Pages

Monday, May 19, 2014

Khúc ngoặt lịch sử

image
Việt Nam đang đứng trước một khúc ngoặt khó khăn, một tình trạng oái oăm chưa từng thấy trong lịch sử vì chính quyền có thể thuận theo ý nguyện của nhân dân hay ngoan cố duy trì chế độ độc tài tàn bạo dù có phải cúi đẩu tuân phục quân xâm lược. Nhưng nhân dân đã đứng lên với khí thế không có lực lượng phản động nào ngăn cản nổi. Cầu mong cho những đầu óc u mê hãy bừng tỉnh để tránh khỏi kết cục bi thảm và muôn đời bị lịch sử và nhân dân nguyền rủa.

--------------------

Ngày 1 tháng 5, 2014 Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam qua vụ đặt giàn khoan khổng lồ 981 tại Thềm lục địa và Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Sự kiện này gây phản ứng mạnh mẽ của nhân dân trong nước và dư luận quốc tế sôi nổi. Theo dõi tình hình hai tuần qua, chúng ta thấy có mấy điểm cần đặc biệt quan tâm:

1. TT Nguyễn Tấn Dũng đã thất bại tại hội nghị ASEAN cấp cao ngày 11.5 khi kêu gọi các nước ASEAN “lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”. Bản Tuyên bố chung ASEAN cũng như của Chủ tich hôi nghị Thein Sein chỉ kêu gọi các bên sử dụng biện pháp hòa bình và không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).

image
2. TBT Nguyễn Phú Trọng muốn sang Bắc Kinh gặp TBT Tập Cận Bình nhưng lời yêu cầu bị từ chối (báo New York Times, 12.5) Trong khi đó, Trung Quốc leo thang cảnh cáo Viêt Nam không được cản trở hoạt động của giàn khoan và phài bảo vệ tài sản và sự an toàn của kiều dân và công nhân TQ ở Việt Nam. Dù đã có thật sự nổ súng hay chưa, thực tế là lãnh đạo Bắc Kinh đã xé bỏ các thoả thuận năm 2011 (với TBT Nguyễn Phú Trọng) và 2013 (với CT Trương Tấn Sang) cam kết giải quyết hoà bình các vấn để giữa hai nước.

3. Phản ứng của Hoa Kỳ không khác gì thái độ của ASEAN. Ngày 13.5 Ngoại trưởng John Kerry vẫn chỉ bày tỏ sự “quan tâm sâu sắc” tuy có nhân xét thêm là hành động của TQ có tính “khiêu khích” . Lập tức ông bị đồng nhiệm TQ Vương Nghị khuyến cáo là hãy “thận trọng trong lời nói và hành động”. Trong khi đó thì Tổng Tham mưu trưởng quân đội TQ Phòng Phong Huy sang Washington họp bàn về “hợp tác quân sự mật thiết hơn” và chắc chắn sẽ thảo luận về biến cố giàn khoan. Người ta có thể nghi ngờ là Hoa Kỳ có thể đã hết kiên nhẫn với Việt Nam và có thể đồng ý với một đề nghị đổi chác với Trung Quốc. Lần này thì không ai có thể chỉ trích Hoa Kỳ bán đứng Việt Nam vì chính Việt Nam đã từ chối hợp tác với Hoa Kỳ.

image
Lãnh đạo Hà Nội đang lâm vào tình trạng bế tắc chưa biết xoay sở ra sao vì thình lình bị mất chỗ dựa an toàn là Trung Quốc. Phương châm “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt” được TQ bày ra cho VN như những câu thần chú thiêng liêng thì nay lại bị chính lãnh đạo TQ ném vào sọt rác. Bởi thế, đã hai tuần qua mà Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội đều im hơi lặng tiếng. Chỉ có Thủ tướng là lên tiếng tố cáo TQ ở hội nghị ASEAN, nhưng quan điểm bất đồng của ông Dũng với ba người trong “Tứ trụ” vẫn còn là một bí ẩn chưa được tiết lộ. Hội nghị Trung ương số 9 diễn ra đến hôm nay đã bảy ngày cũng làm như không biết đến biến cố giàn khoan. Chính quyền không còn dám ngăn cấm và đàn áp biểu tình nhưng lại dùng mưu mẹo tổ chức “biểu tình quốc doanh” để lái nhân dân theo định hướng của nhà nước, nhưng thất bại.

Trong khi đó, vấn đề quan trọng nhất đối với trí thức và nhân dân yêu nước là làm sao thực hiện được cả hai mục tiêu bảo vệ tổ quốc và dân chủ hoá chế độ mà không gây bạo động và hỗn loạn, vì như thế chỉ làm lợi cho TQ và thêm đau khổ cho nhân dân. Chưa kể còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác, nhất là về kinh tế, xã hôi nếu bỗng nhiên bị TQ làm gián đoạn.

