Tuesday, September 22, 2015

Kinh tế TC qua các con số chóng mặt

http://baomai.blogspot.com/
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 22/9 đánh dấu cuộc gặp giữa lãnh đạo của hai nền kinh thế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nếu so sánh với quá trình tích lũy nhiều năm của Hoa Kỳ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng nhanh chóng mặt hơn.

Đó là đô thị hóa ồ ạt và cuộc di cư của hàng chục triệu người từ nông thôn đổ ra thành phố tìm việc.

Câu chuyện về cuộc chuyển mình vĩ đại của Trung Cộng được BBC thể hiện qua hình ảnh và đồ họa tương tác sau:
Theo Liên Hiệp Quốc (UN), năm 1970. số đô thị ở Trung Cộng với cư dân hơn 1 triệu mới là 16.

Nhưng vào năm 2015, con số đã là 106 thành phố.

Ở Hoa Kỳ, con số này là 45, và ở châu Âu là 55.

Đô thị có dân số hơn 1 triệu người, giai đoạn 1970-2030

image
Nguồn: UN DESA, World Urbanisation Prospects 2014. Số liệu Hong Kong là sau cuộc chuyển giao năm 1997.

Bùng nổ xây dựng

Đi kèm với cuộc di cư khổng lồ của Trung Cộng là cơn sốt xây dựng.
Nhưng nhiều nhà mới xây không có nghĩa là có người sống trong đó – rất nhiều thành phố và khu mua sắm mới vẫn trong cảnh không người, thường được gọi là “thành phố ma”.

image

Những ngày khói bụi

image
Tăng trưởng kinh tế Trung Cộng phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phần lớn do khói bụi thải ra từ các nhà máy nhiệt điện chạy than vốn vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính ở Trung Cộng.
Trung Cộng muốn giảm ô nhiễm và đã đóng cửa hàng ngàn nhà máy đốt than.
Tuy nhiên, chỉ có 8 trên 74 thành phố lớn nhất thông qua tiêu chuẩn không khí cơ bản của chính quyền vào năm 2014, theo Bộ Môi trường nước này.

image
Tại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh chẳng hạn, chất lượng không khí bị xếp là không tốt cho sức khỏe, rất có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm, theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ đối với hầu hết các ngày – dù tổng số ngày có hại cho sức khỏe đã giảm từ năm 2008, khi sứ quán bắt đầu thu thập số liệu.

Trung Cộng cho ra số chỉ số chất lượng không khí tương tự vào năm 2012. Quốc gia này nói việc hạn chế khí thải và và đóng cửa các khu đốt than đã giúp giảm ô nhiễm không khí trong năm 2015.

Giàu có hơn

image
Đảng Cộng sản bắt đầu đưa ra nguyên tắc thị trường vốn tư bản từ năm 1978.

Sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào những năm 80, Trung Cộng trở thành một trong những nơi sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới, khi các nhà máy tận dụng giá nhân công thấp.

Kinh tế Trung Cộng phát triển với tỉ lệ trung bình khoảng 10% mỗi năm trong suốt ba thập kỷ cho tới năm 2010, tuy nhiên tăng trưởng bắt đầu chậm lại sau đó.

Trong những năm gần đây quốc gia này vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – mặc dù tổng thu nhập quốc nội (GDP) trên đầu người vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Anh Quốc.

Sụt giảm thị trường cổ phiếu vào mùa hè vừa qua làm dấy lên câu hỏi về sức sống của quá trình chuyển đổi kinh tế Trung Cộng.

Du lịch

image
Tăng trưởng GDP của Trung Cộng đồng nghĩa với việc nhiều người có của ăn của để hơn – Trung Cộng có số khách du lịch ra nước ngoài lớn nhất thế giới, và du khách Trung Cộng xếp hàng đầu về tiêu xài, chi tiêu tới 165 tỷ USD trong các kỳ nghỉ.

Các điểm đến phổ biến của người Trung Cộng là Hong Kong, Nhật Bản, Pháp, Nam Hàn, Hoa Kỳ và Thái Lan.

Tiêu thụ thịt heo

image
Thịt lợn là loại thực phẩm được người Trung Cộng từng coi là món ăn cao cấp chỉ dành cho những dịp đặc biệt.
Nhưng giờ đã khác. Do khả năng chi tiêu tăng lên, số thịt lợn được tiêu thụ cũng tăng đáng kể - và người Trung Cộng dùng khoảng một nửa tổng số lợn toàn thế giới tiêu thụ.

Bị bỏ lại?

image
Mặc dù thu nhập cá nhân tăng, không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau – khoảng cách thu nhập bình quân sau thuế giữa các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn ngày càng lớn kể từ năm 1990.

Hệ thống hộ khẩu khiến sự chia rẽ lại càng thêm trầm trọng do ngăn người lao động di cư không có được bảo hiểm y tế, nhà ở và phúc lợi xã hội ở các thành phố mà họ tới làm việc.

Và di cư hàng loạt tới thành phố cũng ảnh hưởng tới thế hệ trẻ hơn – Trung Cộng có 61 triệu “trẻ bị bỏ lại” – những em nhỏ sống ở vùng quê hiếm khi thấy mặt cha mẹ vì họ bỏ lên thành phố kiếm việc làm.

http://baomai.blogspot.com/


Các nhà lập pháp Mỹ chờ nghe Đức Giáo Hoàng diễn t...
Ban nhạc Viet Cong đổi tên sau 'bão' dư luận
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô ...
Phải làm gì khi vợ chồng sống xa nhau?
Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ
Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n...
Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x...
Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975
Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng
Hổ chết để da - Hồ chết di họa
Mùa mưa trên thành phố HCM
Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca
Quốc khánh 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép?
Sao không thấy bia căm thù "Tàu Khựa" ?
Mưa ngập lòng dân
Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama
Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến
Trách nhiệm của người cầm bút
Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00...
Rác
Magic: bấm trên hình coi ảo thuật
Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó
Về-đi-đi-về
Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.