Thursday, September 17, 2015

Mưa ngập lòng dân

http://baomai.blogspot.com/
Mấy hôm nay trời mưa suốt đêm ngày, không ít người muốn phát điên vì mưa to kèm theo hàng tá thứ hệ luỵ. Chiều ngày 15-9, cơn mưa suốt 3 tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” thành phố được mệnh danh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Mưa lớn quá, lòng dân lại bộn bề.

Ngập chìm tất cả

Bạn bè sống lâu năm ở Sài Gòn viết ngập tràn trên mạng xã hội Facebook, đại khái phàn nàn “sống biết bao nhiêu năm ở Sài Thành, chẳng khi nào nước mưa ngập đến kinh hoàng như thế”. Báo chí đua nhau dùng những tính từ, trạng từ mô tả một cách sống động nhất về Sài Gòn sau một cơn mưa kéo dài vốn rất bình thường trong suốt nhiều năm qua. Ngay cả những tờ báo chính thống nhất ở Việt Nam cũng mạnh dạng giật tít “ngập như sông”, “ngập chưa từng thấy”, dân “bơi” về nhà, …để nói về đất Sài Thành sau một cơn mưa.

image
Lướt qua các tờ báo với những hình ảnh không thể ngờ, người ta cứ tưởng Sài Gòn là đồng bằng sông Cửu Long mùa nước lớn. Nước từ đâu đổ về, kéo theo rác rưởi, nước cống đen ngòm, hôi hám, nhấn chìm biết bao mệnh đời ngược xuôi vì cơm áo gạo tiền. Công nhân tan ca vội chạy về ăn cơm kịp giờ tăng ca tối, nước ngập, đành ngồi lại tìm đỡ gói mì tôm.

Công nhân viên chức giờ tan sở vội chạy về đón con, rồi để con trên xe mà gồng, mà gánh, mà đẩy qua những đoạn đường chẳng còn biết gập ghềnh, nhấp nhô hay bằng phẳng.

Mấy bác xe ôm, thậm chí taxi cũng bó tay trước dòng nước cao cả mét, tặc lưỡi chịu đói hôm nay vì chẳng ma nào dại dột chạy ra đường mà gọi xe ôm hay réo taxi. Mà nhiều khi khách có nhu cầu, chẳng ai dám liều mà lái, không khéo đẩy xe cho khách, lại phải tốn tiền sửa xe. Ngay cả những cô chú làm công tác dọn đường cũng lắc đầu ngao ngán vì rác khắp nơi trôi nổi bồng bềnh, chẳng biết đêm nay mấy giờ nước rút, và rồi sẽ phải mất bao lâu để quét dọn những con đường đầy rác và chất thải đến mức chỉ nhìn đã phát nổi da gà.

Image
Hai bên các tuyến đường “ngập cao điểm”, đã thôi không màn tát nước ra khỏi nhà, vì nước cao quá đầu gối, có tát cũng không thể nào hết được. Dân ngao ngán, buồn bực, mệt nhọc và buông xuôi, để mặc cho buổi cơm chiều đã nguội lạnh theo lòng người nổi trôi trên từng con nước. Nhà đã chật hẹp, nước lại ngập tràn lan, đêm nay sẽ là một đêm dài vô tận.

Nói vậy không có nghĩa là ai cũng khổ. Những toà biệt thự ngoại ô, những căn hộ chung cư đắt tiền, những ngôi nhà nằm trên các tuyến đường cao và đẹp nhất Sài Gòn, vốn là nơi cư ngụ của những người giàu, có cả quan chức, vẫn hiên ngang giữa mưa gió bão bùng. Lướt qua vài tờ báo mạng, nghe vài cú điện thoại, có tiếng tắc lưỡi chẳng biết vì cảm thông hay đang lo lắng lòng dân phẫn nộ vì một Sài Gòn đáng sống. Mà dù có thế nào đi chăng nữa thì có mấy quan chức phải lội bùn lội đất, dắt xe giữa những con phố nước ngập quá hông người như vô số người dân. Nước chảy siết, đục ngầu, lạnh lẽo còn mồ hôi thì nóng đến khó chịu, thỉnh thoảng khoé mắt cay cay vì trễ giờ đón con, vì bất lực trước chiếc xe đã “chết”, vì đuối sức mà không thể gục ngã, và vì vô số nỗi lo vẫn đang bộn bề, bồng bềnh theo từng con nước.

