Đức Giáo Hoàng cử
hành Thánh lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, Thánh bổn mạng của Cuba, ở
Santiago, ngày 22/9/2015
Đức Giáo Hoàng
Phanxicô sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Roma đến phát biểu
trước lưỡng viện Quốc hội vào ngày 24 tháng 9. Các nhà lập pháp Mỹ đều háo hức
chờ đợi và chuẩn bị lắng nghe những phát biểu của người được gọi là "Giáo
hoàng của người nghèo," người nổi tiếng là nói lên những suy nghĩ của mình
và thách thức những người giàu có và quyền thế.
Tại Tòa nhà Quốc hội,
mọi người háo hức đón chờ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến phát biểu trước lưỡng viện
Quốc hội. Và không ai háo hức hơn người đã mời ông, Chủ tịch Hạ viện John
Boehner, một người Công giáo sùng đạo. Trong một video đặc biệt, ông Boehner
cho biết các nhà lập pháp rất quan tâm tới những gì Đức Giáo Hoàng sẽ nói:
"Sự tiếp xúc của
ông đối với người nghèo, việc mọi người nên sùng đạo hơn. Ông có một số lập trường
hơi gây tranh cãi nhưng ông là Đức Giáo Hoàng mà!"
Nhưng một số nhà
phân tích nói rằng những lập trường gây tranh cãi đó có thể khiến ông Boehner hối
tiếc về lời mời của mình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng mạnh mẽ về sự
nguy hiểm mà sự bất công về kinh tế và biến đổi khí hậu đề ra cho hành tinh của
chúng ta, và Vatican đã hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Những lập trường
của Đức Giáo Hoàng về những vấn đề này gần với quan điểm của Tổng thống Barack
Obama của Đảng Dân chủ hơn so với những quan điểm của những nhân vật hàng đầu của
Đảng Cộng hòa. Linh mục và nhà phân tích Thomas Reese giải thích:
"Và khi Ngài đến
Quốc hội, nếu Ngài nói nên chào đón người nhập cư và người tị nạn, nên chăm lo
cho người nghèo, hoặc nên bảo vệ môi trường, đây là những vấn đề mà khi Ngài
nêu lên, phe Dân chủ sẽ đứng bật dậy và vỗ tay. Và phe Cộng hòa sẽ làm gì, ngồi
im chăng? Nếu họ đứng dậy và vỗ tay, phe Tea Party sẽ rất khó chịu với họ."
Một thượng nghị sĩ Đảng
Cộng hòa, Dân biểu Paul Gosar, cho biết ông sẽ tẩy chay phát biểu của Đức Giáo
Hoàng vì vấn đề biến đổi khí hậu.
Về phía Đảng Dân chủ,
Dân biểu Luis Gutierrez so sánh sự tương phản giữa lòng từ bi của Đức Giáo
Hoàng đối với di dân và những lời lẽ chống di dân khắc nghiệt của ứng cử viên tổng
thống đang dẫn đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump.
"Ở nhiều mặt, Đức
Giáo Hoàng Phanxicô là thuốc giải độc cho nọc độc của Donald Trump."
Nhưng về những vấn đề
khác, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính và phá thai, Đức Giáo Hoàng có thể nói
những điều mà nhiều người thuộc Đảng Dân chủ không thích. Ông Reese nói ông hy
vọng Đức Giáo Hoàng sẽ có thông điệp này cho Quốc hội:
"Hy vọng rằng
Ngài cũng sẽ nói với họ, ‘Hãy vượt qua chính trị đảng phái của quý vị! Đã đến
lúc hợp sức lại, làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề của đất nước này
và của thế giới.’ Và lúc đó, tất cả người dân Mỹ sẽ đứng dậy và vỗ tay!"
Có thể phải cần nhiều
hơn một chuyến thăm của thậm chí là Đức Giáo Hoàng Phanxicô để các thành viên
Quốc hội ngưng tranh cãi và làm việc cùng nhau.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.