Friday, September 25, 2015

Tre Việt Nam trong chiếc xe đạp Mỹ

http://baomai.blogspot.com/
Tên họ của Randall Levere có âm hưởng gần giống với “Revere"- một âm ăn theo chữ Revolution - cách mạng Mỹ vốn bắt nguồn từ quê nhà của ông ở Boston, bang Massachusetts. Và hôm nay, tại Boston, dường như lại có một cuộc cách mạng mới.
Randall Levere là một thợ thủ công lành nghề có tính cách độc lập, mạnh mẽ.

image
Xe đạp Erba sử dụng chất liệu tre nhập từ Georgia, Florida và Việt Nam
Trong một thế giới bị ám ảnh với các sản phẩm giá rẻ sản xuất đại trà, Levere – vốn đam mê xe đạp từ lâu và là người sáng lập Erba Cycles – lại làm thủ công các mẫu xe đạp rất sành điệu, thân thiện với môi trường.

Ông là một trong một số ít những người ở Mỹ, châu Âu và châu Á chuộng vật liệu tre và đang tiên phong đem đến những thay đổi lớn lao cho ngành sản xuất xe đạp.

"Tôi nhìn vào một thương hiệu như Tesla và muốn nghĩ về công việc của mình theo cách đó," Levere, từng tốt nghiệp ngành kỹ sư kết cấu tại Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, nói.

"Tesla sản xuất ra những chiếc ô tô điện đẹp đẽ, thân thiện với môi trường và đem lại cảm giác rất thoải mái cho người dùng. Tôi muốn tạo ra phiên bản cực nhỏ của loại xe hơi đó."

image
Giới sản xuất xe đạp tre hiện khá hạn hẹp.

Craig Calfee, chủ công ty Calfee Design đóng tại California đồng thời là người tiên phong trong việc làm khung xe bằng sợi carbon siêu nhẹ, đang sản xuất xe đạp tre. Ông cũng hướng dẫn người dân Ghana cách làm, đồng thời lập một công ty để bán các sản phẩm, xe đạp tre Bamboosero.

Panda Bicycles và Boo Bikes ở Fort Collins, Colorado; Stalk Bicycles tại Oakland, California; và WebbWorks ở Greenville, South Carolina là những cơ sở sản xuất xe đạp tre hiếm hoi đặt tại Mỹ.

http://baomai.blogspot.com/
Tại các nơi khác trên thế giới, giới sản xuất xe đạp tre gồm có Bambolution ở Hà Lan, Bamboocycles ở Mexico, Bambike Company ở Philippines và Bamboobee ở Singapore.

Cho dù số lượng các nhà sản xuất vẫn rất ít trong một thị trường xe đạp rộng lớn, Levere, người ra mắt mẫu xe đầu tiên vào năm 2010, thấy rằng người tiêu dùng ngày đang nhận thức rõ ràng hơn về loại sản phẩm này.

image
"Số lượng truy cập vào trang web của chúng tôi đang tăng từ từ trong ba năm qua và tôi có thể nói rằng giờ đây người dùng đã sử dụng từ khoá 'tre' hoặc 'xe đạp tre' khi tìm kiếm,” ông nói.

“Ba, bốn năm trước đây, thậm chí họ còn chẳng biết tới việc tìm kiếm xe đạp tre.”

Thật là một cuộc lấn sân tuyệt vời! Một sự kết hợp đầy quyến rũ giữa sức mạnh, độ bền và vẻ đẹp. Tre vốn rất nhẹ, nhưng có độ đàn hồi bền hơn thép, đồng thời giảm xóc và chống rung tốt hơn.

"Tôi dùng loại tre ba tuổi, do vậy nó khá dày," Levere nói. Ông thường nhập tre từ Georgia, Florida và Việt Nam.

image
"Ở châu Á, người ta làm giàn giáo bằng tre và nó có thể cao tới 60 tầng. Trong các lần thử nghiệm sản phẩm, tôi chưa từng thấy tre bị gẫy bao giờ."

