Thế
là tôi đã rong chơi trên facebook được ba tuần. Trong ba tuần ấy, tôi thấy gì?
Thấy, trước hết, như cái điều hầu như mọi người đều thấy: Đó là một mạng lưới
xã hội thông dụng và rộng lớn nhất hiện nay với hơn một tỉ người, hoặc một phần
năm dân số thế giới, đang sử dụng. Trong mạng lưới ấy, tất cả những ngăn cách
về phương diện địa lý vốn là một rào cản lớn nhất trong lịch sử, được vượt qua
dễ dàng. Người ta, từ bất cứ một ngóc ngách nào trên mặt địa cầu, nếu có
computer được nối mạng, đều có thể liên lạc được với nhau một cách hết sức
nhanh chóng. Theo kinh nghiệm của tôi, có lúc mới post bài lên facebook được
vài giây, đã có hàng chục người phản hồi. Có những người ở rất xa Úc, từ Việt
Nam, từ Mỹ, từ châu Âu, thậm chí, từ châu Phi xa lơ xa lắc.
Tôi cũng thấy nữa hai sự quan tâm chung của người Việt ở trong cũng như ở ngoài nước: xã hội và bản thân mình. Có thể xem đó là hai đề tài phổ biến nhất trên facebook tiếng Việt: Hầu hết các bài viết hoặc ý kiến ngắn trên đó, nếu không thể hiện một thao thức gì đó về hiện tình xã hội và đất nước thì cũng tập trung vào cá nhân mình hoặc gia đình của mình. Có điều, ở hai loại đề tài này, thái độ của người ta khác hẳn nhau.
Tôi cũng thấy nữa hai sự quan tâm chung của người Việt ở trong cũng như ở ngoài nước: xã hội và bản thân mình. Có thể xem đó là hai đề tài phổ biến nhất trên facebook tiếng Việt: Hầu hết các bài viết hoặc ý kiến ngắn trên đó, nếu không thể hiện một thao thức gì đó về hiện tình xã hội và đất nước thì cũng tập trung vào cá nhân mình hoặc gia đình của mình. Có điều, ở hai loại đề tài này, thái độ của người ta khác hẳn nhau.
Về đề tài cá nhân, thái độ chung, ngược lại, dường như toát lên một vẻ lạc quan và tích cực rất hiếm thấy trong đời thường và cũng, đã lâu lắm rồi, hiếm thấy cả trong văn học lẫn phim ảnh. Trong loại đề tài này, hình thức cũng khác. Về xã hội, người ta có thể viết lách thật dài dòng với những phân tích, luận điểm và luận cứ rõ ràng; về cá nhân, thường có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và hình ảnh. Người ta hiếm khi mô tả về mình hay gia đình mình. Thường nhất là đưa ra một số bức ảnh nào đó. Nhìn vào những bức ảnh ấy, chúng ta không thể có nhận xét nào khác hơn là: đẹp và vui. Ví dụ, liên quan đến việc ăn uống, hình ảnh bao giờ cũng là những món ăn, nếu không sang trọng thì cũng thật hấp dẫn. Bên cạnh đó hầu như bao giờ cũng có rượu và bia ê hề. Liên quan đến nhà cửa, thường đó là những ngôi nhà mới xây hay mới mua, thật đẹp. Liên quan đến vợ chồng con cái, bao giờ cũng có những nụ cười tràn đầy hạnh phúc. Hơn nữa, ít khi người ta chụp ở nhà, trừ những buổi tiệc tùng; thường hơn, là cảnh đang đi du lịch đâu đó nên ngoài vẻ đẹp còn có cái gì như thảnh thơi, nhàn nhã, và thỉnh thoảng, giàu có.
Tôi có một người bạn thường than thở về không khí căng thẳng oi bức trong chỗ làm: boss thì hách dịch, đồng nghiệp thì ích kỷ, nhỏ nhen, ti tiện, hay dèm pha và hay chơi gác. Nhưng những bức hình người bạn ấy post trên facebook lại khác hẳn: những buổi họp mặt ăn uống chung vừa náo nhiệt vừa vui vẻ, mặt mày ai cũng tươi roi rói và các ánh mắt nhìn nhau cũng hết sức ấm áp và thân tình. Nhìn, so sánh với những gì tôi thường nghe kể, tôi cứ ngỡ như đang lạc vào một thế giới khác.
Người ta có giả dối không khi post những hình ảnh tươi sáng và đẹp đẽ như vậy? Tôi nghĩ là không. Cuộc đời nào cũng có hai mặt: tối và sáng; có những thành công và những thất bại, những mãn nguyện và những ẩn ức, những lúc thật vui và những lúc thật buồn. Đó là chuyện đương nhiên và hiển nhiên.
Vấn đề ở đây chỉ là sự chọn lựa.
