Tuesday, September 22, 2015

Phần hoang phế bị lãng quên của nước Nga

image
Hiện ra lờ mờ trong sương mù và tuyết phủ, nơi là đống đổ nát tàn tích của một thời công nghiệp, chỗ là tượng đài thể hiện một tương lai không bao giờ thành hiện thực.

Ẩn mình dưới đáy sâu

image
Những hình ảnh được Danila Tkachenko lưu lại qua ống kính là những phế tích từ một thế giới khác.

Để thực hiện dự án Khu vực cấm, chàng thanh niên Nga 25 tuổi đã lang thang quanh những nơi từng là tuyệt mật dưới thời Liên Xô cũ. 'Khu vực cấm' – được trao giải thưởng ảnh 2015 European Publishers Award for Photography – đem chúng ta đến với những mỏ dầu bỏ hoang, những thị trấn mỏ và các căn cứ quân sự cũ hay các ‘thành phố bí mật’ không bao giờ xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào.

Trong hình trên là chiếc tàu ngầm chạy bằng dầu diesel lớn nhất thế giới.

Lịch sử tàn nhẫn

image
"Năm 2011, tôi đến thăm bà ngoại. Bà sống ở thành phố Ozyorsk. Đó là một thành phố khép kín, nơi người ta đã làm ra vài quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô," Tkachenko nói với BBC Culture và giải thích lý do khiến anh có cảm hứng bắt tay làm dự án này.

image
"Năm 1957 từng có một tai nạn thảm khốc xảy ra nhưng được giữ bí mật hoàn toàn. Thành phố được bao quanh bởi các hồ nước vẫn còn ô nhiễm phóng xạ. Câu chuyện gây cho tôi ấn tượng sâu sắc; nó cho thấy tiến trình công nghệ gây tác hại tới con người như thế nào."

Một trong những bức ảnh của Tkachenko thể hiện cảnh xét nghiệm độ ô nhiễm nước ở thành phố; bức ảnh trên đây chụp những toà nhà vốn từng là các khu tập thể tại thị trấn khoa học vùng cực bắc chuyên nghiên cứu sinh học, nay bỏ hoang.

 Chinh phục mặt trăng

image
Bức ảnh này cho thấy các giai đoạn khác nhau trong vòng đời một tên lửa vũ trụ.

Tkachenko đã được trao giải nhất ở hạng mục Hình tượng sắp đặt trong Cuộc thi ảnh báo chí 2014 với chủ đề Đào thoát, với cảnh những người đàn ông rút lui khỏi xã hội. Anh tin rằng hai dự án ảnh này có liên quan đến nhau.

image
"Trong dự án Đào thoát tôi muốn nói đến những người muốn ẩn mình, những người đã bỏ chạy khỏi quá trình phát triển công nghệ. Trong dự án Khu vực cấm, tôi lại chỉ trích tiến trình đó."

Trong sương mù

image
Nhiều khu hoang phế trong ảnh của Tkachenko - như đài quan sát bỏ hoang này - chìm trong sương mù.

"Tôi thực hiện dự án trong mùa đông năm 2013 và 2014, chỉ chụp các bức ảnh trong những điều kiện thời tiết nhất định và tôi đã phải chờ đúng lúc mới bấm máy," anh nói.

"Tôi muốn tạo khoảng cách nhất định với khán giả. Nó là một biểu tượng của sự trống rỗng, như thể không có gì tồn tại ngoài các vật thể này. Đối với tôi, đó là một phép ẩn dụ của một tương lai hậu khải huyền."

Đào xới quá khứ

image
Những bức hình trong Khu vực cấm đưa ra một cái nhìn khác về lịch sử hiện đại. Khi xem các bức ảnh này, Tkachenko tin rằng "chúng ta có thể tưởng tượng được tương lai và nhìn nhận nó một cách mơ hồ."

image
Anh so sánh mình với một nhà khảo cổ "bắt gặp những vết tích của một nền văn minh trong quá khứ, qua đó hiểu được lý do tại sao chúng ta lại tạo ra các thứ này".

Tấm hình này chụp chiếc Bartini Beriev VVA-14, một chiếc thuỷ phi cơ cất cánh thẳng đứng đồng thời có thể lướt trên mặt nước và dùng để chống tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Chỉ có hai chiếc làm theo nguyên mẫu thiết kế gốc được sản xuất và cất cánh lần đầu vào năm 1972, nhưng dự án này sau đó đã bị hủy bỏ.

Chiến tranh giữa các vì sao

image
"Con người luôn cố gắng để sở hữu nhiều hơn những gì họ có," Tkachenko nói. "Tốt hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn: những ý tưởng này thường là ý thức hệ của các chính phủ; để đạt được các mục tiêu, họ sẵn sàng hy sinh gần như tất cả mọi thứ.”

image
Tham vọng còn vượt ra khỏi phạm vi Trái Đất: hình ảnh này cho thấy “những ăng ten được dựng lên để liên lạc với các hành tinh khác".

Theo nhiếp ảnh gia thì "Liên Xô đã lập kế hoạch xây dựng căn cứ trên các hành tinh khác và chuẩn bị các phương tiện để liên lạc, nhưng những cơ sở này chưa bao giờ được sử dụng và nay thì bị bỏ hoang."

image
Trong cảnh hoang tàn, các toà nhà và các đống đổ nát được ống kính của Tkachenko ghi lại đã tiết lộ nhiều về những người đã từng xây dựng chúng.

"Bất kỳ tiến trình nào rồi cũng đến hồi kết thúc, chẳng chóng thì chày, do các nguyên nhân khác nhau - chiến tranh hạt nhân, khủng hoảng kinh tế, thiên tai... Đối với tôi, thật thú vị khi chứng kiến những gì còn sót lại."

image
“Khu vực cấm” sẽ được nhà in Dewi Lewis Publishing xuất bản bằng tiếng Anh vào cuối năm 2015

image
Fiona Macdonald

http://baomai.blogspot.com/

Những nhà văn trẻ VN đâu rồi?
Kinh tế TC qua các con số chóng mặt
Các nhà lập pháp Mỹ chờ nghe Đức Giáo Hoàng diễn t...
Ban nhạc Viet Cong đổi tên sau 'bão' dư luận
Giáo dân Việt trước giờ Đức Giáo Hoàng đến thủ đô ...
Phải làm gì khi vợ chồng sống xa nhau?
Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 con ở Mỹ
Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta n...
Những điều nên biết về việc cơ quan công an muốn x...
Nghiêm chỉnh và nham nhở
Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu
Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Cộn...
Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
Đạt cực đỉnh: chỉ cần nhấn nút
Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại VN
Người Việt ở Munich: ‘Nể người Đức!’ qua chuyện tị...
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975
Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng
Hổ chết để da - Hồ chết di họa
Mùa mưa trên thành phố HCM
Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca
Quốc khánh 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép?
Sao không thấy bia căm thù "Tàu Khựa" ?
Mưa ngập lòng dân
Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama
Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến
Trách nhiệm của người cầm bút
Một nhà sư gốc Việt ở Mỹ bị bắt vì biển thủ 150.00...
Rác
Magic: bấm trên hình coi ảo thuật
Chú viết báo tếu quá dám mó chúng nó
Về-đi-đi-về
Triệu phú: vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây
Nhạc sĩ Lê Thương và Hòn Vọng Phu
Triệt hạ thánh giá ở Trung Cộng
Nhật Bản: 'Kính thưa các kiểu cúi’
Làm sao để chôn hai chế độ?
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Chuyện cây cầu Ba Cẳng


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.