Pages

Friday, October 25, 2013

Chính trị VN 'không rõ ai đang cầm lái' & Tranh chấp quyền lực

image
Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm VN hôm 14/10
Báo Anh nói Đảng Cộng sản VN gặp nhiều vấn đề nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học để giúp Hà Nội.
Ngoài ra, bài báo cũng nói sau các đấu đá nội bộ, chính trị Việt Nam nay không rõ ai là người 'cầm quyền thực thụ'.

Tờ Economist tuần này có bài trên mục bình luận Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là "những khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ, tranh luận về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ trích".
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 vốn được kỳ vọng là sự kiện quan trọng cho nỗ lực cải cách đã diễn ra tại Việt Nam và kết thúc một cách buồn tẻ và ĐCSVN hiện đang gặp phải nhiều vấn đề.
Dự thảo sửa đổi hiến pháp được đưa ra công chúng góp ý nhưng đa phần đề xuất trong số 26 triệu ý kiến có nội dung mà đảng không thấy lọt tai, đặc biệt là gợi ý bỏ Điều 4.

image
Tổng Bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng mới đây khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng tình với những điều khoản chủ chốt trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng cũng nói cần đề phòng ‘thế lực xấu’ đòi bỏ Điều 4.
The Economist không phải là cơ quan báo chí hay tổ chức đầu tiên nêu vấn đề về Điều 4 Hiến pháp Việt Nam.

Cuộc tranh luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã làm rộ lên một phong trào đòi thực hiện các quyền hiến định và tính chính danh của Hiến pháp mà đã được "đa số đại biểu Quốc hội tán thành" vừa qua.
Cũng tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục Công giáo cũng từng nêu ý kiến rằng “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”

image
Về mặt kinh tế, nhiều người biện luận rằng Điều 19 qui định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia" vừa lạc hậu lại vừa có tác động xấu.
Tuy nhiên gỡ bỏ khu vực kinh tế nhà nước là việc sẽ làm nhiều người khiếp sợ.
Chẳng những các quan chức trục lợi từ những mối làm ăn mà hệ thống kinh tế nhà nước cũng giúp biện minh cho quyền cai trị độc đảng, bài báo bình luận.

'Đấu đá phe nhóm'
Trong khi đó những gì diễn ra tại Trung Quốc cũng chẳng giúp ích nhiều, mặc dù tại đây hiến pháp cũng là chủ đề được đưa ra bàn luận.
Điểm khác biệt mấu chốt, theo The Economist, là tại Trung Quốc, những người chỉ trích đảng chỉ đơn thuần muốn Bắc Kinh tôn trọng hiến pháp hiện hành.
"Bản hiến pháp này qui định về sự công bằng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hội họp cũng như tòa án độc lập, là tất cả những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không cho công dân của họ được hưởng".

image
Tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình. Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang cầm trịch.
Thực ra trong hiến pháp Trung Quốc, vai trò đảng lãnh đạo được nói trong phần mào đầu chứ không nằm trong nội dung chính.
Điều 4 Hiến pháp Việt Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý kinh tế yếu kém trong những năm gần đây và một mặt cho thấy sự bất bình của người dân đối với tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các nhân vật nằm cao trong bộ máy chính phủ.
Theo tờ báo Anh, chính vì vậy mà trong lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, các dân biểu ở Việt Nam tỏ ra chủ động và sáng tạo hơn so với quốc hội Trung Quốc, khi gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bất bình với chính phủ có tham nhũng cũng lý giải việc nhà nông Đoàn Văn Vươn phản ứng bằng súng tự chế với lực lượng cưỡng chế sai đất của mình và để rồi lĩnh án tù, thế nhưng cũng trở thành hình tượng người hùng.

