Pages

Friday, April 1, 2016

Căn bệnh thời đại của sinh viên, học sinh, “lo lắng, thiếu tập trung, trầm cảm”

black and white black help white dead
Gần đây tôi có nghe các thầy cô giáo giảng dạy từ  bậc tiểu học cho đến đại học than phiền về sự lo ra và mất tập trung của phần lớn những em học sinh, sinh viên trong lớp học. Các em dường như mất khả năng kiên nhẫn và dễ trở nên mau chán. Giáo sư, khoa học gia chuyên môn nghiên cứu về sự nhận thức, Daniel William, lý luận rằng “Tôi nghĩ không phải các em không có khả năng tập trung mà các em cảm thấy không muốn hay không đáng bỏ công và nỗ lực vào việc học tập.”

Vấn đề chúng ta thấy ở đây là nếu các em ưa thích điều gì thì rất chú tâm vào việc đó, ngoài ra không muốn làm những việc không cảm thấy thú vị hay bị bắt buộc phải làm.

black and white help crazy dead run
Khi buồn chán, các em thường tìm kiếm những việc thú vị khác để làm. Cái gần tầm tay nhất vẫn là việc sử dụng smart phone(điện thoại thông minh) là một máy tính thu nhỏ mà cũng là một dụng cụ truyền thông (social media) . Nó giúp các em trò chuyện, chơi games, đọc sách, tìm thông tin tài liệu để làm bài tập, nghe nhạc và biết bao tiện lợi khác. Tuy nhiên tính tiêu cực của những dụng cụ truyền thông này cũng nhiều không kém. Nó khiến các em không tập trung được trong việc học hành. Các em có thể tiếp xúc với các người xấu trên mạng.

Các trang tình dục đầy rẫy ở đó, bao gồm việc có thể làm con mồi cho các kẻ sát nhân hay săn tìm tình dục kể cả các thầy cô giáo xấu. Ngoài ra internet còn là nơi các em bị bạn bè tấn công hay bắt nạt dễ dàng nhất. Do đó, social media  đã bị ngăn cấm dùng trong lớp học, có nơi cho phép nhưng phải dưới quyền kiểm soát và quan sát của các thầy cô giáo. Luật thì cấm, các em vẫn lén lút dùng vì sức lôi cuốn của nó rất mãnh liệt. Ngày nay, chính người lớn chúng ta hàng ngày, cũng bị gắn chặt, cuốn hút vào chiếc điện thoại thông minh cầm tay nói gì các em.

image
Ngoài lý do chán học, những áp lực của đời sống, ngày càng đè nặng lên các em và các giáo chức ngoài xã hội cũng như trong học đường. Các cuộc thi giáo dục được đặt ra trong các trường học ở Hoa Kỳ là một áp lực lớn. Các em tiểu học phải thi test hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và toàn quốc nữa. Những luật lệ liên bang Hoa Kỳ gần đây đòi hỏi nhà trường phải theo dõi tiến trình học tập của các em gắt gao bằng các cuộc thi trắc nghiệm được gọi là test.

Ngoài ra các học khu và tiểu bang còn kèm thêm các test khác cùng test của liên bang. Trung bình một học sinh phải lấy 20 cuộc thi đánh giá và 10 cuộc thi trắc nghiệm mỗi năm từ lớp 3 cho tới lớp 8. Theo một cuộc nghiên cứu của the Council of the Great City Schools, các học sinh phải trải qua trung bình 113 cuộc thi có tiêu chuẩn từ lớp mầm non cho tới lớp 12. Riêng lớp 11, trong 1 năm có tới 27 ngày test hoặc 15% của một năm học, chưa kể các cuộc thi chuẩn bị cho các trường kỹ thuật chuyên môn và chuẩn bị vào đại học.

image
Thầy cô bị test hành và áp lực này trực và gián tiếp đổ lên đầu các em. Các em phải trực diện với nỗi lo học thi. Từ lúc sửa soạn. cho đến ngày thi, thật sự là những chuỗi hồi hộp, âu lo thường xuyên. Đặc biệt là các học sinh Việt Nam hay Á Đông, còn phải học thêm nhiều môn khác ngoài những giáo dục hàn lâm ở trường. Cũng do việc các bậc phụ huynh vì muốn các em bận rộn, biết thêm những kỹ năng sống khác, họ đã không ngại ngần bỏ tiền, thì giờ, công sức chở các  em đi học thêm các môn khác, như đàn, vũ, hát, bơi lội, võ thuật, hội hoạ.. v..v..Dĩ nhiên để đạt kết quả mong đợi, sức ép từ cha mẹ do việc bắt buộc tập tành cho các lớp học thêm này bỗng trở nên một gánh nặng mới. Tuy việc học đó giúp ích các em nhiều, nhưng chính nó lại góp phần vào tiêu tốn một số thời gian và tạo thêm áp lực trong sinh hoạt hàng ngày của các em.

Red Bull gaming games bike spin
Trong khi những quyến rũ của Ipad, Games on line, face book, twitter , texting đang chờ đợi, thế là các em chỉ muốn làm bài vở cho nhanh, cho có, để có chút thì giờ vui chơi và giải trí. Sau khi dùng óc để nhớ và làm bài tập, các em bắt đầu giải trí với Games và các thiết bị điện tử khác. Các trò chơi điện tử bắt đầu óc và đôi mắt các em hoạt động một cách chăm chú, liên tục, tận lực, chỉ sau vài giờ là tâm trí các em mệt nhoài.

