Pages

Tuesday, July 15, 2014

Hội thảo: Xu hướng gần đây ở Biển Ðông và Chính sách của Mỹ

image
Vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm.
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Và như mọi năm, cuộc hội thảo quốc tế năm nay cũng quy tụ các học giả, chuyên gia hàng đầu và những nhà làm chính sách cấp cao của nhiều nước- kể cả nước chủ nhà, cùng với giới truyền thông và những người quan tâm tới tình hình Biển Đông. Hoài Hương của Ban Việt ngữ VOA có mặt trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở mới của CSIS ở Washington, và có bài tường trình sau đây.

image
Hội thảo Biển Đông với chủ đề: “Những Xu hướng gần đây ở Biển Đông và Chính sách của Hoa Kỳ” diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm, khi hơn 100 tàu Trung Cộng hàng ngày dàn hàng đối đầu với tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, uy hiếp ngư dân Việt Nam đang tiếp tục bám biển, chống việc Trung Cộng hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một số chuyên gia nói những hành động của Trung Cộng đã khơi dậy những lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
image
Mở đầu hội thảo hôm thứ Năm, diễn giả chính, Chủ tịch Ủy Ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ Mike Rogers đề cập tới mối đe dọa từ Trung Cộng khi nước này lấp biển, xây dựng thêm trên các bãi cạn hay đảo không người ở để tìm cách thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ông đơn cử những hành động gây hấn mà ông cho là “tham lam, trắng trợn” của Trung Cộng hồi gần đây, hiếp đáp các nước láng giềng – trong đó có Việt Nam, trong khi thế giới đang bận tâm về những cuộc khủng hoảng tại các điểm nóng khác. Ông nói đã tới lúc Hoa Kỳ và các nước trong khu vực phải có biện pháp để răn đe Trung Cộng chớ tiếp tục theo đuổi ý đồ một cách ích kỷ, lấn ép và xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn.

Ông nói tình hình đã trở nên hết sức cấp bách. Ông nói:
“Chúng ta sẽ lừa dối chính mình nếu không nghĩ rằng mâm cơm đã được dọn sẵn, nồi canh đã bắt đầu sôi sục, khi nói tới những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Các nước bạn đã nói với chúng ta từ nhiều tháng rồi, thậm chí nhiều năm rồi, về những thách thức sẽ đến từ Trung Cộng tại Biển Đông. Giờ đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Cộng. Đã tới lúc chúng ta nên nói rằng chúng ta có những đồng minh và nước bạn tốt có quan hệ với chúng ta từ lâu và là những thế lực trong khu vực, chúng ta có những bạn mới mà theo trông đợi sẽ thắt chặt quan hệ lâu dài, cả về thương mại lẫn quốc phòng.”

Tương tự như tại các cuộc hội thảo về tình hình Biển Đông trước đây của CSIS, các diễn giả Trung Cộng hầu như hoàn toàn bị cô lập khi họ lặp lại những lập luận cũ, khăng khăng đòi chủ quyền mà họ nói là “không thể tranh cãi” trên hầu hết Biển Đông, viện những cái gọi là “chứng cứ lịch sử”, đã bị các diễn giả khác lần lượt bác bỏ.

Lập trường của các diễn giả Trung Cộng không những không đổi, mà năm nay dường như còn cứng rắn hơn. Thế liệu sau 2 ngày hội thảo, các diễn giả có cảm thấy bi quan hơn về một giải pháp cho cuộc tranh chấp ở Biển Đông?

image
Trả lời Ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ James Manicom, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Sáng kiến Cai trị Quốc tế -gọi tắt là CIGI- đến từ Canada nhận định:
“Tôi vừa lạc quan lại vừa bi quan. Một điều đáng chú ý là phần lớn hai buổi hội thảo đều tập trung vào cách làm thế nào có thể hối thúc Trung Cộng hãy thay đổi cách xử sự và ngưng những hành vi có tính khiêu khích, nhưng chúng ta cũng nên duy trì thái độ cởi mở, để tìm hiểu về những cách nhận thức của người Trung Cộng về các  vấn đề khác nhau. Mặt khác, tôi cảm thấy lạc quan là vì chính phủ Mỹ, đặc biệt là chính quyền của Tổng Thống Obama, giờ đang coi vấn đề này một cách nghiêm túc, và đã đề nghị những phương án cụ thể để ứng phó. Tôi cũng thấy có một số dấu hiệu là chính phủ Mỹ giờ đây sẵn sàng bắt Trung Cộng phải trả những cái giá đắt hơn, ngoài chuyện Bắc Kinh bị mất uy tín trong khu vực và cả trên toàn cầu.”

image
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nói:
“Tôi thì không hẳn là lạc quan, nhưng tôi đã thấy sự xuất hiện của một chiến lược mới của Mỹ nghiêng nặng về các biện pháp pháp lý. Khuynh hướng đó đã trở nên rõ nét hơn, và điều đó đã trấn an mọi người bởi vì cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời chỉ trích suông, chẳng hạn hành động của Trung Cộng có tính ”khiêu khích”, cách cư xử của Trung Cộng là “không thể chấp nhận được” nhưng ngoài ra, không thấy có bất cứ hành động cụ thể nào.”

