Tuesday, September 22, 2015

Phải làm gì khi vợ chồng sống xa nhau?

image
Khi Pamela Juliano lên kế hoạch cùng ông chồng đã kết hôn được 31 năm, cả hai phải đối chiếu lịch làm việc của nhau cũng như bất cứ cặp vợ chồng nào khác. Nhưng không giống những cặp vợ chồng khác, họ sẽ phải quyết định xem là họ sẽ ở nhà của ai vào dịp cuối tuần.

Lên kế hoặch về thời gian

“Chúng tôi ở cách nhau 125 dặm,” bà Juliano, 52 tuổi, sống ở bang Utah, Hoa Kỳ và là một nhân viên tư vấn các vấn đề chính phủ và doanh nghiệp nhỏ, nói. “Suốt tuần chúng tôi làm việc ở những nơi khác nhau và chúng tôi phải lên kế hoặch về cách dùng thời gian rảnh rỗi bên nhau.”

Cặp vợ chồng này đã có hai căn nhà trong bốn năm, kể từ khi công việc trước đây của Juliano bị chuyển đến nơi khác.
Bà phải chuyển đến Salt Lake City trong khi chồng bà, Joe, vẫn ở Helper, Utah, để tiếp tục công việc của mình.
“Quyết định được đưa ra là: ‘Xem này: đây là điều tốt nhất đối với chúng ta về mặt tài chính cũng như về mặt sự nghiệp, công ăn việc làm’,” bà kể lại. “Nhưng chúng tôi là vợ chồng. Tôi không thể nào làm việc của mình cũng như Joe không thể nào làm việc của anh ấy mà không có nhau.”

image
Các cặp vợ chồng yêu thương nhau nhưng phải sống xa nhau được các nhà xã hội học gọi một cái tên chính thức là ‘Living Apart Together’, hay LAT, có nghĩa là ‘sống xa cùng nhau’. Và tùy vào bạn định nghĩa thế nào là vợ chồng, cách gọi này có thể dùng để gọi nhiều cặp vợ chồng hơn là bạn tưởng.

“Hơn một phần năm dân số Anh quốc vốn được xếp vào loại độc thân thật ra lại đang hẹn hò nhưng không sống chung cùng với người yêu của mình,” Sasha Roseneil, giáo sư xã hội học ở Birkbeck, Đại học London, người đã nghiên cứu nhóm dân cư đặc thù này, cho biết. “Con số này là khoảng 5 triệu người, tức 9% dân số trưởng thành.”

Linh hoạt hơn trong cuộc sống?

http://baomai.blogspot.com/
Khoảng một phần ba trong số những người này cho biết họ không thích sống chung bởi vì họ muốn giữ nhà riêng của mình và đang ưu tiên cho những trách nhiệm khác. Và khoảng 10% phải sống trong cảnh LAT bởi vì bạn đời của họ phải đi làm việc hoặc học hành ở nơi khác.

“Đối với một thành phần tương đối nhỏ những người đàn ông và phụ nữ vốn coi trọng sự nghiệp, việc sống như vợ chồng nhưng phải xa nhau trở thành điều không thể tránh khỏi, nhất là trong những ngành nghề mà khó cho cả vợ hay chồng cùng kiếm được việc làm ở cùng thành phố,” Roseneil nói.

Ở Úc, khoảng từ 7 cho đến 9% người dân trưởng thành có bạn đời sống ở nơi khác, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Gia đình Úc.

Ở Mỹ, 3,6 triệu những người trưởng thành đã kết hôn sống xa bạn đời, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.

Ở Canada, 7% người trưởng thành có mối quan hệ vợ chồng bền vững nhưng không ở cùng địa chỉ, theo Cục Thống kê Canada.

http://baomai.blogspot.com/
“Đối với nhiều người, việc sắp xếp cuộc sống như thế này giúp cho họ sự linh động để đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống hiện đại và cân bằng giữa tình cảm vợ chồng và sự độc lập,” Miranda Phillips, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội NatCen ở Anh, cho biết.

Dưới đây là những gì có thể xảy ra nếu bạn rơi vào tình huống tương tự.

Yêu cầu đặt ra

Đòi hỏi những gì: Bạn sẽ cần phải độc lập và tin tưởng bạn đời, và cần có kỹ năng giao tiếp tốt, có tiền để đi lại và sức chịu đựng về tâm lý để có thể sống một mình. “Nếu bạn có nhu cầu gặp người bạn đời mỗi ngày thì cách sống này sẽ không thích hợp cho bạn,” Bela Gandhi, người sáng lập và giám đốc điều hành của Smart Dating Academy ở Hoa Kỳ, nói.