Dân bất mãn
Thực trạng chính quyền cưỡng chế đất của dân cũng xảy ra như cơm bữa tại Trung Quốc và kế hoạch cải cách hệ thống sở hữu đất đai đã và đang bị lạm dụng có thể, hoặc nên, là một trong những quyết định lớn trong hội nghị trung ương tại Trung Quốc sắp tới.

image
Bài bình luận này cảnh báo chính quyền Việt Nam về điều họ gọi là sẽ không thể trở tay kịp với thực trạng bất mãn của dân trước đảng và chính phủ hiện đang lan tràn trên Internet.
Thực trạng bất mãn ngày càng gia tăng khi người ta thấy lãnh đạo đảng quan tâm ít tới lợi ích quốc gia hơn là bảo vệ quyền lực của mình trước các đối thủ ganh tị.
Tại Trung Quốc, việc hạ bệ Bạc Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá tay bo giữa giới chóp bu chính trị tại đây.
Ở Việt Nam, Thủ tướng Dũng, dường như là mục tiêu của một chiến dịch từ các nhà lãnh đạp đảng bảo thủ hơn, chẳng hạn như Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Sự khác biệt là ở chỗ tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình.
Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang cầm trịch, theo The Economist.

Tranh chấp quyền lực

image
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Lâu nay, ở Việt Nam cũng như ở ngoại quốc, hầu như ai cũng biết sự mâu thuẫn gay gắt giữa ba người đứng đầu bộ máy cầm quyền tại Việt Nam: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Trương Tấn Sang, chủ tịch nước; và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Những mâu thuẫn ấy được bộc lộ rõ rệt qua các cuộc tranh chấp quyền lực kéo dài nhiều năm, thậm chí, như trong trường hợp giữa Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài nhiều thập niên, lúc cả hai còn là những cán bộ lãnh đạo cấp địa phương. Chúng không có gì bí mật cả. Mọi người đều biết.

Tuy nhiên, liên quan đến các mâu thuẫn ấy, có một khía cạnh đáng chú ý hơn: Cách xây dựng và củng cố quyền lực của mỗi người. Có lẽ, một lúc nào đó, khi những người trong cuộc lên tiếng, chúng ta sẽ có bức tranh đầy đủ hơn về điều này. Còn bây giờ, nhìn từ bên ngoài, điều chúng ta có thể thấy được là những chiến lược chung.

image
Chiến lược ấy, ở Nguyễn Phú Trọng, là nhắm đến việc tập hợp các lực lượng bảo thủ và giáo điều trong đảng, những người còn tin tưởng vào sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (so với chủ nghĩa tư bản); ở Nguyễn Tấn Dũng, là ban phát ân huệ để mua sự trung thành của quân đội và công an (bằng nhiều cách, trong đó, có cách phong tướng cho thật nhiều người, ví dụ, riêng cuối năm 2012, có đến 49 tướng công an mới!)  và các giám đốc công ty quốc doanh, những nơi làm ăn béo bở nhất hiện nay.

So với Nguyễn Phú Trọng, chiến lược củng cố quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng coi bộ có hiệu quả hơn. Điều đó có thể thấy dễ dàng qua các cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai bên trong mấy năm vừa qua: Nguyễn Phú Trọng chỉ thắng ở vòng tranh chấp thuộc Bộ Chính trị (gồm, trước, 14 người; hiện nay, 16) nhưng lại thua Nguyễn Tấn Dũng ở cấp Trung ương đảng (bao gồm 175 người). Thua từ cuộc vận động thi hành kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị Trung ương 6 (tháng 10/2012) đến cuộc vận động đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 5/2013).