Và sự chọn lựa ở đây không phải gắn liền với sở thích cá nhân mà là gắn liền với một cái gì gần như là thể loại.
Ví dụ, khi làm thơ, hầu hết đều có khuynh hướng nghiêng về mặt tối và buồn. Những tình yêu đẹp và hạnh phúc, kết thúc bằng hôn nhân hiếm khi đi vào thơ. Chỉ thành thơ những tình yêu dở dang hay trắc trở. Trước năm 1945, kết thúc bài thơ “Chùa Hương” với mối tình thầm lặng giữa một cô gái 15 tuổi với một chàng nho sinh “tướng mạo trông phi thường”, Nguyễn Nhược Pháp viết: “Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.” Thú thực, tôi không thích bài thơ này lắm. Nhưng tôi rất thích cái ghi chú nho nhỏ này của Nguyễn Nhược Pháp: Nó thông minh và rất tinh tế.
Quy ước ấy có gì sai không? Tôi nghĩ là không. Không nên và không thể đòi hỏi facebook như một tác phẩm văn chương ở đó cuộc đời cần được phản ánh hoặc thể hiện hoặc thể nghiệm một cách sâu sắc, đa tầng và đa diện, tận đáy cùng của tiềm thức và vô thức cũng như của xã hội. Facebook, trước hết và trên hết, là một sân chơi; ở đó, chức năng chính, bên cạnh sự thông tin, là giải trí. Người ta vào facebook là để vui. Muốn học hỏi: người ta đến những nơi khác. Muốn nối kết mọi người lại thành một lực lượng chính trị: người ta đến những nơi khác. Đã đành, facebook cũng có thể thực hiện được các ý đồ và ước muốn ấy. Nhưng đó chỉ là lý do phụ. Lý do chính để sáng sớm, mới mở mắt dậy, người ta vào internet và mở facebook ra ngay là tìm vui. Nhiều người cả ngày lẫn đêm nằm lì trên facebook, từ giờ này sang giờ khác, cũng vì thấy vui trên đó.
Thỉnh thoảng, vào đó, nhìn bạn bè thực sự và “friend” trong thế giới ảo, thấy ai cũng vui, mình cũng vui lây. Thì cũng đáng. Chứ sao?
Tôi chỉ có một điều băn khoăn duy nhất: Sự đối lập giữa xã hội và bản thân như thế, về lâu về dài, không chừng sẽ gây nên một tâm lý phản-xã hội: Cái gì thuộc về mình, có tính chất riêng tư, thì hay và đẹp, còn những gì thuộc về xã hội, có tính chất cộng đồng, thì lại xấu xí và xấu xa.
Nhưng đó là chuyện về sau. Về lâu về dài.
Nguyễn
Hưng Quốc
Feb
17, 2014
Sự
phát triển của Facebook tai thị trường Việt Nam gia tăng với tộc độ mạnh mẽ.
Mới đầu năm 2013, số lượng người sử dụng mới khoảng 5,43 triệu người. Đến hết
năm 2013 đã nhảy lên mức 19,6 triệu, một con số mơ ước ...
Oct
30, 2013
VRNs
(24.10.2013) Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới xử người sử dụng
Facebook vào ngày 29.10.2013 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An, số 116Trương
Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Sep
04, 2013
Mạng
xã hội, mà nổi tiêng nhất là Facebook, hiện vẫn là sân chơi chính của giới trẻ
với cách suy nghĩ khác hẳn thế hệ già hơn mà nhiều người đang nắm vai trò quản
lý mạng và quản lý xã hội nói chung. Nhưng ngay cả ...
Jul
09, 2013
Phái
nữ đua xe & Tình yêu trên facebook. image. Danica Patrick. Chuyện của phái
nữ đua xe hơi cùng với phái nam là chuyện rất mới đối với dân Việt nhưng lại là
chuyện rất cũ đối với dân bản xứ. Tuy cũ nhưng tuần nào ...
Jun
20, 2013
Chính
phủ nước này cũng được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho
sự thành công của Baidu và Sina Weibo, hai dịch vụ thế chân Google và
Facebook/Twitter. Ngày nay, Baidu có trung bình khoảng 5 tỷ ...
Apr
08, 2014
Mạng
xã hội Facebook đang bị cấm không chính thức một phần nhưng nhiều người trong
số 22 triệu người Việt Nam có tài khoản Facebook vẫn có thể dễ dàng vượt qua.
Do đó việc đóng cửa mạng xã hội hoàn toàn có thể ...
Apr
01, 2013
Một
ông bố đã coi thường và đánh giá thấp sức mạnh của liên mạng và Facebook nên đã
thách thức với các con của ông rằng “Các con sẽ được một con chó con khi các
con lấy được 1 triệu chữ “likes” trên Facebook.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.