Cần chuẩn bị trong bao lâu: Dành thời gian trước đó để bàn bạc xem gặp nhau như thế nào là tốt nhất, chẳng hạn như ai sẽ tới chỗ ai, mức độ thường xuyên sẽ là thế nào, và làm sao để trang trải nổi chi phí cần thiết cho cả hai chỗ ở. Nếu có chuyện gì trong quan hệ giữa hai người hoặc có bất kỳ vấn đề gì khác cần giải quyết cho xong thì hãy dành thời gian để làm việc đó.

“Hãy thành thật và thực tế về những điểm mạnh trong cuộc hôn nhân của bạn,” Juliano nói. “Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi cần cải thiện cách chuyện trò liên hệ với nhau. Chúng tôi đã hứa với nhau được vài tháng, và biết rằng chúng tôi sẽ phải giải quyết việc này, chúng tôi sẽ phải tìm ra cách để cải thiện mối liên hệ với nhau.”

http://baomai.blogspot.com/
Cần làm ngay: Hãy trao đổi cởi mở với nhau để biết nên xử sử ra sao. "Bạn cần phải rất minh bạch về tình trạng hôn nhân hay quan hệ tình cảm của mình," Gandhi nói. "Nếu bạn là người duy nhất trong mối quan hệ tình cảm nghiêm túc thì bạn cần phải nói ra một cách dễ dàng rằng 'Đây là bạn trai của tôi', và điều đó đồng nghĩa với việc hai người sẽ không gặp gỡ hẹn hò hay tán tỉnh người khác. Nếu không, bạn cần chọn cách giữ mối quan hệ tình cảm lỏng lẻo hơn, bỏ ngỏ cho mỗi bên khi hai người sống xa nhau."

Lên kế hoạch giữ liên lạc: Không phải ai cũng muốn giữ liên hệ theo cách giống nhau. Có thể bạn muốn gửi tin nhắn mỗi giờ, còn người bạn đời của bạn lại muốn chuyện trò qua điện thoại vào cuối ngày. “Cho dù bạn muốn điều gì giữa hai người thì phải nói rõ với người bạn đời của mình và nếu hai người không có sự giống nhau thì có thể mỗi bên sẽ cần nhân nhượng nhau một chút cho phù hợp,” Gandhi nói.

Gánh nặng chi phí

http://baomai.blogspot.com/
Gặp nhau thường xuyên: "Liên lạc thường xuyên là điều quan trọng trong việc duy trì tình cảm khi hai người bạn đời phải sống xa nhau, cho dù là gặp nhau hay dùng các cách thức khác như điện thoại hay thư điện tử,” Phillips nói. Những cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ giữ lửa cho sự yêu thương. Tuy nhiên công nghệ hiện đại giúp mọi người có thể nhìn thấy mặt nhau hàng ngày. Hãy tận dụng Facetime, Skype and các phần mềm như WhatsApp để chuyện trò qua hình thức video chat.

Chia sẻ chi phí: "Gánh nặng lớn nhất là chi phí đi lại và cả hai đều phải hiểu và cùng chia sẻ chi phí này,” Gandhi nói. Đây có thể là vấn đề nếu một trong hai người có điều kiện kinh tế khá hơn nhiều so với người kia, cho nên trong trường hợp đó bạn phải đề ra những gì mà hai người trông đợi ở nhau ngay từ đầu. “Không ai muốn cảm thấy mình bị lợi dụng hay không có tí vai trò gì trong mối quan hệ,” Gandhi nói.

Kiểm soát tốt việc chi tiêu: Duy trì hai căn nhà có nghĩa là phải chi trả hai hệ thống hóa đơn khác nhau và một ngân sách phức tạp. “Nếu trong cuộc sống hôn nhân bạn không nói về những vấn đề tài chính cho đến khi nó trở thành trở ngại thì cuộc hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu cả,” Juliano nói. “Chúng tôi giải quyết việc nhà việc cửa qua điện thoại và tin nhắn cho nên khi đến lúc gặp nhau chúng tôi chỉ dành thời gian cho nhau. Bạn sẽ không có thời gian để mà cãi vã đâu.”

