Một góc Á đông trong
khu nhà nghỉ dưỡng dành cho người cao niên Aegis Gardens ở ngoại ô Seatle, bang
Washington, Mỹ.
Một vấn nạn mà nhiều
gia đình Mỹ phải đối phó, đó là khi nào phải hỏi mẹ hay bố xem họ đã sẵn sàng rời
nhà riêng để dọn vào ở trong một cộng đồng cho những người về hưu, hay cơ sở
sinh hoạt được hỗ trợ. Với những người mới nhập tịch Mỹ, chính khái niệm này
thường xung đột với những kỳ vọng về văn hóa.
Đó là lý do vì sao
thành công của dự án công trình ở thành phố Seattle trong tiểu bang Washington
nhắm vào khối người cao niên gốc Hoa có thể gây bất ngờ. Nhưng những nhà phát
triển địa ốc nói nhu cầu về gia cư này phản ánh các thái độ đang thay đổi nơi
các gia đình di dân về cách thức cung cấp và tiếp nhận sự chăm sóc lúc tuổi
già.
Khu nhà ở sang trọng
dành cho người cao niên
Aegis Living, một hệ
thống hoạt động sinh lời cung cấp gia cư cho người cao niên đang đầu tư hàng
triệu đô-la để phát triển một cộng đồng nghỉ hưu tại một khu đất hiện đang bỏ
trống ở vùng ngoại ô Seattle. Với hy vọng thu hút người Mỹ gốc Hoa và di dân
Trung Cộng, Aegis Gardens, tên định đặt cho khu gia cư, sẽ bao gồm một khu vườn
Thiền, một phòng để chơi mạt chược, các y tá nói nhiều thứ tiếng, chương trình
tập khí công, một phòng uống trà và một thực đơn dồi dào thức ăn Á châu. Người
sáng lập và là trưởng ban quản trị của công ty, ông Dwayne Clark, nói để đảm bảo
sự đo lường công ty của ông đã đưa một cố vấn phong thủy để duyệt lại các kế hoạch
cho địa điểm.
Nghiên cứu dân số
cho thấy một thị trường khổng lồ cho việc chăm sóc người cao niên phù hợp với
văn hóa của họ ở khu vực Seatlle. Ông Clark nói: “Có 92.000 người Mỹ gốc Hoa
trong vòng 25 dặm. Có 30.000 người trong vòng 7 dặm. Ông Clark kể lại phản ứng
khi biết điều ấy: “Tôi đã nói: 'Bạn có đùa không, Tôi không thể tin được'”.
Khu Aegis Gardens sẽ
đòi các vị cao niên phải đóng từ 15.000 đến 60.000 để dọn vào ở, tiền thuê hàng
tháng để ở các căn hộ sang trọng sẽ lên tới 8.000 đô-la.
Một đường lối phi lợi
nhuận
Bên kia Hồ
Washington, ở khu đông nam Seattle, công trình xây dựng cũng đang được xúc tiến.
Một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Kin On đang chi ra 7 triệu đô-la để mở rộng
nhà dưỡng lão của tổ chức thành một khu lớn hơn. Khi hoàn tất, cơ sở này sẽ
cung cấp nhiều chọn lựa về gia cư cho di dân cao niên gốc Á, phần lớn hội đủ điều
kiện được chính phủ tài trợ.
Ông Sam Wan đã làm
giám đốc của Kin On ngay từ ban đầu, cách đây 30 năm. Các hành lang nay vang vọng
những lời đối thoại bằng tiếng Quảng Đông hay Quan thoại, nhưng ông Wan nhớ lại
những nghi ngại lúc đầu về việc liệu các gia đình người Hoa có chịu đưa người
già của họ vào nhà dưỡng lão hay không.
Người sáng lập và là
trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát
triển Brian Palmore.
“Những di dân mới
hơn sẽ xem xét việc để cho ông bà cha mẹ già ở lại trong nhà. Họ sống chung với
nhau, cả ba thế hệ. Hiện tượng nhà dưỡng lão là một hình thức văn hóa mang nhiều
tính Tây phương”.
Quan điểm đó mô tả
các kỳ vọng đặt vào hai chị em bà Pam Tsai. Hai phụ nữ này đã nhận chăm sóc bà
mẹ già. Nhưng khi bà mẹ, không nói được tiếng Anh, cần có sự chăm sóc chuyên
nghiệp của y tá, thì họ đã quay ra nhờ cậy vào Kin On.
Bà Tsai nói: “Mẹ
tôi, bà thích đồ ăn Tàu, bà nói tiếng Quảng. Bà thích ở đây”. Bởi vì Kin On đáp
ứng các nhu cầu ấy, gia đình cảm thấy có thể chấp nhận được.
Ở đầu kia của thành
phố, Chủ tịch ban Quản trị Aegis Living, ông Clark nhắc lại những câu đối đáp
tương tự. “Tôi nhớ đã gặp người phụ nữ này làm công tác quản trị trong ngành kỹ
thuật cao. Bà nói: “Ông Dwayne biết đó. Tôi đã phải bỏ ra gần 200.000 đô-la để
đi học lấy bằng tốt nghiệp trường Stanford và bằng quản trị kinh doanh. Tôi
không biết tôi có muốn ở nhà chăm sóc bà mẹ chồng của tôi hay không. Tôi muốn sử
dụng bằng cấp của tôi. Tôi nghĩ đây là một khái niệm đã đến thời điểm của người
nào”.
Một mái ấm gia đình
tốt hơn ở xa gia đình
Cái khó khăn của những
nhà phát triển địa ốc trong các cộng đồng mới này là làm sao cho cuộc sống
trong cơ sở của họ tốt hơn là sống ở nhà. Họ hợp tác với các khu nhà nghỉ hưu
hay những khu nhà sinh hoạt có hỗ trợ “có tính cách cạnh tranh về văn hóa” dành
cho người cao niên gốc Á trong thành phố, kể cả Seattle Keiro, mở cửa năm 2976
cho người cao niên Nhật Bản, và Nhà Di sản toàn Á, hoạt động từ năm 1998.
Mặc dầu là nơi sinh
cư của một cộng đồng lớn người gốc Á, khu vực Tây bắc Thái Bình Dương không phải
lúc nào cũng rào đón. Ông Clark giải thích rằng ông nội của vợ ông là người Mỹ
gốc Á làm công việc khuân vác ngoài bến cảnh ở Seattle, mà tục truyền trong gia
đình đã thắng giải câu cá hồi thập niên 1940, nhưng lại không được trao giải nhất
vì lý do sắc tộc của ông.
Nhưng vùng này đã được
tiếng tốt hơn nhiều khiến nhà phát triển địa ốc của khu nhà Aegis Gardens dự kiến
cơ sở có thể trở thành “điểm đến” cho những người nghỉ hưu. Ông dự đoán: “Tôi
nghĩ chúng tôi sẽ có một khối lượng lớn những người xuất thân từ Trung Cộng”,
cũng như những địa điểm gần hơn với các khối dân lớn người Hoa như Portland và
Vancouver ở Canada.
Tom Banse
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.