Pages

Wednesday, May 7, 2014

USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng

image

Nều các bạn đã gửi cho ai xem Clip T/táLý Bững đáp L.19 trên HKMH năm 1975 do dàndựng đóng lại , thì nên gửi tiếp bài nầy để tỏ tường, chứ phim đó có rất nhiều chi tiết không đúng sự thậtdễ hiểu saicó vẽ bôi bát Pilot VNCH như :
- Dân tị nạn có người Tàu với khuôn mặt Tàu , đội nón lá kiểu Tàu
- Cô thông dịch viên cũng người Tàu , mà sao chỉ nói mấy câu chẳng hiểu gì cả.
- Pilot xin đáp xuống HKMH Mỹ mà lãi nói tiếng Việt thì quá vô lý, trong khi tại các Phi trường tại VN cũng phải dùng tiếng Anh.

- Th/tá Bững làm sao biết tần số của HKMH được mà liên lạc với USS Midway

Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng

image
ông Lý Bửng và các nhà báo nước ngoài sau khi ông đáp chiếc L-19
Quang cảnh lúc chiếc L19 do Thiếu Tá Lý Bửng lái đáp an toàn trên HKMH Midway - ảnh: Thiếu Tá Lý Bửng cung cấp.

LITTLE SAIGON - Năm nay kỷ niệm 35 năm, ngày hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do, một buổi lễ được đặc biệt tổ chức trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, nay là Bảo Tàng Viện USS Midway, đang neo đậu vĩnh viễn tại hải cảng San Diego, miền Nam California. Vào những ngày cuối tháng 4-1975, Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway đã đón nhận hàng ngàn người Việt di tản, trong đó có một số tướng lãnh cao cấp của chính quyền VNCH. Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng, một trong số những người có mặt trên USS Midway đã làm cho cả thế giới thán phục, vì ông là người đầu tiên lái loại phi cơ L19 đáp xuống hàng không mẫu hạm an toàn. Để tìm hiểu chi tiết sự kiện độc đáo của người phi công Không Lực VNCH, chúng tôi đã được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt, và sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Thiếu Tá Lý Bửng qua đường dây điện thoại viễn liên.

Viễn Đông: Xin chào Thiếu Tá Lý Bửng, Thiếu Tá mạnh khỏe không?

Thiếu Tá Lý Bửng: Ồ, chào anh, tá với tướng gì nữa, gọi anh em đi cho nó thân mật.

Viễn Đông: Vậy thì cám ơn Thiếu Tá, nhưng trước khi xưng hô anh em, xin Thiếu Tá cho biết năm nay bao nhiêu cái xuân xanh rồi mà chưa nghỉ hưu vẫn phải đi cày?

Th/Tá Lý Bửng: Xấp xỉ bảy bó rồi, nhưng còn cày được ta cứ cày (cười).

Viễn Đông: Vậy thì gọi Thiếu Tá là anh phải rồi, vì đàn em thua anh vài tuổi thôi.
(Đến đây xin phép độc giả, chúng tôi đổi cách xưng hô theo lời yêu cầu của Thiếu Tá Lý Bửng).

Th/Tá Lý Bửng: Rồi, OK, tôi làm anh, chú là em. Bây giờ chú muốn hỏi điều gì đây?

Viễn Đông: Thì hỏi anh chuyện lái máy bay đáp xuống hàng không mẫu hạm USS Midway đó mà!

Th/Tá Lý Bửng: Mà hỏi để làm gì?

Viễn Đông: Để đăng báo cho bà con đọc!

Th/Tá Lý Bửng: Thôi mà, có gì mà phải đăng báo! Mà đăng báo có sao không?

Viễn Đông: Sao là sao ạ? Có phải anh khiêm tốn hay là ngại chuyện gì khác?

Th/Tá Lý Bửng: Có liên quan đến chính trị không đó?

Viễn Đông: Thưa không đâu, chả có chính trị chính em gì cả. Đây là câu chuyện lý thú và rất đặc biệt của một phi công Việt Nam Cộng Hòa tài ba thôi.

Th/Tá Lý Bửng: Cho tôi một phút suy nghĩ.... Alô, rồi OK tới luôn đi.

Viễn Đông: Thế là ông anh sẵn sàng trả lời rồi phải không?

Th/Tá Lý Bửng: Sẵn sàng.

Viễn Đông: Trước hết xin cho biết, ông anh gia nhập Không Quân VNCH năm nào? Vào thời điểm cuối tháng 4-1975, anh mang cấp bậc gì, đơn vị nào và đồn trú tại đâu?

Th/Tá Lý Bửng: Cấp bậc cuối của tôi là Thiếu Tá, còn hỏi đơn vị để làm gì vậy chú?