Ngày 13.5, trên Tuần Việt Nam có một bài viết rất hay của tác giả Lê Quang Bình, “Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?” Tôi liên tưởng đến giải pháp tương tự tôi đã đề xuất trong bài “Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ” trên boxitvn (tháng 8, 2013).

image
Trong phần kết “Sinh lộ cho Việt Nam” tôi còn có nhận xét:
“Hoa Kỳ không thể chần chờ được nữa vì trước những đe doạ mới của Bắc Kinh ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông, các nước trong khu vực đang ráo riết phòng vệ chiến tranh và Hoa Kỳ cần phải có những động tác thích hợp. Lãnh đạo Việt Nam không nên tiếp tục câu giờ, nhất là không nên sai lầm nghĩ rằng Mỹ cần ta thì ta có thể bắt chẹt Mỹ phải nhượng bộ về vấn đề quyền con người. Thật ra Việt Nam cần Mỹ hơn và Mỹ luôn luôn có những lựa chọn chiến lược khác do những nhóm đặc nhiệm (task forces) của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nghiên cứu và phối hợp hoạt động.
“Suốt chiều dài bốn nghìn năm lịch sử, Việt Nam không có một triều đại hay một chính phủ nào chịu dâng nước cho ngoại bang vì muốn duy trì quyền lợi của dòng họ hay phe đảng của mình. Việt Nam ngày nay đang đứng trước một khúc quanh lịch sử và một tình huống chính trị chưa bao giờ thấy, vì Tổ quốc mất hay còn lại tuỳ thuộc vào sự chọn lựa của một Đảng cầm quyền: mất nước để duy trì chế độ độc tài, hay giữ được nước nhưng phải dân chủ hoá chế độ.”

image
Trước đó, trong bài “Việt Nam sẽ ra sao sau bài diễn văn Shangri-La? (tháng 6, 2013) tôi cũng đã bình luận về quan điểm độc lập và trung lập của TT Nguyễn Tấn Dũng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ:
“Thủ tướng Việt Nam đã cho thấy một bước ngoặt quan trọng về chính sách đối ngoại của Hà Nội: tìm cách thoát khỏi sự khống chế của Bắc Kinh và gia tăng hợp tác với Hoa Thịnh Đốn. Có thể nói đây là chính sách “xoay trục sang Hoa Kỳ” (pivot to the U.S.) của chính quyền Việt Nam. Điều này không có nghĩa là Việt Nam muốn tìm một đồng minh quân sự để chống lại Trung Quốc mà chỉ là một quyết định khôn ngoan để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình. Trong phần cuối bài diễn văn, ông Dũng đã khẳng định là “Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.” Điều này hé mở khuynh hướng về quy chế trung lập có thể sẽ được các nước ASEAN chấp thuận như một chọn lựa thích hợp với “vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.”

Mặc dù nhấn mạnh vào thói “nói một đằng, làm một nẻo” của các nhà lãnh đạo CS, tôi vẫn nhắc nhở Thủ tướng Dũng “cần phải lấy được niềm tin đã mất trong nhân dân” và để được như vậy, ông Dũng “cần phải có một hành động đột phá thứ nhì, xoay chuyển chính sách đối nội từ độc tài sang dân chủ.” (Hành động đột phá thứ nhất như đã nói ở trên là xoay chuyển chính sách đối ngoại, từ lệ thuộc vào Trung Quốc sang hợp tác với Hoa Kỳ).

image
Lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần để lỡ thời cơ đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Lãnh đạo Việt Nam vẫn đề cao chủ trương “làm bạn với tất cả” nhưng thực tế Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rất cô đơn vì không có bạn, cũng không có đồng minh. Ngay cả quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” đối với Trung Quốc cũng đã bị lãnh đạo Bắc Kinh đính chính “chỉ là đồng chí chứ không là đồng minh”. Cơ hội “thoát Trung” lần này cũng để quá trễ nhưng vẫn còn hi vọng nếu lãnh đạo Việt Nam thật sự thức tỉnh và quyết tâm đồng hành với nhân dân.

