Wednesday, September 16, 2015

Về-đi-đi-về

http://baomai.blogspot.com/
Trước đây, trong một bài viết trên Talawas, tôi đã từng bàn về chuyện “về” của một người chưa có dịp về. “Về” như một khái niệm. Lần này, tôi nói chuyện “về”. Như một câu chuyện. Vì về thật. Trước đây, tôi mang cái tâm tưởng về. Lần này, tôi mang thân xác tôi về. Về, trong một cảm giác bồn chồn ray rứt, đi. Đi Việt Nam. Trên chuyến bay dài hai mươi mấy tiếng đồng hồ, tôi lửng lơ trong tâm trạng của một chuyến đi vào vùng đất lạ, hiểm trở và chông gai.

Sài Gòn đây rồi! Đông và chật. Không thấy đường, chỉ thấy người. Và khẩu hiệu. Và bảng quảng cáo. Và tiếng xe nổ. Và nắng. Và xa lạ. Tôi nhìn Sài Gòn qua một màn sương mờ đục của ngày tháng cũ. Những thân quen chồng lên những lạ lẫm. Những cũ pha đầy những mới. Muốn hình dung tên mới của một con đường, phải hỏi cho ra tên cũ. Tôi trôi dạt giữa một Sài Gòn khác. Khác với Sài Gòn của tôi.
  
Sài Gòn Sài Gòn cơn biển động
Đàn cá lao nhanh mọi tuyến đường
Sài Gòn hối hả trời sắp sập
Cuống cuồng như thể mới bị thương
Sài Gòn lái xe rất tài năng
lách, lạn, vọt, vượt, rú, chen, băng
Sài Gòn đêm ngày dồn dập nổ
Quành, quẹo, tuôn, lao, chạy khẩn trương
Sài Gòn bây giờ không tóc tai
Không đùi không tay không mặt người
Tất tả tới lùi rất đồng dạng
Bơi giữa Sài Gòn, tôi lạc tôi
Sài Gòn Sài Gòn lạ lẫm nhau
Sài Gòn Sài Gòn bất chấp nhau
Sài Gòn inh tai còi thúc hối
Giành nhau những khoảng hẹp tan mau
Sài Gòn ban ngày không trời xanh
Sài Gòn đêm về mất ánh trăng
Sài Gòn chật ních. Không khe hở
Khoảng trống nào tôi tới để dìu em!
Em bên kia đường hồi hộp đợi
Tôi lội qua giòng xe nghênh ngang
Nhảy phóc lên lề hồn thất tán
Bần thần quên mất cả tên em

(TDN)

Rời Sài Gòn ra Huế. Chuyến bay đáp xuống phi trường Phú Bài buổi tối. Đến Huế cũng đã khuya. Lấy phòng, tắm rửa xong là vội vàng gọi tắc xi về thăm nhà. Nửa đêm. Gõ cửa như gõ vào một dĩ vãng. Nghe kẻ đi xa về, mọi người thức dậy. Nhà bà con quanh quanh cũng dậy. Nào o, nào chị, nào cháu. Cháu đâu thật nhiều: cháu lớn, cháu nhỏ, cháu bên anh, cháu bên chị, cháu bên dì, cháu bên o, cháu bên chú và có cả con của cháu. Một thế hệ mới ra đời, hồn nhiên lớn lên, nghe thưa nghe chào chóng cả mặt, chẳng biết rõ đưa nào ra đứa nào. Trong cái ồn ào cháu chắc, ngậm ngùi thắp nhang, nhìn ảnh ba người đã ra đi: mẹ và hai người chú. Vĩnh viễn đi. Những cũ âm thầm mất. Những mới lao xao đến.

Về nhà!

Chạm vào đâu cũng thấy mình ngày cũ. Sờ vào cây khế già trước sân, một bầy keo sà xuống, kêu inh ỏi. Gõ vào cột nhà, thấy đèn khuya, bút mực và những đêm học bài. Gõ vào cửa sổ, thấy mẹ ngồi đăm chiêu đắm đuối nỗi nhọc nhằn nuôi nấng. Ra vườn, nghe tiếng vạt sành, tiếng dế, sợ hãi những con ễnh ương hót vào cổ. Đêm về, nhớ những con ma: ma rà, ma le, ma trơi, ma trứng lộn, ma Mậu Thân.

