Pages

Monday, April 14, 2014

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung: ‘Tôi đã cố quên đi cái án của mình’

image
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung được trả tự do hôm 12/4 sau gần 5 năm bị giam giữ vì tội danh ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung nói anh ‘vui mừng’ và ‘bất ngờ’  khi được trả tự do hôm 12/4 sau gần 5 năm bị giam giữ vì tội danh ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Thạc sỹ công nghệ thông tin 31 tuổi này cho VOA Việt Ngữ biết hôm 14/4 rằng ‘quyết định ký đặc xá của Chủ tịch nước không ghi rõ lý do’.
Theo anh Trung, cán bộ quản giáo cũng như cán bộ an ninh nói với anh rằng anh ‘được xem xét đặc xá sớm vào dịp lễ 30/4’ là do anh ‘lao động tốt, chấp hành tốt nội quy của trại’.
Tuy nhiên, nhà hoạt động này nhận định rằng còn có lý do khác đằng sau việc anh được phóng thích trước thời hạn.

image
“Khi tôi về, tôi nhận được tin là [được tự do] cùng ngày với tôi có chú Vi Đức Hồi, và trước đó vài ngày có tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ thì tôi nghĩ rằng là không phải do tôi lao động tốt mà nguyên nhân lớn lao hơn thì nhiều người mới được thả cùng lúc như vậy. Tôi nghĩ có một phần rất lớn của công lao bao nhiêu người ở trong nước cũng như quốc tế đã ủng hộ, giúp đỡ, đi vận động trong thời gian qua. Chắc chắn phải có động lực rất lớn phía sau thì chính quyền Việt Nam họ mới thả nhiều người cùng lúc như vậy được. Chắc chắn phải có áp lực. Tôi cũng được Liên minh châu Âu cử người vào thăm trong trại giam, nên tôi biết cộng đồng quốc tế gây áp lực rất lớn và cũng đã giúp đỡ cho tôi cũng như các anh em dân chủ khác rất là nhiều.”

Anh Trung cho biết bố mẹ anh ‘rất ngạc nhiên’ khi anh được tự do, và mẹ anh ‘đã khóc’.

“Mẹ tôi lúc mà tôi bị bắt thì không khóc, nhưng mà lúc mà tôi về bất ngờ thì lại khóc. Tất nhiên là tôi rất là cảm động”, anh nói.

Nhà bất đồng chính kiến này cho biết anh đã ‘được giảm án giảm án 3 lần, mỗi lần 6 tháng thì còn 5 năm rưỡi’, và anh được trả tự do trước thời hạn hơn 8 tháng.

Anh cho biết hiện anh ‘chưa có kế hoạch gì cụ thể’. Anh nói: “Tôi vẫn đang nghỉ ngơi ở nhà với gia đình để ổn định cuộc sống trước đã. Còn những kế hoạch tương lai như thế nào thì cũng đang trong quá trình suy nghĩ thôi”.

image
Thạc sỹ Tiến Trung bị bắt năm 2009 và một năm sau đó bị kết án 7 năm tù giam và ba năm quản chế với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Về thời gian thụ án ở trong tù, anh Trung cho biết:

“Thật sự là trong thời gian đó tôi phải cố gắng quên đi cái án của mình vì nó rất là dài. Cố gắng tập trung và cứ mỗi ngày mình cứ cố gắng phải vượt qua từng ngày một thôi. Còn nghĩ thì đương nhiên mình nghĩ rất nhiều đến người thân của mình, các bạn bè của mình, những người bạn bè vẫn còn ở trong trại giam và vẫn chưa được thả như là: chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), anh Trần Huỳnh Duy Thức, chú Trần Anh Kim rồi anh Lê Quốc Quân. Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như vậy. Tôi nhớ tới những người đó. Thực ra án của họ lớn hơn tôi nhiều nên [tôi] nghĩ là mình phải cố gắng. Án mình không bằng những người khác, mình phải cố gắng thôi. Tôi cố gắng vượt qua từng ngày một. Bí quyết là không suy nghĩ nhiều và cố gắng vượt qua từng ngày một."

Theo nhà hoạt động này, khi ở trong trại giam, tấm gương của ông Nelson Mandela cũng là điều mà anh nhớ đến, giúp anh ‘cảm nhận được ý nghĩa của những việc mà anh đã làm’.