Viễn Đông: Thưa ông anh, trước hết để đơn vị của ông anh hãnh diện là có một bạn đồng ngũ nổi tiếng thế giới, đem vinh dự cho đơn vị; thứ hai là để kiểm chứng xem ông anh có ở trong Không Quân thiệt hay là ông anh cướp máy bay đi thì sao?

Th/Tá Lý Bửng: Chịu thua. Rồi, OK, tôi vô Không Quân năm 1963, đơn vị tôi là Phi Đoàn 114 Quan Sát, đóng tại Nha Trang, rồi gì nữa đây?

Viễn Đông: Anh lái loại máy bay nào khi bay ra hàng không mẫu hạm?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi lái L19, loại máy bay quan sát.

Viễn Đông: Nếu em nhớ không lầm, loại máy bay này người ta thường gọi là máy bay bà già hay là máy bay thám thính, đúng không anh?

Th/Tá Lý Bửng: Đúng rồi đó, nhưng mà gọi là máy bay quan sát cho nó nhẹ nhàng, chứ thám thính nghe ghê quá!

Viễn Đông: Anh bay từ đâu ra hàng không mẫu hạm, và ngày nào?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi bay từ Côn Sơn. Đầu tiên tôi bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn ngày 29-4, rồi từ Côn Sơn bay ra HKMH ngày 30-4-1975.

Viễn Đông: Anh có biết trước vị trí của chiếc HKMH đang ở đâu hay phải bay đi tìm?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi biết có HKMH đón người di tản, nhưng không rõ đang ở đâu, nên phải bay đi tìm.

Viễn Đông: Anh bay bao lâu thì thấy HKMH?

Th/Tá Lý Bửng: Khoảng nửa tiếng hay 45 phút thì gặp chiếc USS Midway.

Viễn Đông: Nếu không gặp HKMH, máy bay của anh có đủ nhiên liệu bay qua Thái Lan không?

Th/Tá Lý Bửng: Nếu ở sát biên giới Thái Lan thì được, còn ở Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang hay Côn Sơn thì không đủ nhiên liệu bay qua Bangkok.

Viễn Đông: Lúc đó chắc còn nhiều loại máy bay khác, sao anh lại chọn L19?

Th/Tá Lý Bửng: Lúc đó chỉ còn duy nhất chiếc L19.

Viễn Đông: Ngoài L19, anh còn lái được loại máy bay nào khác?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi cũng lái được loại AD5, AD6 và Cessna, nhưng không lái thường xuyên như L19.

Viễn Đông: Vậy khi gặp HKMH, anh làm gì?

Th/Tá Lý Bửng: Thì tôi xin nó cho mình đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi không có vô tuyến để liên lạc với dưới HKMH, nên tôi cứ bay vòng vòng xung quanh nó và dùng các phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu là mình xin đáp, nhưng chẳng thấy dấu hiệu trả lời!

Viễn Đông: Xin anh đơn cử một trong những phương pháp xin đáp?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi chớp đèn đáp liên tục.

Viễn Đông: Rồi sao nữa anh?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi nghĩ ra cách, viết cái “note” cho họ hiểu là tôi xin đáp. Đầu tiên tôi cột vào con dao và bay sát HKMH, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn tàu, tưng lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây súng thảy xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P. 38, bay thật thấp và liệng xuống. Lạy Trời, lần này không xuống biển. Tôi nhìn thấy một anh chàng chạy lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi xuống tàu, được biết, khi họ lượm và đọc cái note của tôi, họ chạy ngay lên báo cho Hạm Trưởng.

image
Mảnh giấy xin lệnh đáp của ông Bửng, nội dung: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
Một trang bản đồ được Phi Công Lý Bửng xé ra ghi note liệng xuống HKMH. Mảnh giấy này được lưu giữ trên USS Midway - ảnh: Thiếu Tá Lý Bửng cung cấp.

Viễn Đông: Trước khi trên HKMH họ lượm được cái note của anh, liệu họ có sợ máy bay khủng bố không, vì anh cứ bay vòng vòng quanh họ và lại bay rất thấp?

Th/Tá Lý Bửng: Không đâu, họ có ống dòm tối tân, họ nhìn thấy hết chứ.

Viễn Đông: Sau khi lượm được note của anh, họ có ra dấu OK cho anh đáp không?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi bay mấy vòng nữa quan sát, thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại, lúc đó tôi biết họ OK cho mình xuống.

Viễn Đông: Trong suốt thời gian là phi công, đã có lần nào anh hạ cánh trên hàng không mẫu hạm chưa?

Th/Tá Lý Bửng: Chưa.