Thành phố rộng và đông. Mọi đường đã thành phố. Người và xe và cửa hàng và sạp bán. Tất cả mọi con đường hầu như đặc kín các cửa hàng lớn nhỏ, tiệm ăn, quán cà phê. Các tên tiệm nghe khá vui, nhất là tiệm cà phê. Thông thường thì “Vườn cau”, “Sông xanh”, “Sầu đông”, nghiêm túc thì “Cát đằng”, “Thủy tinh”. Văn vẻ thì “Khoảnh khắc”, “Góc hẹp”, “Cũng đành”, “Vườn tình”, “Thưởng nguyệt”. Văn vẻ hơn: “Đời nghiêng”, “Giọt đắng”, “Góc trời”, “Chốn này”, “Giọt buồn” và …“Chợt nhớ”. Có đến mấy “Chợt nhớ”: “Chợt nhớ 1”, “Chợt nhớ 2”, “Chợt nhớ 3”. Ngộ nghĩnh: “Cây si”, “Nhứt Huế”, “Lang bạt”, “Rất Huế”, “Cơm nguội” và…”Lu” (với cái lu để trước quán). Hấp dẫn thì “Nhất dạ đế vương”, một tiệm ăn.

Sáng, cà phê. Chiều chưa về, đã nhậu. Chiều về, càng nhậu. Dường như cả thành phố ăn nhậu. Chạy xe đường Trịnh Công Sơn dọc theo bờ sông Hương, phải thắng gấp nhiều lần vì được mấy chủ nhân sai đàn em ra chận ngang giữa đường mời vào quán nhậu. Nghiệm ra rằng cái thế giới trịnh công sơn ngày nào đã hoàn toàn biến mất. Mưa e chẳng còn “bay bay”, mùa thu e chẳng còn biết “đi”; “lá thu mưa” e chẳng thèm “rơi mòn gót nhỏ”…Đâu rồi cái êm ả, lặng lẽ, âm thầm, kín đáo, e ấp. Huế ơi!

tôi trở về một chỗ
được gọi là quê hương
tôi lạc tôi đâu đó
như một gã đi hoang
từ đường khoe mái mới
chạnh bước lối mòn xưa
cây khế già lẩm cẩm
rụng mấy chiếc vu vơ
nửa đêm choàng thức giấc
đứng ngó ra vườn trăng
ai níu tàu lá chuối
thoáng động bóng ma quen
tới viếng thăm thằng đính
móm mém vết đời đau
tạt ngang nhà nguyệt hạ
nắng úa đẫm hàng cau
bụi tre vườn thằng lợi
lên một cửa hàng ăn
ghé góc lều thằng thụ
ôm vai lão bạn buồn
dăm đứa ngồi cụng chén
ấm lạnh cuộc hơn thua
mềm môi nhìn ngoái lại
bên song tiếng gió lùa
quê hương là vết cắn
bầm tím lớp da đời
quê hương là dấu hỏi
ném vào mỗi cuộc chơi
quê hương là ẩn ngữ
đánh đố nỗi hoài mong
về! đất trời xao xác
lạ lẫm như chưa từng
chiều lên nghe gió chướng
thổi buốt trái tim câm
nội thành tôi, ai gọi
hơi hụt giữa trời không

(TDN)

Về. Rồi lại đi.

http://baomai.blogspot.com/
Sau hàng chục tiếng trên máy bay, khi đáp xuống phi trường Houston, tôi cảm thấy mình vừa về nhà. Và  yên tâm. Ô hay! Sao lại về? Sao lại nhà?  Tôi đã chẳng vừa về thăm nhà ở Việt Nam sao!
đi
về
về
Rốt cuộc, tôi treo tôi giữa hai sợi đi/về.
Lơ lửng.



Trần Doãn Nho

http://baomai.blogspot.com/

Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’
Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động
Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn...
Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...
Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật?
Có thể học được tới 30 ngoại ngữ không?
Tranh cãi về loa phường
Văn hóa giáo dục Việt Cộng dạy con người tàn ác, m...
Ai đã ‘rước’ một công ty TC trá hình vào cắm chốt ...
Bí mật về sự phản bội của đôi mắt
Việt Nam: 'ngã tư nghệ thuật' của Đông Nam Á
Campuchia và đặc sản côn trùng chiên giòn
Hình rõ hơn lời
Người Mỹ gốc Á hứng thú với các khu nhà nghỉ dưỡng...
Đi Tây có sướng như Tây?
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình
Nam Cực bí ẩn
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ý thức trách nhiệm hay là bắ...
Hạnh Phúc và Bất Hạnh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ c...
Đứa con vô tội và nỗi đau của người mẹ
Người Trung Cộng 'nghiện' du thuyền
Mỡ biến đi đâu khi bạn giảm cân?
Người bị 'ma ám' nhìn thấy gì?
Lo ngại về mối nguy hiểm từ đèn LED Trung Cộng
Tai họa khó lường khi cho màng bọc thực phẩm vào l...
Thiên Thần ngủ say bên bờ biển
70 năm sau Cách mạng tháng Tám
Cộng đồng người Việt hồi phục mạnh mẽ 10 năm sau K...
Mỹ phẩm quá hạn sử dụng chứa vi khuẩn độc hại

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.