Về phía trí thức và nhân dân, các nhóm công dân của xã hội dân sự mà hiện nay đã lên tới trên 20 tổ chức, cần cử ra những đại diện ngồi lại với nhau để thành lập một hình thức hợp tác tạm gọi tên là Liên minh Cứu nguy Tổ quốc hay một danh xưng khác thích hợp hơn. Các nhóm trong Liên minh này đều độc lập và bình đẳng, hợp tác với nhau trên cơ sở mẫu số chung, đại đồng tiểu dị. Đại diện các nhóm sẽ bầu ra một Hội đồng Điều hành của Liên minh theo lề lối dân chủ, căn cứ trên những điều kiện thích hợp, như hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng tổ chức, giao thiệp, v.v. Cũng cần có một bản nội quy ấn định rõ sứ mệnh và cấu trúc của Liên minh , vai trò và trách nhiệm của các nhóm thành viên, nhất lả thể thức làm việc cho có hiệu quả và ngăn ngừa được sự lạm dụng quyền lực của một cá nhân hay phe nhóm nào.

image
Liên minh cần công bố một bản nhận định thật bình tĩnh và sáng suốt về tình hình căng thẳng với Trung Quốc và đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho việc giải quyết một cách thực tế và thích hợp. Bản nhận định và đề nghị sẽ kêu gọi chính quyền đồng hành với nhân dân thông qua đối thoại, tham khảo và hợp tác trong việc hoạch định và thực thi những chính sách mới về đối nội và đối ngoại, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Trước tiên là chính quyền cần thả ngay những người đã bị bắt và kết án chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước. Lời kêu gọi cũng được hướng đến các cấp trong hệ thống hành chính, quân đội, công an trên toàn quốc, với mục đích đoàn kết toàn dân. Như vậy dân tộc mới có đủ sức mạnh bào vệ độc lập và chủ quyền đât nước đồng thời hậu thuẫn cho sự chuyển đổi thể chế từ độc tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên đa đảng một cách trật tự, ôn hoà.

Tất nhiên, các tổ chức Xã hội Dân sự vẫn phải cảnh giác và chuẩn bị ứng phó với những diễn biến phức tạp bất ngờ có thể dẫn đến rối loạn hay bạo động do nhân dân tự phát hay do những phần tử phá hoại khích động, hay do lực lượng an ninh đàn áp.

image
Việt Nam đang đứng trước một khúc ngoặt khó khăn, một tình trạng oái oăm chưa từng thấy trong lịch sử vì chính quyền có thể thuận theo ý nguyện của nhân dân hay ngoan cố duy trì chế độ độc tài tàn bạo dù có phải cúi đẩu tuân phục quân xâm lược. Nhưng nhân dân đã đứng lên với khí thế không có lực lượng phản động nào ngăn cản nổi. Cầu mong cho những đầu óc u mê hãy bừng tỉnh để tránh khỏi kết cục bi thảm và muôn đời bị lịch sử và nhân dân nguyền rủa.



Lê Xuân Khoa

14.05.2014


image

TQ rút hàng ngàn công nhân về nước, ngưng một số t...
Hãy giúp tôi bảo vệ tổ quốc
Thường Vạn Toàn sang thăm, 4 Ủy viên Bộ Chính trị ...
Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc
Người Việt nhiều nơi biểu tình chống Trung Quốc
Học giả Mỹ kêu gọi Washington đáp lại 'thách thức ...
Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan
Đi giữa dòng bạo động
Thư gửi Nguyễn Tấn Dũng
Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quố...
Góc nhìn khác "về bạo loạn ở Bình Dương - Hà Tĩnh ...
Hoa Kỳ đề cử tân đại sứ ở VN
Trung Quốc đã thắng ở Biển Ðông
Hình ảnh biểu tình bạo động ở Việt Nam
Việt - Trung căng thẳng trên biển trên bộ
Tàu Thì Lạ Mà Hèn Hạ Thì Quen
Người Công giáo Việt Nam không thờ ơ với tình hình...
Học giả Edward Luttwak phân tích Trung Quốc
Biển Đông vì ai nên nỗi
Người Trung Quốc ở Việt Nam bỏ chạy sang Campuchia...
Philippines tố cáo TQ lấp biển lấy đất ở hòn đảo c...
Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả...
Báo nước ngoài bình vụ Bình Dương
Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
Bài thơ của một thi nhân Miền Bắc
Những hình ảnh về buổi biểu tình sáng nay ở Bình D...
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắ...
Mối nguy TQ và cơ hội cho VN
Công nhân VN biểu tình phản đối Trung Quốc
Về lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc
WHO: “Nốc bia rượu” gây hại nhất cho sức khỏe
Giàn khoan nước sâu và câu chuyện chủ quyền
Bước ngoặt chính trị tại Việt Nam
Gs. Taylor Fravel nói về xung đột Việt-Trung
Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc tại Việt Nam
Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc
Báo động: NHANH LÊN KẺO MUỘN!
BCT-Trung ương đảng tứ bề thọ địch.
Ai thù, ai bạn?