Viễn Đông: Nhưng đã có lần nào anh phải hạ cánh xuống một phi đạo ngắn như trên HKMH?

Th/Tá Lý Bửng: Có chứ, nhưng trên đất liền, đỡ nguy hiểm hơn.

Viễn Đông: Chắc anh biết, phi đạo trên HKMH không có những dụng cụ chuẩn bị cho loại L19 đáp chứ?

Th/Tá Lý Bửng: Biết chứ. Họ chỉ trang bị lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khi đáp xuống, không dự trù cho trường hợp của tôi.

Viễn Đông: Khi biết trước như vậy mà anh còn cố đáp xuống, anh có nghĩ là quá liều lĩnh không?

Th/Tá Lý Bửng: Dĩ nhiên là liều mạng rồi, vì không đáp xuống HKMH thì phải đáp xuống biển thôi.

Viễn Đông: Vậy trước khi quyết định hạ cánh, tâm trạng anh ra sao?

Th/Tá Lý Bửng: Nếu bây giờ tôi còn nhớ được tâm trạng lúc đó ra sao thì tôi thành Superman rồi chú ạ.

Viễn Đông: Ồ, em quên, ông anh cho biết trên máy bay L19, ông anh chở những ai?

Th/Tá Lý Bửng: Máy bay L19 chỉ có một chỗ cho hoa tiêu, một chỗ cho ông quan sát, nhưng tôi chơi luôn 7 mạng, tôi, vợ và 5 đứa con. Chính điều này làm người Mỹ rất sợ, vì chở quá trọng tải!

Viễn Đông: Khi bay, anh có cho chị và mấy cháu biết là sắp đáp xuống HKMH không?

Th/Tá Lý Bửng: Không. Cho bả biết, bả và mấy đứa nhỏ sợ thì hỏng chuyện.

Viễn Đông: Trước khi hạ cánh, anh có tin tưởng sẽ đáp xuống an toàn không?

Th/Tá Lý Bửng: Tin chứ, không tin sao dám đáp?

Viễn Đông: Lúc máy bay của anh dừng trên HKMH, mũi tàu còn khoảng cách bao xa thì lọt xuống biển?

Th/Tá Lý Bửng: Lúc đó mừng quá rồi ai mà nhớ, nhưng tôi nghĩ cũng còn một khoảng cách ngắn nữa.

Viễn Đông: Làm sao một phi đạo ngắn như vậy, anh đáp xuống được?

Th/Tá Lý Bửng: Khi máy bay vừa chạm sàn tàu, tôi tắt máy ngay, đó là nguyên tắc đáp ngắn.

Viễn Đông: Khi máy bay của anh hạ cánh an toàn, chuyện gì xảy ra?

Th/Tá Lý Bửng: Ôi, họ túm lại bồng tôi rồi bồng vợ, con tôi ra. Họ ríu rít hỏi han và tỏ ý rất khâm phục, họ dẫn chúng tôi lại gặp Hạm Trưởng, sau đó một Hạm Trưởng ở chiếc khác hay tin cũng bay đến gặp tôi chúc mừng. Người Mỹ họ rất cảm phục mình, thứ nhất là máy bay chở quá mức, thứ hai là dám đáp xuống HKMH bằng L19 và thứ ba là không có vô tuyến liên lạc.

image
ông Lý Bửng và các nhà báo nước ngoài sau khi ông đáp chiếc L-19
Các phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng - ảnh: Thiếu Tá Lý Bửng cung cấp.

Viễn Đông: Sau đó họ đưa anh và gia đình đi đâu?

Th/Tá Lý Bửng: Họ tiếp đãi rất nồng hậu, sau đó chuyển qua một chiếc tàu thương mại chở qua Subic Bay (Phi Luật Tân). Ở đó 1, 2 đêm, rồi họ chở về Guam và rồi từ Guam qua đây.

Viễn Đông: Sau đó, chiếc máy bay L19 do anh lái họ để ở đâu?

Th/Tá Lý Bửng: Chiếc L19 tôi lái là chiếc máy bay duy nhất được đem toàn vẹn qua Hoa Kỳ và trưng bày trong Bảo Tàng Viện Hải Quân của tiểu bang Florida.

Viễn Đông: Từ đó đến nay, đã có lần nào anh tới nhìn lại chiếc L19 đó, và nếu có thì cảm nghĩ của anh như thế nào?

Th/Tá Lý Bửng: Tôi có đến xem và thấy vẫn nguyên vẹn, còn cảm nghĩ thì mình cám ơn nó đã giúp đưa mình đến HKMH an toàn.

Viễn Đông: Vào ngày 30-4 sắp tới, nghe nói Ban Tổ chức có mời anh qua dự?