image
Thế còn Trương Tấn Sang? Trước, khi còn là Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng, có vẻ như ông khá được lòng giới trí thức. Nhiều người cho ông có tâm huyết và viễn kiến, khao khát làm một cái gì đó hữu ích cho đất nước. Tuy nhiên, từ sau Đại hội XI, khi ông lên làm chủ tịch nước, dường như niềm tin ấy dần dần nguội lạnh. Người ta không còn hy vọng hay chờ đợi gì ở ông nữa. Trương Tấn Sang cũng không thể cạnh tranh với Nguyễn Phú Trọng trong việc tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng giáo điều vốn từ lâu vẫn nghi ngờ ông. Ông càng không thể cạnh tranh với Nguyễn Tấn Dũng ở hai mặt trận: một, với các cán bộ trong quân đội, công an và doanh nghiệp vì trong tư cách chủ tịch nước, vốn chỉ là hư vị, ông không có gì để ban bố ân huệ cho họ; và hai, với dân chúng miền Nam, quê gốc của ông, ông cũng bị Nguyễn Tấn Dũng, cũng là người miền Nam, tranh giành quyết liệt. Ngay cả khi Trương Tấn Sang có liên minh với Nguyễn Phú Trọng, ông cũng không thể thắng.

image
Bởi vậy, không có gì lạ khi mấy năm gần đây Trương Tấn Sang chuyển hướng sang vận động quần chúng, những người dân bình thường. Ông thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với cử tri, chủ yếu ở thành phố HCM. Ở các cuộc gặp gỡ ấy, bao giờ ông cũng tập trung vào một đề tài chính: chống tham nhũng. Khi hô hào chống tham nhũng, có lúc ông không ngần ngại chĩa mũi dùi thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, dưới cái tên đã đi vào lịch sử: “đồng chí X”. Hơn nữa, hầu như bao giờ ông cũng kêu gọi quần chúng chủ động và tích cực hơn nữa trong trận chiến chống lại tham nhũng – đôi khi được hiểu là chống lại “đồng chí X”.

Với những mục tiêu và chiến lược củng cố quyền lực khác nhau như vậy, khẩu khí của ba người lãnh đạo Việt Nam cũng khá khác nhau. Nguyễn Phú Trọng thường xuất hiện trong các hội trường với thính giả là các đảng viên, ở đó, ông lè nhè đọc các bài diễn văn cũ rích vốn thường được nghe trong mấy thập niên về trước, lúc chế độ Cộng sản chưa bị sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu. Nguyễn Tấn Dũng thường xuất hiện trong các hội nghị với các cán bộ vừa có quyền vừa có tiền để huênh hoang báo cáo về các thành tích họ đã đạt được. Còn Trương Tấn Sang thường xuất hiện trong các cuộc họp mặt ở địa phương với áo sơ mi trắng có vẻ rất hiền lành và giản dị để nói về những thao thức của ông trước những vấn đề nghiêm trọng của đất nước.

image
Thật ra, trong cái gọi là “những vấn đề nghiêm trọng của đất nước” ấy, Trương Tấn Sang hoàn toàn né tránh những vấn đề bức thiết như quan hệ với Trung Quốc và vấn đề dân chủ hay nhân quyền ở Việt Nam. Ông chỉ tập trung chủ yếu vào một khía cạnh: tham nhũng.

Đóng vai tiên phong trong mặt trận chống tham nhũng, Trương Tấn Sang thường lặp đi lặp lại một số điểm: Một, ông hiểu và thông cảm với những bức xúc của quần chúng; hai, bản thân ông cũng bức xúc và sẽ sẵn sàng vứt bỏ mọi chức tước, trở về làm dân thường, sống một cách giản dị như mọi người khi ông cảm thấy không có cách nào thực hiện được ý nguyện của mình; và ba, kêu gọi mọi người tiếp sức với ông bằng cách can đảm tố giác bọn tham nhũng.

Nhắm vào các điểm ấy, có khi Trương Tấn Sang khá thành thực. Thành thực ít nhất ở hai điều. Thứ nhất, thừa nhận nạn tham nhũng đang tràn lan ở Việt Nam. Hình ảnh không phải chỉ một con sâu mà là “cả một bầy sâu” tham nhũng là của ông. Cách nói “làm gì cũng ăn hết trọi, loang lổ chỗ nào cũng có tiêu cực” cũng là của ông. Thứ hai, thừa nhận là đảng đã bế tắc trong việc chống tham nhũng: Họp hành, rất căng; chỉ thị, rất nhiều, nhưng tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng; cuối cùng, ông kêu gọi: “mọi người cũng cần phải ra tay, chứ không còn cách nào”.

