Việt Nam, một trong
những cách thức thường được cơ quan công an sử dụng để "mời" một cá
nhân bất đồng chính kiến đến trụ sở làm việc đó là xác minh tài khoản Facebook
có đúng thật do người ấy làm chủ hay không.
Đứng trước loại giấy
mời kiểu này, người nhận thường có hai lựa chọn: NHẬN hay PHỦ NHẬN tài khoản của
mình.
Việc lập một tài khoản
trên Facebook với tên giống nhau và hình ảnh đại diện giống nhau là chuyện hết
sức dễ dàng. Vì vậy quyết định NHẬN hay KHÔNG NHẬN nó tuỳ thuộc vào lựa chọn của
mỗi người.
Cá nhân tôi là một
người chọn mục tiêu đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm thông
tin trên Internet nên tôi luôn xác nhận các tài khoản facebook và blog của
mình. Đây là thái độ, là quan điểm và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vì những
gì mình viết.
Tôi nhấn mạnh chữ
TRÁCH NHIỆM ở đây với ý muốn nói rằng: ở một nước độc tài, bưng bít thông tin
thì việc tự do bày tỏ quan điểm bất đồng với chính phủ luôn bị xem là "phản
động", nếu một người có trách nhiệm với những gì mình viết thì thông tin sẽ
có giá trị và có sức thuyết phục hơn rất nhiều.
Không nên tập cho
mình lối suy nghĩ "Facebook mà, muốn viết gì thì viết", bởi đó cũng
chính là lý lẽ mà cơ quan công an hay đưa ra để thuyết phục số đông "đừng
tin mấy chuyện đó, trên mạng mà, ai muốn nói gì chả được, có ai chịu trách nhiệm
đâu".
Có vài điều ta nên
biết trước khi quyết định nhận hay phủ nhận tài khoản cá nhân của mình:
1. Một cá nhân khi
đăng ký tài khoản ở mạng xã hội đều phải đọc và tuân thủ các quy định giữa người
dùng và ban quản trị mạng xã hội đó. Các quy định này được công bố rõ ràng
thành nhiều điều khoản khác nhau, mọi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để
trang bị kiến thức khi tham gia mạng xã hội cho bản thân. Mọi hành vi xâm nhập
vào tài khoản cá nhân của người khác trên một mạng xã hội để quy chụp và trấn
áp là xâm phạm quyền riêng tư.
2. Một cá nhân chỉ
chịu trách nhiệm khi tài khoản của mình được đăng nhập bằng đúng thông tin (số
điện thoại, địa chỉ email...) mà mình đã đăng ký với ban quản trị mạng xã hội.
Đây là tài sản riêng của mỗi cá nhân, vì vậy việc dùng thủ thuật để phá khoá,
xâm nhập tài khoản là bất hợp pháp. Và mỗi người có quyền từ chối cung cấp
thông tin cá nhân cho người khác khi có yêu cầu.
3. Không tổ chức, cá
nhân nào được phép sao chép, in bài viết từ tài khoản mạng xã hội của một cá
nhân ra để làm thành tài liệu bởi đó là tài sản riêng của chủ tài khoản và ban
quản trị mạng xã hội. Các tài liệu sao in nếu có, chỉ sử dụng có tính chất tham
khảo bàn luận, và PHẢI thông qua ý kiến của chủ tài khoản trước khi in. Việc
thuyết phục, trấn áp cá nhân để ký xác nhận các tài liệu này được xem là vi phạm
quyền tự do thông tin, tự do bày tỏ chính kiến. Bạn không có nghĩa vụ phải ký
vào những tài liệu này vì không có cơ sở pháp lý nào đảm bảo đó là tài sản của
bạn.
Có bạn đặt câu hỏi:
Nếu Nhận thì sao và
Không Nhận thì thế nào?
Tôi xin trả lời ở
đây:
- Việc cơ quan công
an "mời làm việc" để xác nhận tài khoản Facebook của bạn trước hết đó
là hành vi xâm phạm quyền tự do của mỗi cá nhân. Đây được xem là cơ hội đấu
tranh của mỗi cá nhân để vượt qua sợ hãi, tăng sức đề kháng.
Vì vậy, theo ý kiến
cá nhân tôi:
- Nhận là xác định
quan điểm, và bày tỏ thái độ công khai với họ. Có thể bước tiếp theo sẽ là làm
việc về các bài viết, hoặc tệ hơn và bắt giữ vì "lợi dụng quyền tự do dân
chủ"... Nếu nhận thì cần công khai và chuẩn bị các thủ tục pháp lý để sẵn
sàng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Không nhận là phủ
nhận toàn bộ ý kiến cá nhân đã bày tỏ, xem như không liên quan, và hết chuyện.
Tuy nhiên đã có một số người không có tài khoản cá nhân, không có blog, nhưng vẫn
bị bắt giữ vì quan điểm của mình.
Chúc mọi người tự
tin, thoải mái khi lựa chọn thái độ khi làm việc với công an nha!
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.