Anh nói với VOA Việt Ngữ rằng anh ‘không hối tiếc’ về những gì mình đã làm.

image
“Tôi nghĩ đất nước cần phải tiến bộ. Tôi nhìn tấm gương của cụ Hoàng Minh Chính đã lớn tuổi mà cố gắng vì đất nước tiến bộ hơn. Tôi nghĩ mình là thanh niên mà không lẽ không đứng ra. Thời điểm đó, lý tưởng của mình, hoài bão của mình như vậy thì tôi không hối tiếc đâu”.
Cùng ngày anh Nguyễn Tiến Trung được phóng thích, nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi cũng được trả tự do trước thời hạn. Tuy nhiên, ông Hồi cũng vẫn bị quản chế tại gia 3 năm.

Ông Hồi bị tuyên án 5 năm tù giam hồi năm 2011 vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN'.

Trước khi anh Trung và ông Hồi được phóng thích một tuần, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã ra tù sớm trước thời hạn và sang Mỹ.

Báo chí chính thống của Việt Nam chưa đăng tải các thông tin về việc các tù nhân vừa kể được phóng thích.

image
Tổ chức thúc đẩy nhân quyền Human Rights Watch được các hãng thông tấn trích lời nói rằng Việt Nam ‘phải thả vô điều kiện hàng trăm tù nhân chính trị, và cho tới khi điều đó xảy ra, thật khó có thể nói Việt Nam đang đạt tiến bộ đáng kể về vấn đề nhân quyền’.

Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.





VOA

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 13/4/2014 từ Thụy Sỹ, bình luận về động cơ thực sự đằng sau các vụ 'bắt - thả' tù nhân chính trị của Việt Nam lần này, mà mới nhất là các tù nhân Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà ...

Còn nhớ vào mùa hè năm ngoái, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ nhiệm của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới: “Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ .... đặc xá cho những tù nhân “sắp chết” như Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu, cùng lời “xá tội chữa bệnh” cho Cù Huy Hà Vũ vào đầu năm 2014 là một biểu trưng “nâng lên một tầm cao mới” cho sự giải thoát chính thể trong giai ...

Jan 23, 2014
nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến…

Apr 16, 2012
Nói chuyện thề thốt của các luật sư Trung Quốc hiện nay và các luật sư Việt Nam trong những tháng ngày tới, người ta không khỏi không nhớ đến hành động can trường của nhà dân chủ trẻ Nguyễn Tiến Trung. Khi không bịt ...

May 23, 2013
Những luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, hay các bạn trẻ Huỳnh Thục Vi, Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Chí Dũng đều chọn con đường tấn công ách chuyên chế ...

Jan 16, 2014
hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn .


image


Hòa hợp, hòa giải cho ai?
Thả tù chính trị, Việt Nam muốn đổi gì?
Bàn cờ mới: Trung Quốc được lợi
Cẩm nang mới của Ân xá Quốc tế về phiên toà công b...
Khi gốc gác át tài năng
Đường cong là do lòng người không thẳng
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Kinh ngạc với giọng hát hai giọng trong 'Người bí ...
Xin anh đừng đánh !!!
VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Một kỹ thuật đơn giản giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử...
Tổ chức EDLC và BPSOS ra thông cáo chung về Tiến s...
Thám Tử Cơ Khí Mark Hood
Ðế quốc lánh mặt
Vị "thánh ăn xin" 99 tuổi được cả thế giới ngưỡng ...
DCCT Sàigòn: Nhóm Ve Chai
Sự tích hoa Anh Đào
Phố Đèn Đỏ_Red light District
Thế giới học được bài học gì từ vụ diệt chủng Rwan...
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung thách thức nhau về c...
Khi chính quyền bị châm biếm trên mạng
VN thả TS Hà Vũ sang Mỹ 'chữa bệnh'
Không muốn kết nghĩa với Nha Trang
Chắc chắn là không
Sương khói sầu vương ánh mắt ai
Hội nghị cấp cao sông Mekong xem xét các thách thứ...
Putin Nga thua bàn II, cạn láng!
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Đinh Đăng Định là người can đảm
Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi
Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thật?
Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc t...
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta...
Nước Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ
Đời sống cựa mình
Các mức độ phê phán
Ca sĩ Khúc Uyển Đình: Gạch nối giữa hai nền văn hó...
Ði câu với những tay 'sát cá' người Việt ở Florida...
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.