Giáo sư Thayer nói lắng nghe vị diễn giả Trung Cộng, Giaó sư Chu Shulong của Đại học Thanh Hoa, trình bày bài tham luận của ông, ông cảm thấy như phải bắt đầu tất cả lại từ đầu.

image
“Chúng ta đã chẳng đi tới đâu cả. Đó là trường hợp người điếc nói chuyện với người điếc!  Tôi chưa thấy có bước nào đột phá. Trung Cộng vẫn khăng khăng duy trì lập trường cứng rắn của họ, trong khi chiến thuật của Mỹ để buộc Trung Cộng phải trả giá cao hơn cho lập trường của họ cần có thời gian mới phát huy hiệu quả của nó.”

Được hỏi trong tình huống hiện nay, ông khuyên Việt Nam nên làm gì, Tiến sĩ James Manicom cho biết:
“Tôi khuyên Việt Nam nên theo đuổi các biện pháp pháp lý, không những tại các tòa án quốc tế mà cả các tòa án ở trong nước. Một điều mà họ có thể làm bây giờ là truy tố Tổng Công ty Dầu khí Trung Cộng ra trước các tòa án Việt Nam hay tòa án Trung Cộng về việc hoạt động mà không có giấy phép trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một cách để bắt Trung Cộng phải trả giá cao hơn. Ngoài ra đó còn là một động thái có tính biểu tượng.”

Các diễn giả khác cũng bày tỏ sự thất vọng về thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh, khăng khăng muốn chiếm trọn Biển Đông bằng những bước tuần tự, chậm rãi nhưng chắc chắn, hoàn toàn bất chấp lợi ích quốc gia của các nước láng giềng. Trong tình hình không bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông chịu lùi bước, nhiều diễn giả đã bày tỏ lo âu về nguy cơ một sự cố nhỏ có thể bị xé to thành xung đột quân sự. Họ nêu bật tầm quan trọng của việc thiết lập một cơ chế để tránh xung đột quân sự xảy ra.
Nỗi lo về nguy cơ xung đột quân sự xảy ra thể hiện rõ nét trong những bài tham luận cũng như trong những câu hỏi mà cử tọa đặt ra cho các diễn giả sau phần phát biểu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ -VOA, Giám đốc Ban Á Châu Học của Đại học Delaware, Giáo sư Alice Ba nói rằng hai ngày hội thảo về những diễn tiến mới nhất tại Biển Đông đã để lại nơi bà một cảm giác bất an.
“Sau hai ngày hội thảo, tôi cảm thấy lo ngại. Mối lo chủ yếu của tôi có liên quan tới tình trạng thiếu tin tưởng về mặt chiến lược giữa các bên chính trong cuộc tranh chấp, và đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng.”

Đánh giá về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, và liệu bà có cảm thấy bi quan về những diễn tiến mới nhất ở Biển Đông, Giáo sư Alice Ba nhận định:
“Tôi nghĩ từ hồi nào tới giờ, mối quan tâm trong cuộc tranh chấp này vẫn là xung đột xảy ra vì một sự cố không có chủ ý. Không một nước nào sẽ được hưởng bất cứ lợi ích gì nếu xung đột xảy ra, kể cả Hoa Kỳ, Trung Cộng, hay các nước ASEAN. Vấn đề ở đây là một số quốc gia đang tìm cách đẩy lùi tối đa các giới hạn, và có nguy cơ xung đột xảy ra vì một tai nạn.”

Giáo sư Carl Thayer nói kể từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được giữ trong doanh trại, cách xa nơi đang xảy ra các vụ đụng độ hàng ngày. Theo lời ông, các giới chức Việt Nam áp dụng một chính sách thụ động khi đối đầu với Trung Cộng. Hà Nội vẫn duy trì thái độ cực kỳ hòa hoãn trong cuộc tranh chấp với Trung Cộng. Việt Nam đề xuất và sau đó kêu gọi thiết lập đường dây nóng để giới chức cấp cao hai bên có thể thảo luận trực tiếp hầu ngăn tránh khủng hoảng leo thang.
image
Giáo sư Thayer kết luận rằng cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Cộng hiện nay đã biến thành một cuộc “chiến tranh tiêu hao”, trong đó Trung Cộng sử dụng số tàu nhiều áp đảo, có trọng tải lớn hơn, để đâm vào các tàu Việt Nam hầu gây hư hại đủ để buộc các tàu này rút ra khỏi địa điểm quanh giàn khoan. Nếu Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào ngày hay trước ngày 15 tháng Tám như đã tuyên bố khi loan báo kéo giàn khoan vào Biển Đông, thì  có phần chắc hai bên sẽ rút lực lượng hải quân ra khỏi địa điểm này trước mùa bão từ tháng 9 tới tháng 10, đây có thể là một cơ hội để hai bên đàm phán trực tiếp với nhau.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc Trung Cộng sử dụng giàn khoan 981 có phải là “một tình trạng bình thường mới” trong chính sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền Biển Đông hay không, và liệu giàn khoan 981 hay các giàn khoan khác của Trung Cộng có sẽ xuất hiện hàng năm trong các vùng biển tranh chấp, kèm theo một đoàn tàu hộ tống, hay không.