1 comment:

  1. NGÀY CHÓ ĐẺ
    Vào lúc nửa đêm 19 tháng 5 năm 1975, bầu trời Việt Nam tối đen như mực. Không khí oi bức của đêm hè làm mọi người ngột ngạt, trăn trở trong giấc ngủ chập chờn. Trên nền trời vần vũ mây đen, sấm nổ rền vang, chớp xẹt loang loáng.
    Bỗng một tiếng sét long trời lở đất kèm theo tia chớp ngoằn ngoèo xé tan màn đêm, xẹt xuống căn nhà tranh xiêu vẹo ở góc làng hẻo lánh Miền Tây Nam Phần để báo hiệu sự chào đời của môt con chó nhỏ dễ thuơng, kỳ lạ.
    Nguời ta chợt nhớ ra cũng ngày này tháng này cách đây 85 năm, một con ác quỷ đã thành tinh lộn kiếp chào đời mang đến biết bao thảm họa cho dân Việt.
    Sáng hôm sau, Tèo khám phá ra con Vện nhà nó đã đẻ, nó reo lên mừng rỡ:

    - Con Vện đẻ rồi, má ơi!

    Bà Tư đang lui cui quét dọn ngoài sân, chạy vội vào hỏi rối rít:

    - Con Vện đẻ rồi hả? Mấy con? Mập không?

    - Một con thôi má, nó đen tuyền, mập dễ thương lắm. Để con nuôi nghe má! Đừng cho ai đấy! Con đặt tên nó là Mực nha!

    Cu Tèo bồng con Mực lên vuốt ve. Nâng niu như em bé vậy. Bỗng con Mực cất tiếng nói:

    - Tôi là chó nhà Trời. Cảnh sống quá nhàn nhã, sung sướng trên thiên đình làm tôi nhàm chán. Một hôm tôi đi chơi thơ thẩn trong rừng già thì gặp con Hồ ly tinh; nó bảo tôi xin du lịch Việt nam để thấy cảnh thanh bình vui tươi của nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất..

    Bà Tư và cu Tèo chưa hết kinh ngạc thì Mực lại tiếp:

    - Hoan hô Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ! Hoan hô đảng cộng sản Việt Nam ! Đồng chí Lê Nin vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

    Từ đó, ai đến thăm Mực cũng hô như thế. Chuyện lạ chẳng mấy chốc được loan đi khắp làng, rồi truyền đi khắp tỉnh. Đảng ủy địa phương liền báo cáo ngay lên Bộ Chính Trị Trung ương về sự việc lạ lùng chưa từng thấy. Các cán bộ địa phương bàn nhau: “Chó khôn như vậy hẳn là hồn Bác Hồ đầu thai!”

    Tên khác lại nói: “Tại nó sinh đúng ngày linh thiêng Bác ra đời!” Từ đó cán bộ địa phương thay nhau túc trực cung kính, phục dịch coi con Mực như bậc Cha Già của Cách Mạng..

    Một tuần sau, phái đoàn Trung Ương Đàng từ Hà Nội đến tận ngôi làng hẻo lánh để dâng hoa. Dân làng cũng kéo nhau đến xem lũ lượt. Cu Tèo bồng con Mực ra, một nguời trong phái đoàn bước tới trịnh trọng cung kính dâng bó hoa thật đẹp. Hắn run run ấp úng :
    - Kính xin… kính xin… Bác ban lời dạy bảo.

    Mực giương to cặp mắt, ngẩng cao cổ, nhe răng trắng ởn, há họng la to:
    - Đả đảo hồ chí minh! Đả đảo cộng sản bịp bợm!

    Mọi người kinh ngạc, sợ hãi. Viên trưởng phái đoàn sượng sùng, quay sang Chủ tịch xã gằn giọng:

    - Tại sao đồng chí báo cáo nó “hoan hô”, bây giờ nó lại “đả đảo”?

    Tên Chủ tịch xã mặt tái xanh, bối rối ấp úng :
    - Thưa… thưa… Đồng chí, có lẽ tuần trước nó chưa mở mắt!

    Gia đình Bà Tư bị bắt mất chó. Những ngày tiếp sau đó còn bị không biết bao chuyện rắc rối. Gặp ai bà Tư cũng thở dài não nuột: “Không biết rồi đây gia đình tôi liệu có được sống yên ổn như những năm tháng trước cái ngày chó đẻ này không!”

    Xóm giềng ai cũng ái ngại cho gia đình bà Tư, người người đều chép miệng than rằng: “Thà đứng có cái Ngày Chó Đẻ này..!”

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.