ, trở nên xa lánh, chán ghét ông.
Hiệp định được lập ra với chủ ý, ít nhất là bề ngoài, mang lại hòa bình và hòa giải, chấm dứt chiến tranh. Họ không biết gì về các học thuyết của ông Kissinger cho phép Mỹ cứu vớt "tín nhiệm" của Mỹ.

image
Dân thành thị ở miền Nam Việt Nam lúc này bị đàn áp chưa từng có từ chế độ của ông Thiệu, đặc biệt là các Phật tử. Báo chí và truyền hình bị kiểm soát ở mức độ mới, và tình trạng đàn áp đã khiến một bộ phần ngày một lớn dân thành thị trở nên chán ghét lánh xa. Những người này vốn không phải là Cộng sản nhưng ông Thiệu khiến các đồng minh tự nhiên của ông trở nên xa lánh: nhiều người đã trở thành trung lập.

Những người tị nạn muốn trở lại làng quê mình ở khu vực do phe Cộng sản kiểm soát nhìn chung đã không được phép - một việc vi phạm các điều khoản của Hiệp định Paris.
Gạo mà nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được phép dự trữ và bán ra đã bị giám sát cẩn thận để ngăn chặn gạo được chuyển qua cho các lực lượng quân giải phóng.

Ông Thiệu, trong khi đó, sử dụng nguồn cung ứng dồi dào về vũ khí mà Mỹ đã gửi cho ông, đặc biệt là pháo, và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tái tục với tổng lực (nhưng mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ), với Quân Lực VNCH bắn một lượng lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản.

image
Trong thực tế, bất kể mục đích lập ra để làm gì thì Hiệp định Paris 1973 chỉ mang lại đoạn dạo đầu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sai lầm của ông Thiệu là đã không cố gắng làm cho Hiệp định hòa bình có hiệu quả, chia sẻ một số quyền lực với giới Phật tử, tầng lớp trung lưu, thậm chí một số người Cộng sản trên danh nghĩa - nhất là những người thực sự theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.

image
Thay vào đó, ông tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí của ông sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm trái, và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975.



Gabriel Kolko

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sử gia cánh tả đã viết nhiều về Việt Nam. Tư liệu trong bài dựa trên cuốn 'Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience' từng được NXB Quân đội Nhân dân dịch và ấn hành ở Việt Nam nhưng tác giả nói đã bị "bỏ rất nhiều" những đoạn có tính chỉ trích. Ông cùng vợ từng thăm Việt Nam tháng 12/1973 và đã đi viếng hai bên vùng vĩ tuyến 17 ở tỉnh Quảng Trị. Ông thăm Việt Nam lần cuối năm 1987 và không còn trở lại sau khi phê phán chính sách Đổi mới của Việt Nam.


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.