Nhạc sĩ Lê Thương,
người nghệ sĩ tài danh với sáng tác bất hủ Hòn Vọng Phu, bản trường ca này như
đã gắn liền vơí tên tuổi của ông . Sở sĩ chúng tôi chỉ đề cập riêng sáng tác
này trong số nhiều bài hát của Lê Thương vì nó đã là một đóng góp rất lớn lao
cho nền âm nhạc Việt Nam.
Theo Phạm Anh Dũng
(trong bài Tiểu sử nhạc sĩ Lê Thương) Lê Thương tên thật là Ngô đình Hộ, ( Phan
Hoàng lại nói Lê đình Hộ) sinh năm 1914 tại Nam Ðịnh mất ngày 18-9-1996 tại Việt
Nam trong cảnh nghèo nàn. Măc dù là một nghệ sĩ có hạng trong nền nhạc Việt nam
nhưng ông lại hành nghề giáo sư sử địa tại một số trường tư thục ở Sài Gòn, ông
là một trong những người đi tiên phong trong nền tân nhạc Việt Nam bắt đầu cuối
thập niên 30. Lê Thương trước 1975 là giáo sư dạy về nhạc sử ở trường Quốc gia
âm nhạc, kịch nghệ Sài Gòn, về sáng tác ông khai thác nhạc tây phương để đưa
vào nhạc dân tộc hầu tạo sắc thái Việt Nam, nhạc của ông đều phản ảnh tâm hồn
người Việt, bình dị, đơn giản nhưng du dương thanh thoát.
Lê Thương sáng tác rất
nhiều, phổ nhạc vào thơ, nhưng bản nổi tiếng nhất và cũng là một trong những bản
quan trọng nhất của nền nhạc Việt Nam là Trường ca bất hủ Hòn Vọng Phu, đây là
bản nhạc kịch, dùng nhạc (chịu ảnh hưởng của Tây phương) để diễn tả một truyện
cổ tích dân gian. Bài trường ca này gồm ba bản viết y như một Tam đoạn kịch (
trilogie), bài có ba phần, mỗi phần có thể tự đứng riêng ra thành một đoản kịch
và cũng họp lại thành một trường kịch. Trên thực tế người ta cũng coi Hòn Vọng
Phu là một một Tam đoạn kịch vì có khi người ta chỉ hát bản Hòn Vọng Phu Một,
có khi riêng bài Ai Xuôi Vạn Lý, hoặc chỉ riêng bản Người Chinh Phu Về Hòn Vọng
Phu là một sự tích được truyền tụng sâu rộng trong dân gian tại một số nước thuộc
Ðông Nam Á châu như Nam Dương, Trung Hoa, Việt Nam. Hình ảnh người đàn bà chung
thủy ôm con chờ chồng hóa đá đã được cụ thể hóa tại nhiều ngọn núi ở Ðông Nam Á
như.
-Nam Dương, đảo
Bornéo có núi Mont Kinabahu, cao 4,095 mét là Hòn vọng Phu nổi tiếng tại Ðông
Nam Á.
-Tại Việt Nam có tại
nhiều nơi như Lạng Sơn (nàng Tô Thị), Bình Ðịnh ( núi bà, Hà Tiên , Phú Yên ..
-Bên Trung Hoa, tại
Cửu Long nằm trong phần đất Hồng Kông, nhượng địa của Trung Hoa cho Anh Quốc
cũng có núi Vọng Phu, bà này đứng trên sư tử đầu sơn và cõng con trên lưng theo
kiểu Trung Hoa chính công ( theo Phan Hoàng )
Sự tích cảm động của
người đàn bà ôm con chờ chồng hoá đá đã gây xúc động và gợi nguồn cảm hứng cho
các nhà thơ nhạc tại nước ta từ xưa đến nay.
- Về âm nhạc, Lê
Thương đã viết lên bản nhạc kịch lừng danh trong những năm 1946, 47 như đã nói ở
trên.
-Về Cải lương có vở
tuồng tâm lý xã hội Hòn Vọng Phu do Trung tâm Làng Văn xuất bản tháng 6 năm
2006.
-Về Thi ca Hán thì
có hai bài Vọng Phu Thạch, một của Cao Bá Quát và một của cụ Nguyễn Du.
