Friday, September 25, 2015

Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

image
Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa.
Để phát triển nền giáo dục nước nhà, ta cần nhận thức được vị trí của mình trong mối tương quan với các nước khác. Muốn biết rõ hơn Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới, trước hết, ta hãy nhìn lại những vị thế của giáo dục Việt Nam trong quá khứ.

Việt Nam đã từng tiếp xúc mật thiết với các nền giáo dục hàng đầu thế giới. Thời phong kiến, ta chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo dục Trung Cộng, lấy Nho giáo làm nền tảng triết lý giáo dục.

Hệ thống giáo dục Trung Cộng thuộc hàng đồ sộ thế giới, qua đó, Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa của giáo dục nhân loại.

Chúng ta có quyền tự hào về thành tích khoa cử và những di sản văn hóa, giáo dục mà cha ông để lại. Có lẽ trong nền giáo dục châu Á thời trung đại, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Cộng. 

http://baomai.blogspot.com/
Thời cận đại, giáo dục Việt Nam rẽ theo quỹ đạo Phương Tây, chịu ảnh hưởng sâu sắc nền giáo dục Pháp – trung tâm văn minh thế giới. Ta đã hình thành một hệ thống giáo dục bài bản, đào tạo ra những trí thức bậc cao, nhiều người nổi tiếng thế giới.  

Trong bản đồ giáo dục thế giới thời đó, Việt Nam đứng trong hệ thống giáo dục Pháp (nếu tính yếu tố hiện đại, ở châu Á, có lẽ ta chỉ đứng sau Nhật). 

Ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, bên cạnh tiếp thu những thành tựu giáo dục từ thời phong kiến và Pháp thuộc, nay bổ sung thêm những thành tựu giáo dục của Mỹ - nền giáo dục hiện đại nhất thế giới.

http://baomai.blogspot.com/
Hệ thống giáo dục đại học phát triển lên một tầm cao mới, trong đó có Viện đại học Sài Gòn đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo cả cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đứng trong hệ thống giáo dục Tư bản chủ nghĩa và là một trong những nền giáo dục hàng đầu châu Á.

Ở miền Bắc sau 1954, hệ thống giáo dục chuyển sang quỹ đạo Xã hội chủ nghĩa (XHCN), chịu ảnh hưởng sâu sắc mô hình giáo dục Liên Xô từ mục tiêu đào tạo, chương trình học đến quan điểm học thuật...  

Các trí thức được đào tạo từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng… về đã tạo ra một không khí mới cho giáo dục Việt Nam, làm nên một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học cơ bản, nhất là Toán học. Trong bản đồ giáo dục thế giới 1955 – 1990, Việt Nam đứng trong hệ thống giáo dục XHCN. 

http://baomai.blogspot.com/
Sau khi hệ thống XHCN tan rã, giáo dục Việt Nam rơi vào bi kịch vì không biết tựa vào đâu. Những thành tựu của giáo dục Trung Cộng, Pháp, Mỹ, Liên Xô… vẫn còn đó tạo ra thế mạnh nhưng cũng là vấn đề khó khăn vì không biết vận dụng và lắp ghép chúng sao cho hợp lý.  

Người chủ trương theo mô hình này thì bị người theo mô hình kia phản đối. Người ta cũng dung hợp các mô hình lại nhưng mỗi vị lãnh đạo thiết kế theo một kiểu khác nhau, làm nửa chừng phải bỏ, rồi làm lại…. Suốt 20 năm nay, người ta vẫn loay hoay tranh cãi chưa biết giáo dục Việt Nam nên đặt bệ phóng ở đâu. 

Sau Đổi mới, giáo dục Việt Nam đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, ta phát triển thì các nước khác cũng phát triển, vậy giáo dục của ta đứng ở vị thứ nào? Nhìn vào danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, Việt Nam không có. 

Nhìn vào giải Nobel và các thành tựu khoa học lớn, ta cũng không có. Nếu có người Việt Nam nào tài giỏi thì vinh dự đã thuộc về nước khác mất rồi! Việt Nam chỉ có công sinh thành chứ không có công dưỡng dục các nhân tài đẳng cấp quốc tế.  

