Cư dân ở khu vực thủ
đô nước Mỹ không ai không biết đến một nhà vườn trồng rau nổi tiếng với đủ loại
rau củ Việt Nam tươi ngon và tuyệt đối không có hóa chất. Đó là vườn rau của bà
Ngô Thị Bọc. Bà được xem là một trong những người Việt hiếm hoi thành công
trong việc làm nông trên đất Mỹ. Khách hàng ước tính vườn rau của bà Bọc hiện
trị giá hàng triệu đô-la. Khánh An đến thăm khu vườn được cho là có đầy
đủ loại rau Việt Nam này.
Thời tiết ấm nóng
kéo dài từ mùa Xuân sang mùa Thu ở Mỹ cũng là thời điểm mà người dân địa phương
tìm đến các nhà vườn để mua rau tận gốc, thưởng thức hương vị ngọt ngào, không
hóa chất của rau củ trồng theo kiểu organic (hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ).
“Bà rau” là biệt
danh mà hầu hết người dân sống ở khu vực thủ đô nước Mỹ biết về bà Ngô Thị Bọc,
người gốc Hưng Yên, chủ một vườn rau trị giá hàng triệu đô-la ngay “cạnh nhà
ông Obama” theo kiểu nói đùa của nhiều người.
“Cái ngò này mùa hè
nóng khó trồng lắm cô. Các thứ rau, mỗi một cái nó có một mùa. Mùa Xuân cô trồng
[ngò], trời ơi nó lên thương lắm. Mùa hè là rau muống, mồng tơi, rau đay, rau
lang, bầu, bí, mướp, khổ qua [mướp đắng]”.
Rau củ cắt tại vườn
được đưa ngay lên ‘chợ’, tức căn chòi do chính tay vợ chồng bà dựng lên, và chỉ
trong vòng vài giờ đồng hồ, mớ rau bà cắt lên đã được khách mua hết.
Khách vào ‘chợ’ của
bà thường tự chọn rau củ và tự cân hàng, nhưng một trong những thú vui của họ
khi mới xuống xe là bước ngay ra vườn ngắm các những hàng rau xanh mướt, thoang
thoảng mùi rau vừa mới cắt. Bãi đậu xe ngay tại vườn của bà vào những ngày cuối
tuần không đủ chỗ cho khách.
Khánh hàng của bà Bọc
toàn là mối lâu năm. Ông Tâm là một trong những người đó. Ông cho biết:
“Mua ở đây thường lắm,
mua từ hồi ở đây người ta mới làm đó con”.
“Vậy là bao nhiêu
năm rồi bác?”
“Ồ, đâu có nhớ đâu.
Hỏi bà chủ thì biết”.
“Ba mươi mấy năm rồi”,
bà Bọc tiếp lời.
Khách mối lâu năm của
bà Bọc không chỉ là người Việt mà có đủ sắc dân, từ người Mỹ đến người Ấn Độ,
Bangladesh, Campuchia…Người phụ nữ gốc Phi châu này mỗi tuần đều đến mua rau ở
vườn bà Bọc.
“Vì tôi thích! Rau ở
đây rất ngon. Tôi đã mua rau ở đây nhiều năm, hàng chục năm nay”. Bà mua hầu hết
các loại rau ở đây.
“Tôi mua mọi thứ ở
đây. Loại xốt của người Phi Châu sử dụng rất nhiều loại rau nên tôi thích mua ở
đây”.
Trả lời câu hỏi tại
sao mua rau ở vườn mà không ra chợ, nơi có đầy đủ các loại thức ăn thuận tiện
cho nhịp sống hối hả ở Mỹ, hai vợ chồng người Bangladesh cho biết:
“Vì rau ở đây tươi,
chủ vườn lại là người tốt. Đó là lý do”.
Còn người mẹ trẻ mới
sinh con được 15 ngày nói:
“Tôi muốn con tôi
làm quen với mọi thứ mà chúng tôi ăn”.
Bà Bọc không dùng
dây thun mà cắt từng sợi vải ra để cột rau. Bà nói:
“Đây là vải cô cột để
nó đừng bị hư rau”.