Theo Phạm Anh Dũng
(trong Tiểu sử Lê Thương) và Vương Trùng Dương (trong Lê Thương mang tình cổ
tích dệt ngàn cung thương), bản Hòn Vọng Phu Một chịu ảnh hưởng từ Chinh phụ
Ngâm khúc của bà Ðoàn Thị Ðiểm diễn tả tâm trạng đau thương bi thiết của một
người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến, phải cam chịu nỗi cô đơn bóng chiếc.
Trong bài “Phỏng vấn cuối cùng Hòn Vọng Phu – Lê thương” của Hoàng Phan thì nhạc
sĩ tài danh này lại nói ông làm bản Hòn Vọng Phu I vào lúc ông đang sống bên bờ
một con kinh tại Bến Tre năm 1946, Lê Thương ở Hà Nội di cư vào Nam từ 1942, chịu
ảnh hưởng của không khí sôi sục kháng chiến chống Pháp hồi đó và đã diễn tả nó
giống như không khí của Chinh Phụ Ngâm, ông nói .
“Tôi nhớ khi tôi viết
Hòn Vọng Phu I là lúc tôi đang sống ở bên bờ con kinh đào Chạc Sậy nối liền
sông Ðại ( một nhánh của sông Cửu Long) với sông Bến Tre , trong không khí sôi
sục của cuộc Tổng khởi nghĩa. Cái không khí giống như trong Chinh phụ Ngâm”
Thật vậy, dưới đây
là những câu mở đầu hùng tráng.
“Lệnh vua hành quân
chống kêu dồn,
Quan với quân lên đường
Ðoàn ngựa xe cuối cùng
Vừa ruổi theo lối sông
Phía cách quan sa trường
Quan với quân lên đường
Hàng cờ theo trống dồn”…
Quan với quân lên đường
Ðoàn ngựa xe cuối cùng
Vừa ruổi theo lối sông
Phía cách quan sa trường
Quan với quân lên đường
Hàng cờ theo trống dồn”…
Lê Thương cho biết bản
trường ca đã được sáng tác trong những ngày luân lạc tại Bến Tre những năm
1945, 46, 47… Nhạc sĩ tài danh đã nói về khuynh hướng sáng tác của ông như sau.
“Chúng tôi nghe nhạc
Tây không phải bắt chước giống hệt ho, mà tìm cho mình một lối đi riêng, kết hợp
âm nhạc hiện đại với âm nhạc truyền thống dân tộc.Nhờ dựa trên cơ sở đó tôi mới
viết được những tác phẩm có tiếng vang sau này như Một Ngày Xanh và ba bản Hòn
Vọng Phu…”
Thực vậy khi nghe
Hòn Vọng Phu chúng ta thấy bản trường ca dạt dào tình cảm y như làm sống lại cả
một thời chinh chiến chan hoà tình tự dân tộc, nó diễn tả tuyệt diệu cả một sự
tích dân gian, một bi kịch đã được truyền tụng từ bao lâu nay trong lòng dân tộc.
Ta có cảm tưởng như đây là một bản nhạc thuần tuý Việt Nam mặc dù được sáng tác
theo kỹ thuật Tây phương.
Hòn Vọng Phu, Tô Thị
Vọng Phu .. là một truyện dân gian truyền miệng. Trên thực tế truyện cổ tích Việt
Nam được ghi chép lại cũng ít thôi như Truyện Cổ Nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc
và gần đây Truyện Cổ Tích Nước Nam của Trần Lam Giang, ngoài ra chúng tôi còn
thấy trong tập truyện ngắn nổi tiếng Legendes des terres sereines (Huyền thoại ở
xứ thanh bình) của Giáo sư Phạm Duy Khiêm (1908-1974) viết bằng tiếng Pháp năm
1943. Trong tập đoản thiên này truyện Hòn Vọng Phu lấy tên “La Montagne de
l’attente”.
Xin kể sơ như sau.
“Xưa kia tại một
làng miền thượng du có hai anh em mồ côi, một người anh hai mươi tuổi và một
người em gái bẩy tuổi. Một hôm có ông thầy tướng số người Tầu đi ngang qua, người
anh bèn hỏi ông chuyện tương lai của mình, ông thầy đáp.