Thế giới thừa nhận người Việt Nam thông minh, cần cù nhưng hình như chúng ta chưa biết sử dụng những ưu thế đó để làm việc gì thích hợp. Có thể ta đã dùng nó vào những việc lạc hậu như học thuộc lòng các loại kinh kệ cổ lỗ thay vì phải viết ra một cuốn sách mới. 

Nhiều nhà khoa học có tư duy hiện đại, năng động nhưng không có đất dụng võ ở Việt Nam. Lâu nay, ta chỉ quen mang tiền đi học nước ngoài chứ không thu hút sinh viên nước ngoài mang đô la sang học Việt Nam. Như vậy giáo dục Việt Nam chưa có vị trí nào trên thương trường thế giới.  

http://baomai.blogspot.com/
Có người tự hào rằng, tỷ số GDP đầu tư cho giáo dục của Việt Nam rất lớn so với nhiều nước khác. Việc này chẳng nói lên điều gì vì không biết số tiền ấy sẽ rơi vào túi ai và cơ chế bao cấp không giúp ích cho sự cạnh tranh giáo dục.

Có người chủ trương bỏ ra khoản tiền khổng lồ phổ cập trung học (để khoe với thế giới). 

Xin thưa rằng, cơ chế nước ta còn tạo điều kiện phổ cập cả bậc Cử nhân! Nhưng nếu Việt Nam là nước đầu tiên thế giới phổ cập Đại học thì liệu có ra khỏi danh sách các nước nghèo? 

Nhiều cơ quan vẽ ra chỉ tiêu (và hợp thức hóa) bao nhiêu phần trăm Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng tầm giáo dục. Thực ra, đó cũng là một dạng của bệnh thành tích, bệnh háo danh đang gây cản trở trên đường hội nhập. 

image
Ta coi trọng danh hão nên đào tạo cái bằng để hợp thức hóa việc làm và chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường cần người thực tài, cho nên kỹ sư của ta ra nước ngoài bị chê, phải đào tạo lại. Bằng Đại học ở Việt Nam hiện nay hầu như không có giá trị quốc tế.  

Nhìn vào bản đồ giáo dục thế giới, ta không thấy Việt Nam đâu cả! Trí ta đã có, lực ta đã sẵn nhưng có lẽ do ta chưa xác định rõ mình phải đứng ở đâu nên thế giới chưa biết xếp ta vào vị trí nào!!!



TS Phạm Ngọc Hiền_VN

*****

Jun 01, 2011
Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ ...

Mar 27, 2014
Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ .

Mar 07, 2014
Đã có nhiều bài viết về : hàng giả ,bằng cấp giả, công ty lừa tiền, băng nhóm lừa đảo..vv Từ suốt bao năm nay ở Việt nam những chuyện hàng giả, hàng dỏm, chuyện lừa đủ cách, đủ kiểu được xem như "Chuyện thường ...

Sep 26, 2014
Trong bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ .

Jul 14, 2014
Trong bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ .

http://baomai.blogspot.com/

Đi cruise
Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh...
Một loạt BTV truyền hình bị Công an Hà Nội bắt giữ...
Bằng chứng khoa học về chuyện "trông mặt mà bắt hì...
Con người có đuôi và chính sách lý lịch
Con đường nhập quốc tịch Mỹ đang được rải hoa hồng...
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ
Làm sao để vừa đi làm vừa chăm con?
Chút tâm tình gửi Tạ Phong Tần
Tiêu tan sự nghiệp chỉ vì cái điện thoại
5 cách bán iphone cũ của bạn nhanh gọn
Em thích cách suy nghĩ của thầy
Lãnh đạo Volkswagen từ chức vì bê bối
Uber, GrabTaxi: Giải pháp thay thế cho việc sở hữu...
Hà Nội mùa ‘lội’ nước
Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ố...
Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong và đã đến lúc p...
Cách tốt để phát hiện người nói dối
VN 'nhạy bén hơn' khi đàn áp bất đồng
Obama kim jong un together song
Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc
Đất nước của những đường cong
Phần hoang phế bị lãng quên của nước Nga
Những nhà văn trẻ VN đâu rồi?
Kinh tế TC qua các con số chóng mặt
Các nhà lập pháp Mỹ chờ nghe Đức Giáo Hoàng diễn t...
Ban nhạc Viet Cong đổi tên sau 'bão' dư luận
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô ...
Phải làm gì khi vợ chồng sống xa nhau?
Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ
Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n...
Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x...
Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.