Wednesday, September 16, 2015

Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’

Nhiều người nước ngoài biết tập tục chào cúi đầu của người Nhật.
Cúi đầu để chào, cảm ơn, và xin lỗi là cử chỉ hàng ngày và rất quan trọng trong đời sống và văn hóa Nhật Bản.

Trong cách cúi của người Nhật, người cúi thể hiện sự đánh giá cao và tôn trọng trước phía trước.

Nhìn chung hành động cúi có thể được phân thành ba loại: xã giao, lịch sự, và kính trọng sâu sắc hay xin được thứ lỗi, tùy thuộc vào độ nghiêng khi cúi người.

Cách cúi bình thường nhất từ thắt lưng là khoảng 15 độ và chúc đầu nhẹ để chào xã giao hoặc khi đi ngang qua ai đó có tuổi tác hay địa vị xã hội hơn mình.

Loại cúi chào thứ hai hay được dùng, thường là trong công việc, khi vào và khi rời phòng họp. Khi đó người ta cúi với thân được hạ xuống khoảng 30 độ.

Còn khi đã gập người xuống 45 độ thì đó là cử chỉ kính trọng nhất hoặc khi bày tỏ lời xin lỗi hay muốn được thứ lỗi.

Nghiêng bao nhiêu độ khi cúi thể hiện các thông điệp khác nhau. Khi cúi nghiêng cả thân chứ không chỉ cúi đầu.
Mặc dù trẻ em Nhật bắt đầu học cách cúi đầu từ khi còn ở mẫu giáo, các công ty thường dạy cho nhân viên cách cúi chào sao cho đúng.
Nam giới khi cúi hai tay để dọc theo thân người trong khi nữ giới bắt chéo hai tay trước bụng và mắt nhìn xuống.

Thường thì người cúi, theo kiểu thứ hai và ba kể trên, giữ nguyên vị trí trong khoảng 2-3 giây.
Do đó khi hai bên chào nhau thường xảy ra việc một người cúi xong sớm hơn người kia, do đó theo phép lịch sự người “xong sớm” lại cúi lại lần nữa.

Điều này khiến hay xảy ra việc hai bên hoặc các bên thay nhau cúi chào, hay “liên hoàn cúi”.

Tuy vậy người địa vị thấp hơn thường cúi lâu hơn và nghiêng thân nhiều hơn so với người có địa vị cao hơn và đôi khi một số người bề trên lại chẳng cúi chút nào.

Cúi ở tư thế 45 độ là thể hiện hết sức tôn trọng hoặc là lời xin lỗi sâu sắc. (Quan chức Toshiba trước cuộc họp báo hồi tháng Bảy năm nay)
Tất nhiên khi cúi để được thứ lỗi thì thời gian cúi cần lâu hơn so với hai loại cúi chào xã giao hoặc khi chào hỏi lúc làm việc hay cúi khi cảm ơn.

Khi gặp người nước ngoài, nhiều người Nhật sẽ bắt tay.

Vì nhiều người nước ngoài biết phong tục người Nhật chào kiểu cúi người nên thường dẫn đến cả hai bên vừa cúi chào vừa bắt tay.

Vừa cúi lại vừa bắt tay, có thể lấy ví dụ gần nhất là phái đoàn Việt Nam thăm Nhật, có thể là kiểu chào khá phức tạp.

Khi hai người bắt tay, họ đã có khoảng cách rất gần và nếu vừa cúi chào lại vừa bắt tay thì nên nghiêng đầu sang một bên, thường là bên trái, để tránh bị cụng đầu.

Nói vậy thôi chứ người viết bài này chưa từng thấy người Nhật nào mang thước ra đo xem người ta cúi có "đúng chuẩn" hay không và cũng chẳng hề thấy tin nói ai đó phải vào viện vì đụng đầu bởi vừa cúi lại vừa bắt tay cả.



Nguyễn Hoàng

http://baomai.blogspot.com/

Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’
Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động
Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn...
Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...
Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật?
Có thể học được tới 30 ngoại ngữ không?
Tranh cãi về loa phường
Văn hóa giáo dục Việt Cộng dạy con người tàn ác, m...
Ai đã ‘rước’ một công ty TC trá hình vào cắm chốt ...
Bí mật về sự phản bội của đôi mắt
Việt Nam: 'ngã tư nghệ thuật' của Đông Nam Á
Campuchia và đặc sản côn trùng chiên giòn
Hình rõ hơn lời
Người Mỹ gốc Á hứng thú với các khu nhà nghỉ dưỡng...
Đi Tây có sướng như Tây?
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình
Nam Cực bí ẩn
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ý thức trách nhiệm hay là bắ...
Hạnh Phúc và Bất Hạnh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ c...
Đứa con vô tội và nỗi đau của người mẹ
Người Trung Cộng 'nghiện' du thuyền
Mỡ biến đi đâu khi bạn giảm cân?
Người bị 'ma ám' nhìn thấy gì?
Lo ngại về mối nguy hiểm từ đèn LED Trung Cộng
Tai họa khó lường khi cho màng bọc thực phẩm vào l...
Thiên Thần ngủ say bên bờ biển
70 năm sau Cách mạng tháng Tám
Cộng đồng người Việt hồi phục mạnh mẽ 10 năm sau K...
Mỹ phẩm quá hạn sử dụng chứa vi khuẩn độc hại
Màu sắc làm thay đổi tâm trạng ra sao?
Trần Hạnh: 'Người đem lại thay đổi'
Nguyễn Đăng Thường và những bài thơ & nhạc chế
Làng Thái Xuân: In south Houston apartments, a pie...
Cà phê và triển vọng kết cục cay đắng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.