image
Dĩ nhiên, việc chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ các cơ quan chức năng sang quần chúng chỉ là một hình thức mị dân. Dân chúng tố cáo tham nhũng nhưng không có ai giải quyết hết thì sao? Hơn nữa, làm sao bảo vệ những người dân dám tố cáo tham nhũng? Thấp cổ bé miệng, mỗi lần tố cáo là một lần đối đầu với tai họa. Trương Tấn Sang cũng thừa biết, ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn không có cơ chế nào để bảo vệ người dân trong nỗ lực chống tham nhũng cả. Biết vậy, tại sao ông vẫn kêu gọi dân chúng vào một mặt trận mà ông biết chắc chắn sẽ vô hiệu? Thật ra, ông chỉ cần được lòng dân chúng mà thôi. Điều ông nhắm tới không phải là chống tham nhũng mà là tập hợp lực lượng cho ông.

Trước, không phải trong nội bộ giới lãnh đạo đảng không từng có các cuộc tranh giành quyền lực. Có. Hầu như lúc nào cũng có. Nhưng phần lớn chỉ tập trung trong nội bộ đảng viên, đặc biệt đảng viên cao cấp. Do đó, chúng nằm ngoài tầm mắt của dân chúng. Còn bây giờ, phạm vi để tranh thủ rộng hơn, không chỉ giới hạn trong Trung ương đảng mà lan ra mọi đảng viên, và thậm chí, cả quần chúng. Khi phạm vi tranh thủ mở rộng như thế, các thủ đoạn chính trị cũng trở thành lộ liễu hơn.

image 
Trong chính trị, các thủ đoạn càng lộ liễu bao nhiêu càng mất tác dụng bấy nhiêu. Trong đó, cái mất lớn nhất là niềm tin.



Nguyễn Hưng Quốc

image

Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis….
Thành phố không có ai mặc quần áo
Cô gái kéo xác máy bay Mỹ
Trai Nhật 'ưa gái ảo và trốn tình dục'
Vì sao nước Mỹ không có "lãnh tụ vĩ đại"?
Sáng đôi mắt mù
Bội Phản
Về chuyện ăn phở ... Little Saigon và những xe hủ ...
Vì sao Việt Nam khó bỏ đi xe máy?
Thung lũng Chết California's Death Valley
Direk Kingnok: VN qua những bức tranh màu nước
Diều Trắng Black-shouldered Kite
Người Apatani bang Arunachal của Ấn Độ
Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành
Những chuyện "quái đản" ở Bệnh viện VN
Nhà tù Alcatraz
Bác sĩ 'vứt xác bệnh nhân xuống sông'
Dấn thân vì người nghèo, vì Tổ Quốc
Xe máy VN 'lao ngược chiều thế giới'
Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê…
Giá như đưa phong bì, có lẽ Xuân sẽ không chết?
Điều thần kỳ từ xứ sở kim chi
Ai thống trị Việt Nam ngày nay
10 Đại học hàng đầu Thế Giới
Tín dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu'
Khi về già, nên sống ở đâu?
Ông phán nghiện
Khi công an trở thành người bị trói
Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm
Khử mùi hôi trong nhà
Quan chức coi nhân tình là 'chiến tích'
Nói dối, Lối sống của Cộng sản
Điếm đực thành Hồ
Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'
Thà chết sướng hơn!
Phi cơ TQ chế tạo trượt khỏi đường băng
Humaira Bachal: Cô gái trẻ mang trí thức tới cho t...
Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay Trun...
Cuộc sống kỳ diệu của cô gái 2 đầu
Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Na...
Tấm vạc giường
Cải tổ Y tế tại Hoa kỳ : Những dữ kiện mới
Mỹ đứng đầu về sản xuất năng lượng
Chuyện mặn chuyện nhạt

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.