Th/Tá Lý Bửng: Đúng, họ có mời tôi.

Viễn Đông: Giả sử họ trao cho anh một chiếc L19 và yêu cầu anh bay biểu diễn rồi đáp xuống USS Midway một lần nữa cho bà con coi chơi, anh có dám không?

Th/Tá Lý Bửng: Dám chớ sao không? Làm thì làm chớ. Lâu quá rồi, với lại mình già rồi nhưng chắc cũng không đến nỗi tệ, vì quen như mình cầm đũa ăn cơm vậy mà!

Viễn Đông: Phục ông anh lắm. Vậy năm người con của anh, có ai nối nghiệp bố không anh?

Th/Tá Lý Bửng: Không, tụi nó nói: “Bố gan quá! Tụi con không dám!”.

Viễn Đông: Thế còn chị nhà, từ sau khi anh hạ cánh an toàn trên HKMH đến nay, có khi nào chị nhắc lại chuyện cũ và tưởng thưởng cho anh không?

Th/Tá Lý Bửng: Bả nói, sao mà đưa bả qua đây làm chi? Còn thưởng thì thưởng lâu rồi! Riêng mấy bà bạn bả hỏi thì bả nói: Ổng làm cái gì thì ổng làm, chứ tôi có biết gì đâu!

Viễn Đông: Còn người Mỹ thì sao? Họ có gặp anh phỏng vấn không?

Th/Tá Lý Bửng: Mỹ thì họ làm hoài đó chứ. Lần nào họ viết bài họ cũng nói họ rất khâm phục phi công VNCH, gan dạ cùng mình.

Viễn Đông: Tại sao lần này họ tổ chức 30-4 trên USS Midway?

image
Ông Lý Bửng (phải) cùng ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang), người đã giữ chức thuyền trưởng tàu USS Midway lúc ông Bửng đáp xuống 39 năm trước. Ảnh chụp ngày 5-4-2014

image
Những người thân trong gia đình ông Bửng và gia đình ông Chambers.
Chiếc “Bird Dog” L19 vừa được treo lên triển lãm tại Bảo Tàng Viện USS Midway, chuẩn bị mở cửa vào ngày 30-4-2010 sắp tới – ảnh: Bảo Tàng Viện USS Midway cung cấp.

image
Chiếc máy bay bà già mà Thiếu Tá Bửng đáp xuống ngày 30/4/1975
Th/Tá Lý Bửng: Chiếc USS Midway này đã quá cũ nên chính phủ Mỹ đưa qua San Diego, biến nó thành cái Bảo Tàng Viện như một chứng tích của cuộc chiến. Trong đó một phần cũng do cái chuyện đáp L19 của tôi làm cho nhiều người tò mò đến xem, nên họ đã làm một cái L19 khác giống như chiếc tôi lái và để trên HKMH cho du khách xem, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam.

Viễn Đông: Thôi, làm phiền anh vậy đủ rồi, cám ơn anh và mong gặp anh ngày 30-4 trên USS Midway.

Th/Tá Lý Bửng: Cám ơn chú.


Thanh Phong/Viễn Đông


The Bird Dog Landing

On April 29, 1975, South Vietnamese Air Force Major Bung-Ly made the decision to load his family -- his wife and five children -- into a small two-seat Cessna O-1 Bird Dog airplane. Bung-Ly took off from Saigon and made it out to sea, where he looked for a ship to land on and spotted the USS Midway. Without any radio communications, Captain Lawrence Chambers made the decision to allow Ly to land on the flight deck, even though the plane had no tail hook and it was extremely risky. USS Midway Air Boss Vern Jumper readied the flight deck for Ly's landing.

image
Captain Lawrence Chambers made the decision to allow Bung Ly to land on the Midway.

image
Vern Jumper, Air Boss of the USS Midway.

image
Vern Jumper prepared the flight deck for Ly's landing from this area, known as "Pri-Fly."

image
Vern Jumper used the "red phone" to communicate with Captain Chambers during Ly's landing.

image
Major Bung Ly dropped a note on the Midway's flight deck, asking for permission to land.

image
South Vietnamese pilot Bung Ly made a miraculous landing on the USS Midway’s short “angle deck” without the benefit of a tailhook. It was the only known landing of an aircraft on the Midway without a tailhook.

image
The Bird Dog made a successful landing, even without a tail hook.

image

South Vietnamese pilot Bung Ly may have been in shock after landing his tiny observation plane aboard the USS Midway. His wife sat in the backseat of his aircraft, holding an infant, and four other children were crammed inside the luggage compartment.


image

Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể
Hồi âm : Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Bài học nặng ký
Việt Nam bắt 2 blogger về tội 'lạm dụng quyền tự d...
Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...
Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.