Tre là loại cây trồng mọc nhanh nhất thế giới, với một số loài cao thêm tới khoảng 90cm trong vòng 24 giờ. Cho nên tre là thứ cho nguồn cung cấp gần như vô tận. Tre lại tự mọc sau khi được thu hoạch mà chẳng cần phải mất công trồng lại.

Đối với các nhà chế tạo xe đạp, điều này rất có lợi bởi để làm một cái khung xe đạp người ta chỉ cần một vài thân cây tre là đủ.

"Tôi dùng sợi gai dầu hoặc sợi lanh để làm các khớp nối," Levere giải thích.

"Đầu tiên là dùng nhựa epoxy làm ẩm tre và bọc ra ngoài theo một cách đặc biệt; Tôi phải mất tới hơn một năm để hoàn thiện cách bọc này. Nhựa epoxy được làm từ phụ phẩm bột giấy và giấy, vì vậy khung xe có thể coi là ‘xanh’ gần như tuyệt đối."

image
Levere không ảo tưởng gì về tác động của sản phẩm trong vấn đề môi trường. “Nó sẽ chẳng thể bảo vệ được hành tinh,” ông thừa nhận, “nhưng là một bước đi nhẹ nhàng theo hướng đó – cộng với việc đó là một chiếc xe đạp tốt.”

Chiếc xe Erba cũng nhắm đến sự cân bằng cũ-mới: một chút hoài cổ nhưng nhưng khoẻ khoắn, trông hợp lý nhưng cũng rất sành điệu. Nó hướng tới dân thành thị hơn là những đội đạp xe cuối tuần đầy hăm hở - nhóm người yêu thích và sẵn sàng trả tiền cho sự khác biệt.

image
Dòng xe có mức giá khiêm tốn nhất – kiểu xe đi trong thành phố, cũng là loại bán chạy nhất của Erba – có giá khởi điểm là 3.000 đô la tại Mỹ. Tuy nhiên, như triết gia Thomas Paine từng nói, thì tiền nào của ấy.

"Xe này không phải là hàng dành cho số đông," Levere thừa nhận. "Như so chuyện mua một cái thuyền gỗ với thuyền sợi thuỷ tinh vậy, ta phải nhìn vào giá trị và những nét đặc biệt, nổi trội của nó.”



Ken Wysocky

http://baomai.blogspot.com/

Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?...
Đi cruise
Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh...
Một loạt BTV truyền hình bị Công an Hà Nội bắt giữ...
Bằng chứng khoa học về chuyện "trông mặt mà bắt hì...
Con người có đuôi và chính sách lý lịch
Con đường nhập quốc tịch Mỹ đang được rải hoa hồng...
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ
Làm sao để vừa đi làm vừa chăm con?
Chút tâm tình gửi Tạ Phong Tần
Tiêu tan sự nghiệp chỉ vì cái điện thoại
5 cách bán iphone cũ của bạn nhanh gọn
Em thích cách suy nghĩ của thầy
Lãnh đạo Volkswagen từ chức vì bê bối
Uber, GrabTaxi: Giải pháp thay thế cho việc sở hữu...
Hà Nội mùa ‘lội’ nước
Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ố...
Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong và đã đến lúc p...
Cách tốt để phát hiện người nói dối
VN 'nhạy bén hơn' khi đàn áp bất đồng
Obama kim jong un together song
Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc
Đất nước của những đường cong
Phần hoang phế bị lãng quên của nước Nga
Những nhà văn trẻ VN đâu rồi?
Kinh tế TC qua các con số chóng mặt
Các nhà lập pháp Mỹ chờ nghe Đức Giáo Hoàng diễn t...
Ban nhạc Viet Cong đổi tên sau 'bão' dư luận
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô ...
Phải làm gì khi vợ chồng sống xa nhau?
Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ
Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n...
Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x...
Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.