Thỉnh thoảng bà lại
nhúng ướt những tấm vải đắp rau nên rau củ trong ngôi chợ nhỏ của bà lúc nào
cũng xanh tươi.
Chợ vườn rau của bà
Bọc chỉ mở ra từ tháng 4 đến tháng 10 mỗi năm. Mùa đông là thời gian bà chăm
sóc cho đất để chuẩn bị cho mùa màng năm sau. Bà Bọc tuyệt đối không dùng hóa
chất, mà chỉ ủ cỏ vào đất để mang lại chất dinh dưỡng tự nhiên cho đất. Chính
vì vậy mà rau củ mua từ vườn của bà luôn cho màu xanh tươi tắn khi được chế biến.
“Bạn biết đó, chúng
ta không bị bệnh khi chúng ta ăn những thực phẩm này. Đó là lý do tại sao tôi đến
đây mua rau”.
Vườn rau của bà Bọc
thu hút khách một phần còn vì những loại rau khó kiếm ở các chợ như ngọn bí,
rau diếp cá, ngổ…
Chen giữa những luống
rau xanh là những hàng rau được “đắp mền” trắng xóa. Bà Bọc nói:
“Mùa Xuân mình đắp
cho nó ấm. Mà cái rau dền đó, ở bên này có con bọ nhảy, nó nhảy làm cây rau dền
có lỗ. Thành thử mình phải đắp nó như vậy. Mình không xịt thuốc. Mình trồng
xong mình đắp nó vậy nó không có chui vô được”.
Nghề trồng rau của
gia đình bà Bọc xuất phát từ thú vui trồng rau của chồng bà, một cựu viên chức
Mỹ sang Việt Nam trong thời chiến tranh. Khi đó, bà là một cô lễ tân trực điện
thoại ở một khách sạn, nơi bà gặp được người chồng tương lai. Bà kể:
“Ổng theo hoài, theo
hoài. Mình nói: ‘Không, ba má tôi không cho tôi lập gia đình với người Mỹ đâu
nên ông đừng theo tôi. Ông mới nói: ‘Thôi, mình không lấy nhau được thì mình kết
nghĩa anh em. Ông ấy dụ mình đấy”.
Hai vợ chồng bà Bọc
sang Mỹ chỉ vài tuần trước biến cố 30/4. Bà kể lại:
“Bơ vơ, đâu có ai, rồi
đi làm cho tay nhà bếp, cô biết không, cực lắm. Rồi đi rửa chén, một giờ có mấy
đồng bạc, sống cuộc sống rất cực. Nhưng mình được cái ông Trời ông thương, ông ấy
xếp đặt cho đủ thứ hết”.
Từ gợi ý của những
người bạn trong hãng may, những người mà bà thường đem rau cho, vợ chồng bà đã
tìm mua ngôi nhà có đất rộng, đủ điều kiện quy định để trồng rau kinh doanh. Kể
từ đó, bà bỏ hẳn việc ở hãng, chỉ ở nhà trồng rau và chăm lo con cái. Bà nói:
“Có nhiều người người
ta bày, người ta nói: ‘Bây giờ bà trồng cái này đâu có tiền, bà trồng bông đi’.
Tôi nói: ‘Thôi, người ta nghèo người ta mua đồng rau về ăn chứ ai mua bông về cắm
làm gì’”.
Chính quan niệm đơn
giản và thực tế ấy đã giúp vợ chồng bà Bọc gầy dựng cơ nghiệp. Cơ ngơi của bà
hiện có giá vài triệu đô-la. Bà bảo đấy là ‘thế giới riêng’ yên tĩnh của bà
ngay giữa lòng thủ đô của nước Mỹ náo nhiệt.
Nov 15, 2013
Tiếng là chợ, nhưng
thực ra đây chỉ là khu vườn trồng rau của vợ chồng ông Jean và bà Ngô Thị Bọc,
một phụ nữ gốc Hưng Yên. image. Vườn dọc mùng của 2 vợ chồng ông Jean trên đất
Mỹ. Ở Mỹ, đâu có kẻ bán người ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.