Trách nhiệm hay không trách nhiệm?

http://baomai.blogspot.com/
Giữa lúc Sài Gòn chìm trong biển nước, báo chí rầm rộ đưa tin, thì dư luận vẫn đang tranh cãi trách nhiệm thuộc về ai. Có người khẳng định “lỗi tại trời”. Họ cho rằng những cơn mưa liên tiếp đã đong đầy lòng Sài Gòn, nên chuyện ngập khắp nơi vẫn rất đỗi bình thường. Họ cho rằng nước ngập cũng như thể “trời kêu ai nấy dạ”, chẳng can hệ đến nhà quản lý.

Khi dự báo thời tiết vẫn chưa có những khẳng định về “sự bất thường” của những cơn mưa, thì việc mưa dài, mưa dai vẫn là chuyện “như cơm bữa” mỗi năm tại Sài Gòn. Thế nên, nếu đổ lỗi cho trời thì cũng chưa “công bằng” với “thần sấm, thần mưa”. Phản bác ý kiến “thiên tai”, có người cho rằng tại các thành phố lớn khác trên thế giới, mưa cũng không ít, tại sao không ngập? Không lẽ ông trời chỉ “làm khó” Việt Nam thôi? Vì lẽ đó, trách nhiệm phải quy kết về con người, mà chính danh là các nhà quản lý.

image
Nhiều người đưa ra nghi vấn các công trình đang được thi công gần đây, như hàng loạt các dự án khu chung cư, căn hộ cao cấp, các công trình quy hoạch hạ tầng tại thành phố đang bít dần các đường thoát nước của cả Sài Gòn. Chuyện này không khó để đặt làm giả thuyết, và chừng nào chưa có các báo cáo tác động môi trường của các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng quy hoạch,… một cách thuyết phục thì nghi vấn này vẫn cho phép người dân đặt dấu chấm hỏi lên trách nhiệm của chính quyền và các ngành chức năng liên quan.

Trong khi đó, nhiều người đã bắt đầu nhắc lại vô số các dự án chống ngập, thoát nước,…với chi phí lên đến tiền tỷ trong suốt những năm qua. Hiệu quả từ các dự án nghìn tỷ chống ngập ở đâu khi Sài Gòn ngày một chìm trong biển nước? Nếu càng đổ tiền, Sài Gòn càng ngập thế này thì trách nhiệm thuộc về nhà thi công dự án, người lập kế hoạch dự án, hay người giám sát và thẩm định các dự án chống ngập? Dù là ai, thì đó chắc chắn phải có liên hệ đến trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đô thị hạ tầng.

Vẫn có nhiều người đơn giản hơn, ngắn gọn hơn khi bàn về “trách nhiệm vụ ngập thuộc về ai?” Họ nói rằng việc khiến dân lao đao vì ngập nước, không thể ai khác chịu trách nhiệm, chính là người làm quản lý, dù đó là thiên tai ngoài ý muốn. Hãy nhìn sang các quốc gia phát triển. Bộ trưởng bộ nông nghiệp từ chức vì trời nắng, dân mất mùa hàng loạt mà Bộ không giải quyết hay khắc phục được gì. Hay như chuyện thủ tướng từ chức vì một người làm trong gia đình vi phạm luật (dù không nặng). Hàng tá chuyện từ chức cho thấy trách nhiệm không chỉ dừng ở chuyện quan chức gây tổn thương cho người dân, mà còn ở chuyện không thể mang lại những điều tốt đẹp thật sự cho đời sống người dân. Chuyện ngập nước cũng vậy, dù có “thiên tai”, nhưng làm quan mà không dự trù, không giải quyết được, để nạn ngập nước, kẹt xe kéo dài nhiều năm và ngày càng trầm trọng, thì làm quan để làm gì?




Cao Huy Huân

http://baomai.blogspot.com/

Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama
Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến
Trách nhiệm của người cầm bút
Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00...
Rác
Magic: bấm trên hình coi ảo thuật
Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó
Về-đi-đi-về
Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’
Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động
Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn...
Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...
Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật?
Có thể học được tới 30 ngoại ngữ không?
Tranh cãi về loa phường
Văn hóa giáo dục Việt Cộng dạy con người tàn ác, m...
Ai đã ‘rước’ một công ty TC trá hình vào cắm chốt ...
Bí mật về sự phản bội của đôi mắt
Việt Nam: 'ngã tư nghệ thuật' của Đông Nam Á
Campuchia và đặc sản côn trùng chiên giòn
Hình rõ hơn lời
Người Mỹ gốc Á hứng thú với các khu nhà nghỉ dưỡng...
Đi Tây có sướng như Tây?
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình
Nam Cực bí ẩn
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ý thức trách nhiệm hay là bắ...
Hạnh Phúc và Bất Hạnh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ c...
Đứa con vô tội và nỗi đau của người mẹ
Người Trung Cộng 'nghiện' du thuyền

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.