Nhìn về tương lai

http://baomai.blogspot.com/
Hãy nhờ chuyên gia về thuế: Nếu bạn có gia đình thì việc sống xa nhau sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về thuế, nhất là khi hai nơi có mức thuế khác nhau. “Điều này sẽ khiến cho việc hoàn thuế phức tạp hơn,” Gretchen Stangier, một nhà hoạch định tài chính ở Oregon, Hoa Kỳ, nói. Nếu bạn phải khai thuế ở các bang khác nhau hay ở các quốc gia nhau thì hãy nhờ người có chuyên môn giúp đỡ để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót nội dung nào.

Chuẩn bị cho việc nghỉ hưu sau này: Một trong những vấn đề của việc sống riêng là chi phí sẽ cao hơn – phải trả thêm tiền nhà, thêm đồ đạc và đồ bếp và chi phí đi lại. “Vấn đề là hai người sẽ bị giảm tiền dành dụm cho lúc về hưu,” Stangier nói. Kiểm tra sổ sách chi tiêu để xem liệu kế hoạch về hưu của bạn có bị ảnh hưởng hay không.

Hiểu biết pháp lý: Nếu bạn đã kết hôn thì bạn có quyền lợi pháp lý giống như bất cứ những cặp vợ chồng nào khác cho dù bạn có sống chung với nhau hay không. Nhưng nếu bạn không kết hôn thì địa vị pháp lý của bạn – quyền lợi và quyền được hưởng sự bảo vệ – sẽ tùy thuộc vào nơi bạn sống, và nhiều nơi không cho những người không sống chung hưởng quyền lợi gì.

http://baomai.blogspot.com/
"Trong một số trường hợp luật nơi cư trú trao cho những cặp sống chung vị thế pháp lý giống như những cặp có đăng ký kết hôn," một bài báo về quyền lợi pháp lý cho các cặp LAT đăng trên tạp chí luật chuyên về hôn nhân gia đình Journal of Social Welfare & Family Law viết.

Những cặp sống chung có thể đăng ký như là bạn đời của nhau, qua đó được hưởng nhiều lợi thế về tài chính. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ là mình sẽ thua thiệt những gì nếu lựa chọn không sống chung cùng nhau.

image
Cần cân nhắc: Hãy tính tới chuyện khi nào thì kết thúc việc sống xa nhau. Với hầu hết mọi người thì cách sống này không thể lâu bền được.

Nếu hai người thực sự thấy ổn khi phải sống cách xa nhau mãi mãi thì có lẽ đã đến lúc nên đặt câu hỏi phải chăng đó là mối quan hệ phù hợp. Vợ chồng bà Juliano đang mong sẽ dọn về bên nhau trong vòng năm, sáu năm nữa, chấm dứt cảnh mỗi người một nơi.

"Chắc chắn là khi đó chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian cho nhau hơn," Juliano nói. "Nhưng vẫn đang phải bàn xem sẽ chọn chỗ nào làm nơi ở chính cho hai vợ chồng."



Kate Ashford

*****

Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n... Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x... Nghiêm chỉnh và nham nhở Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn... Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị... Ban nhạc AVT - Trước năm 1975 Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng Hổ chết để da - Hồ chết di họa Mùa mưa trên thành phố HCM Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca Quốc khánh 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép? Sao không thấy bia căm thù "Tàu Khựa" ? Mưa ngập lòng dân Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến Trách nhiệm của người cầm bút Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00... Rác Magic: bấm trên hình coi ảo thuật Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó Về-đi-đi-về Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’ Làm sao để chôn hai chế độ? Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'? Chuyện cây cầu Ba Cẳng Dân chơi cầu Ba Cẳng Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’ Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn... Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...

Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ
Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n...
Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x...
Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975
Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng
Hổ chết để da - Hồ chết di họa
Mùa mưa trên thành phố HCM
Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca
Quốc khánh 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép?
Sao không thấy bia căm thù "Tàu Khựa" ?
Mưa ngập lòng dân
Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama
Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến
Trách nhiệm của người cầm bút
Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00...
Rác
Magic: bấm trên hình coi ảo thuật
Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó
Về-đi-đi-về
Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng
Dân chơi cầu Ba Cẳng
Sáng kiến của một ‘Con Vẹt’
Tiến sĩ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
Viet Focus: Từ tị nạn đến cộng đồng năng động
Du khách Trung Cộng chôm kim cương và nuốt vào bụn...
Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washingto...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.