“-Nếu ngày giờ sinh của cậu như thế … thì chắc chắn cậu sẽ phải lấy em cậu, không gì thay đổi định mệnh được”
Lời tiên tri ám ảnh
ngày đêm khiến cậu ta muốn điên lên được rồi đưa tới quyết định tàn nhẫn. Một
hôm hai anh em đi đốn củi trong rừng, thừa lúc cô bé quay lưng lại cậu ta lấy
búa chém cô ấy rồi bỏ trốn… Thế là hết ám ảnh, người anh ghê sợ tội ác của
mình, đổi tên về sinh sống tại Lạng Sơn. Nhiều năm trôi qua, chàng ta kết hôn với
con gái một nhà buôn , người vợ sinh hạ một con trai, gia đình hạnh phúc.
Một hôm trời nắng,
người chồng bước vào sân sau thấy vợ đang ngồi phơi tóc, chị ta quay lưng lại
nên không thấy người chồng. Khi vợ chải tóc, anh để ý thấy một vết sẹo dài sau
gáy bèn hỏi đầu đuôi, người vợ bèn kể lại: Chị chỉ là con nuôi ông nhà buôn, mười
lăm năm trước mồ côi, nhà chỉ có hai anh em, một hôm vào rừng đốn củi bị người
anh lấy búa chém rồi bỏ trốn, chị được bọn cướp tới cứu, sau chúng bị bỏ chạy
vì bị đuổi bắt. Một ông nhà buôn có con gái mới chết bèn đem chị về nuôi. Nghe
xong người chồng bèn xác nhận lại tên cha rồi biết chắc đó là em mình, chàng
bèn buồn bã bỏ nhà ra đi biền biệt.
Người vợ mỏi mòn chờ
đợi không thấy chồng về, nàng ôm con nên núi đợi chờ cho tới khi hóa đá….”
Ông Vũ Ngọc Phan
cũng kể một truyện anh em lấy nhau gần giống như vậy nhưng khó hiểu và rườm rà
hơn truyện của Phạm Duy Khiêm. Có người nói truyện hai anh em lấy nhau này xuất
phát tự bên Tầu, một điều lạ ngay thuở xa xưa ông cha ta và người Trung Hoa đã
nghĩ ra được đề tài táo bạo như thế.
Hòn Vọng Phu được lớp
người cũ coi như một bản nhạc bất hủ trong số những bản tuyệt diệu nhất của nền
tân nhạc Việt Nam như Thiên Thai, Con Thuyền Không Bến, Cô Láng Giềng, Cây Cầu
Biên Giới… Theo tôi nghĩ chắc không bao giờ có một Hòn Vọng Phu thứ hai.
Đây là
bản mà tôi ưa thích nhất từ hồi còn nhỏ cho tới nay, nhất là bài Ai Xuôi Vạn
Lý, nó êm dịu, bi thiết, não nùng du dương tuyệt vời thể hiện tâm trạng một người
đàn bà đau khổ mỏi mòn đợi chờ mà không gì có thể diễn tả cao hơn thế được.
Nay nhạc phổ thông được khán thính giả nồng nhiệt đón nhận, những bản xưa cũ, bất hủ như Hòn Vọng Phu đã mất đi địa vị ưu thế của nó trước đây. Tuy nhiên mặc dù đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, Hòn Vọng Phu vẫn sống và sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc.
Ðể kết thúc bài này
xin mượn lời Vương Trùng Dương ghi nhận công trạng của Lê Thương cho nền nhạc
dân tộc Việt Nam như sau:
“Hơn nửa thế kỷ đóng
góp cho âm nhạc Việt Nam, Lê Thương sáng tác hàng trăm tác phẩm, nhiều ca khúc
khai sinh cho nền âm nhạc Việt Nam tuy đánh dấu cái mốc lớn lao trong lịch sử
tân nhạc nhưng thời gian rồi sẽ phôi pha như nhiều ca khúc khác cùng thời của ông.Thế
nhưng, ngày nào còn nhắc đến hình ảnh Hòn Vọng Phu, ngày đó tên tuổi Lê Thương
vẫn còn bay lượn giữa muôn nghìn âm thanh bồng bềnh trong tâm thức.
Trọng Ðạt
*****
Sep 19, 2013
Chứng minh điều đó
là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của
Lê Thương. image. Nhạc sĩ Lê Dinh. Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm
nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc ...
Jun 19, 2015
Trước động Tam Thanh
có núi Vọng Phu và tượng nàng Tô Thị mà câu chuyện thương tâm đã được nhạc sĩ
Lê Thương diễn tả trong những bảng nhạc Hòn Vọng Phu bất tử của ông. Các địa
danh nổi tiếng nầy cũng đã được ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.