Hoài Hương-VOA


image
Một fan hâm mộ người Argentina đứng giữa cảnh sát khi họ tụ tập để chào đón đội bóng của họ bên ngoài Liên đoàn bóng đá Argentina tại thủ đô Buenos Aires sau khi Argentina thua Đức trong trận chung kết World Cup.

image
Cầu thủ Mario Goetze của Đức (ngoài cùng, phải) phấn khích với bàn thắng vào lưới Argentina trong hiệp phụ trận chung kết World Cup 2014 tại sân vận động Maracana ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 13 tháng 7, 2014.

image
Người biểu tình Kashmir hô khẩu hiệu phản đối hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza từ bên trong một chiếc xe cảnh sát sau khi họ bị bắt giam trong một cuộc biểu tình ở Srinagar, Ấn Độ.

image
Binh sĩ sử dụng một cần cẩu để nâng một phần đuôi của một chiếc trực thăng ra khỏi một cái ao sau vụ tai nạn trong làng Prey Sar ở ngoại thành thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

image
Xe bọc thép trên đại lộ Champs-Elysees trong cuộc diễu hành quân sự nhân ngày kỷ niệm phá ngục Bastille hàng năm tại Paris, Pháp.

image
Tình nguyện viên cho Thế vận hội cấp trẻ 2014 ở Nam Kinh, mỉm cười và vẫy chào, tỉnh Giang Tô, ngày 13 tháng 7, 2014. Nam Kinh sẽ tổ chức Thề vận hội này từ ngày 16 tới ngày 28 tháng 8.

image
Một học sinh ướt sũng nước dưới một con sóng lớn lúc thủy triều dâng cao ở ở Mumbai, Ấn Độ.

image
Một phụ nữ Thái Lan chạy xe máy chở theo những con chó Husky vùng Siberia trên con đường chính chạy qua thị thành phố nghỉ mát Hua Hin ven biển ở tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan, ngày 4 tháng 7 năm 2014.

image
Người tham gia bơi lội cùng với một bức chân dung của Chủ tịch Trung Quốc cuối Mao Trạch Đông trên Hán Giang, một nhánh lớn của sông Trường Giang tại Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, ngày 13 tháng 7, 2014, để kỷ niệm 48 năm Mao bơi ở Trường Giang vào ngày 16 tháng 7, 1966, truyền thông địa phương cho hay.

image
Một binh sĩ ly thân Nga canh gác gần một cuộc biểu tình ủng hộ vùng Novorossiya (Nước Nga mới) trên Quảng trường Lenin ở trung tâm thành phố Donetsk phía đông Ukraine, ngày 13 tháng 7, 2014.

image
Một người bị bò tót Miura húc trong cuộc rượt đuổi thứ tám với bò tót trong lễ hội San Fermin ở Pamplona, Tây Ban Nha.

image

Du thuyền  Costa Concordia đang được làm nổi lên mặt nước trở lại tại cảng Giglio, đảo Giglio, Italia.


image

Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình
TNS John Cornyn chào mừng cuộc tổng vận động cho V...
Đường hóa học giết người không gươm dao
Đức đăng quang World Cup 2014
Đại Hội Giới Trẻ Cao Đài Thế Giới và một quyết địn...
Trò chuyện với con gái người tự thiêu phản đối già...
Bạo loạn bùng lên ở Argentina sau thất bại bóng đá...
Đức: Vộ địch túc cầu Thế giới 2014
Bên trong lò lột da rắn ở Indonesia
9 nơi nổi tiếng không được chụp ảnh
Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
Thiếu nữ Việt với sản phẩm tẩy rửa và bảo vệ tai
Bệnh Gan ở Mỹ tăng nhiều do thuốc Lá Cây
Cha già lận đận
Bàn về nước tiểu
Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TC ở ...
Thượng Viện HK: Trung Cộng rút giàn khoan
Chống giặc Tàu Ô ngoại xâm
Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Cộn...
Tố cáo thẳng thừng "Súc vật hồ chí minh" trên Yout...
Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN
Xem phân định bệnh
Nếu đảng cộng sản TC không còn?
Trọng tài mất mạng trên sân bóng đá
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Cuộc cách mạng của bóng đá Đức
Cảm phục nữ Thủ tướng Đức
Cái chết của một nền bóng đá?
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ…
Chuyện ở Học Viện Quân Sự West Point
Huỳnh Thục Vy điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ
Thời điểm 'bất ổn' ở Đông Bắc Á
Kẻ cắp bán đồ gian
Chiến tranh và ký ức về chiến tranh
Ý nghĩa của thay đổi quân sự Nhật Bản
Thư tâm tình của Huỳnh Tấn Mẫn gởi các bạn Thanh N...
Mỹ: Bắt vợ tỷ phú Trung Cộng ăn cắp bắp giống
TC sẽ thắng nếu hải chiến với VN
Luyện tập thể chất cải thiện việc học tập của trẻ ...
Tự do học thuật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.