Nhiều người nước
ngoài biết tập tục chào cúi đầu của người Nhật.
Cúi đầu để chào, cảm
ơn, và xin lỗi là cử chỉ hàng ngày và rất quan trọng trong đời sống và văn hóa
Nhật Bản.
Trong cách cúi của
người Nhật, người cúi thể hiện sự đánh giá cao và tôn trọng trước phía trước.
Nhìn chung hành động
cúi có thể được phân thành ba loại: xã giao, lịch sự, và kính trọng sâu sắc hay
xin được thứ lỗi, tùy thuộc vào độ nghiêng khi cúi người.
Cách cúi bình thường
nhất từ thắt lưng là khoảng 15 độ và chúc đầu nhẹ để chào xã giao hoặc khi đi
ngang qua ai đó có tuổi tác hay địa vị xã hội hơn mình.
Loại cúi chào thứ
hai hay được dùng, thường là trong công việc, khi vào và khi rời phòng họp. Khi
đó người ta cúi với thân được hạ xuống khoảng 30 độ.
Còn khi đã gập người
xuống 45 độ thì đó là cử chỉ kính trọng nhất hoặc khi bày tỏ lời xin lỗi hay muốn
được thứ lỗi.
Nghiêng bao nhiêu độ
khi cúi thể hiện các thông điệp khác nhau. Khi cúi nghiêng cả thân chứ không chỉ
cúi đầu.
Mặc dù trẻ em Nhật bắt
đầu học cách cúi đầu từ khi còn ở mẫu giáo, các công ty thường dạy cho nhân
viên cách cúi chào sao cho đúng.
Nam giới khi cúi hai
tay để dọc theo thân người trong khi nữ giới bắt chéo hai tay trước bụng và mắt
nhìn xuống.
Thường thì người
cúi, theo kiểu thứ hai và ba kể trên, giữ nguyên vị trí trong khoảng 2-3 giây.
Do đó khi hai bên
chào nhau thường xảy ra việc một người cúi xong sớm hơn người kia, do đó theo
phép lịch sự người “xong sớm” lại cúi lại lần nữa.
Điều này khiến hay xảy
ra việc hai bên hoặc các bên thay nhau cúi chào, hay “liên hoàn cúi”.
Tuy vậy người địa vị
thấp hơn thường cúi lâu hơn và nghiêng thân nhiều hơn so với người có địa vị
cao hơn và đôi khi một số người bề trên lại chẳng cúi chút nào.
Cúi ở tư thế 45 độ
là thể hiện hết sức tôn trọng hoặc là lời xin lỗi sâu sắc. (Quan chức Toshiba
trước cuộc họp báo hồi tháng Bảy năm nay)
Tất nhiên khi cúi để
được thứ lỗi thì thời gian cúi cần lâu hơn so với hai loại cúi chào xã giao hoặc
khi chào hỏi lúc làm việc hay cúi khi cảm ơn.
Khi gặp người nước
ngoài, nhiều người Nhật sẽ bắt tay.
Vì nhiều người nước
ngoài biết phong tục người Nhật chào kiểu cúi người nên thường dẫn đến cả hai
bên vừa cúi chào vừa bắt tay.
Vừa cúi lại vừa bắt
tay, có thể lấy ví dụ gần nhất là phái đoàn Việt Nam thăm Nhật, có thể là
kiểu chào khá phức tạp.
Khi hai người bắt
tay, họ đã có khoảng cách rất gần và nếu vừa cúi chào lại vừa bắt tay thì nên
nghiêng đầu sang một bên, thường là bên trái, để tránh bị cụng đầu.
Nói vậy thôi chứ người
viết bài này chưa từng thấy người Nhật nào mang thước ra đo xem người ta cúi có
"đúng chuẩn" hay không và cũng chẳng hề thấy tin nói ai đó phải vào
viện vì đụng đầu bởi vừa cúi lại vừa bắt tay cả.
Nguyễn Hoàng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.