Pages

Monday, September 21, 2015

Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn xác định tài khoản Facebook của một cá nhân

image
Việt Nam, một trong những cách thức thường được cơ quan công an sử dụng để "mời" một cá nhân bất đồng chính kiến đến trụ sở làm việc đó là xác minh tài khoản Facebook có đúng thật do người ấy làm chủ hay không. 

Đứng trước loại giấy mời kiểu này, người nhận thường có hai lựa chọn: NHẬN hay PHỦ NHẬN tài khoản của mình.

Việc lập một tài khoản trên Facebook với tên giống nhau và hình ảnh đại diện giống nhau là chuyện hết sức dễ dàng. Vì vậy quyết định NHẬN hay KHÔNG NHẬN nó tuỳ thuộc vào lựa chọn của mỗi người.

http://baomai.blogspot.com/
Cá nhân tôi là một người chọn mục tiêu đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm thông tin trên Internet nên tôi luôn xác nhận các tài khoản facebook và blog của mình. Đây là thái độ, là quan điểm và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vì những gì mình viết.

Tôi nhấn mạnh chữ TRÁCH NHIỆM ở đây với ý muốn nói rằng: ở một nước độc tài, bưng bít thông tin thì việc tự do bày tỏ quan điểm bất đồng với chính phủ luôn bị xem là "phản động", nếu một người có trách nhiệm với những gì mình viết thì thông tin sẽ có giá trị và có sức thuyết phục hơn rất nhiều.

Không nên tập cho mình lối suy nghĩ "Facebook mà, muốn viết gì thì viết", bởi đó cũng chính là lý lẽ mà cơ quan công an hay đưa ra để thuyết phục số đông "đừng tin mấy chuyện đó, trên mạng mà, ai muốn nói gì chả được, có ai chịu trách nhiệm đâu".

http://baomai.blogspot.com/
Có vài điều ta nên biết trước khi quyết định nhận hay phủ nhận tài khoản cá nhân của mình:

1. Một cá nhân khi đăng ký tài khoản ở mạng xã hội đều phải đọc và tuân thủ các quy định giữa người dùng và ban quản trị mạng xã hội đó. Các quy định này được công bố rõ ràng thành nhiều điều khoản khác nhau, mọi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để trang bị kiến thức khi tham gia mạng xã hội cho bản thân. Mọi hành vi xâm nhập vào tài khoản cá nhân của người khác trên một mạng xã hội để quy chụp và trấn áp là xâm phạm quyền riêng tư.

2. Một cá nhân chỉ chịu trách nhiệm khi tài khoản của mình được đăng nhập bằng đúng thông tin (số điện thoại, địa chỉ email...) mà mình đã đăng ký với ban quản trị mạng xã hội. Đây là tài sản riêng của mỗi cá nhân, vì vậy việc dùng thủ thuật để phá khoá, xâm nhập tài khoản là bất hợp pháp. Và mỗi người có quyền từ chối cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi có yêu cầu.

http://baomai.blogspot.com/
3. Không tổ chức, cá nhân nào được phép sao chép, in bài viết từ tài khoản mạng xã hội của một cá nhân ra để làm thành tài liệu bởi đó là tài sản riêng của chủ tài khoản và ban quản trị mạng xã hội. Các tài liệu sao in nếu có, chỉ sử dụng có tính chất tham khảo bàn luận, và PHẢI thông qua ý kiến của chủ tài khoản trước khi in. Việc thuyết phục, trấn áp cá nhân để ký xác nhận các tài liệu này được xem là vi phạm quyền tự do thông tin, tự do bày tỏ chính kiến. Bạn không có nghĩa vụ phải ký vào những tài liệu này vì không có cơ sở pháp lý nào đảm bảo đó là tài sản của bạn.

Có bạn đặt câu hỏi:

Nếu Nhận thì sao và Không Nhận thì thế nào?

Tôi xin trả lời ở đây:

- Việc cơ quan công an "mời làm việc" để xác nhận tài khoản Facebook của bạn trước hết đó là hành vi xâm phạm quyền tự do của mỗi cá nhân. Đây được xem là cơ hội đấu tranh của mỗi cá nhân để vượt qua sợ hãi, tăng sức đề kháng.

Vì vậy, theo ý kiến cá nhân tôi:

image
- Nhận là xác định quan điểm, và bày tỏ thái độ công khai với họ. Có thể bước tiếp theo sẽ là làm việc về các bài viết, hoặc tệ hơn và bắt giữ vì "lợi dụng quyền tự do dân chủ"... Nếu nhận thì cần công khai và chuẩn bị các thủ tục pháp lý để sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

- Không nhận là phủ nhận toàn bộ ý kiến cá nhân đã bày tỏ, xem như không liên quan, và hết chuyện. Tuy nhiên đã có một số người không có tài khoản cá nhân, không có blog, nhưng vẫn bị bắt giữ vì quan điểm của mình. 

Chúc mọi người tự tin, thoải mái khi lựa chọn thái độ khi làm việc với công an nha!





http://baomai.blogspot.com/

Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975
Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng
Hổ chết để da - Hồ chết di họa
Mùa mưa trên thành phố HCM
Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca
Quốc khánh 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép?
Sao không thấy bia căm thù "Tàu Khựa" ?
Mưa ngập lòng dân
Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama
Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến
Trách nhiệm của người cầm bút
Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00...
Rác
Magic: bấm trên hình coi ảo thuật
Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó
Về-đi-đi-về
Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’
Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động
Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn...
Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...
Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật?
Có thể học được tới 30 ngoại ngữ không?
Tranh cãi về loa phường

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.