Thời đại ngày nay là thời đại của bận rộn, của “multi tasking” tức “đa nhiệm”, là làm nhiều việc trong một lúc. Ai cũng vậy, khi làm một việc, ta dễ tập trung hơn. Làm một lúc hai ba bốn việc, sự hoàn hảo rất khó. Các em bây giờ có thói quen làm một lúc hai ba việc, vừa làm bài tập, vừa nghe nhạc, vừa texting, vừa chat trên face book.  Làm sao không có thiếu sót hay lỗi lầm. Một khi mắc vào thói quen làm hai ba việc một lúc, khi ngồi tập trung vào một việc, ngược với thói quen, các em sẽ dễ mau chán. Nhất là khi không thể tập trung, đầu óc sẽ bay nhảy lung tung, học hành khó đạt kết quả.

Nếu đời sống chịu áp lực kéo dài hay sức khoẻ tinh thần các em yếu, các em dễ lâm vào tình trạng lo âu, hồi hộp, trầm cảm mà khoa tâm lý học liệt vào bệnh lo âu(anxiety) hay rối loạn lo âu (anxiety disorder) .

image
Ngày nay, các em sinh viên là những người chịu áp lực chung quanh cuộc sống nhiều hơn cả. Ngoài việc học để trau dồi kiến thức chuyên môn cho con đường hướng nghiệp, có em còn phải đối đầu với vấn đề tài chánh và mưu sinh. Sự chán nản sẽ tăng cao khi các em rơi vào trạng thái mất định hướng cho tương lai. Không biết theo học ngành nghề nào, khi ra trường có tìm được việc làm không? Những ngành hái ra tiền thì khó học và đòi hỏi bằng cấp cao, trong khi năng lực của mình không thể kham nổi. Ngành dễ học thì khó tìm việc hoặc không tìm ra việc.

Trong khi học phí ngày càng cao ngất ngưởng, ghi danh phải chờ đợi vì lớp học thiếu thốn. 

Để tốt nghiệp, thời gian học đại học bây giờ kéo dài hơn ngày xưa vì nhiều lý do. Ngoài ra vì thích sống tự lập hay cha mẹ bắt ra riêng khi các em tới tuổi trưởng thành 18 hay 21, nhiều em phải đi làm toàn thời gian hay bán thời gian để có thể ra riêng và lo cho cuộc sống. Áp lực bỗng trở nên nặng như núi với các thanh thiếu niên sinh viên mới bước ra đời. Số sinh viên học sinh sau 18 tuổi chọn giải pháp ở chung với gia đình bây giờ rất nhiều. Các phụ huynh ngày nay cũng không nỡ đuổi con cái ra khỏi nhà,vẫn phải cưu mang khi chúng không tìm ra việc làm hay không có nơi nương tựa.

image
Con số sinh viên mắc bệnh tâm thần phải điều trị tăng nhanh hơn bao giờ hết. Một phần ba trong số các sinh viên đại học trong những năm qua đã gặp khó khăn trong việc ứng phó đến nỗi bị các căn bệnh như trầm cảm hoặc tối loạn lo âu. Theo báo cáo năm 2013 của National College Health Assessment. Có 120 ngàn sinh viên trên 150 đại học toàn quốc Hoa Kỳ bị mắc bệnh trên sau khi giám định.

image
Biểu đồ Student under pressure

Một thống kê khác là tiếng chuông báo động lớn hơn. Trong những năm qua, có hơn 30% sinh viên tìm đến bác sĩ tâm thầm điều trị với tình trạng nghiêm trọng vì các em có ý định hay đã từng tự tử. Bác sĩ tâm thần Ben Locke, ở đại học Pennsylvania State University, tiết lộ, “Đến năm 2014 con số sinh viên muốn kết liễu đời mình tăng thêm khoảng 24 % nữa.” Ông cũng là giám đốc trung tâm Collegiate Mental Health(CCMH). Đây là một tổ chức gom góp những dữ liệu sức khoẻ y tế tâm thần từ hơn 230 đại học hoặc các trung tâm y tế tâm thần khắp nơi gởi về.

image
Những người làm việc trong ngành cố vấn trong vòng một thập niên qua đã không ngừng róng chuông báo động liên tục rằng đang có chuyện gì bất thường đang xảy ra cho các sinh viên về sức khoẻ tâm thần của họ. Bác sĩ Lock thêm,  “Với báo cáo năm nay(2015), chúng ta có thể khẳng định rõ ràng là các em đã và đang có vấn đề tâm thần”.

image
Biểu đồ College and University counseling center presenting concerns

Một trong những lý do gia tăng dễ hiểu nhất là vì con số sinh viên ghi danh học đại học ngày nay gia tăng. Cộng thêm con số sinh viên trước đây mắc những bệnh như trầm cảm(depression), tâm thần phân liệt(schizophrenia), thiếu chú ý và quá hiếu động(ADHD) hay tự kỷ(autism), được cho phép vào đại học nhờ sự chữa trị và thuốc thang. Tuy nhiên khi chấp nhận những thanh thiếu niên trẻ này thì hẳn nhiên sẽ có nhiều sinh viên hơn tìm đến trung tâm cố vấn cho bệnh tâm thần.

Vai trò cha mẹ rất cần thiết trong việc phát hiện và giúp đỡ các em nếu các em có bệnh. 

image
Đối với các chứng bệnh mới phát triển hay còn nhẹ, các phụ huynh cần chú ý tìm ra triệu chứng của các em để giúp đỡ. Khi phát hiện ra bệnh trạng, cần phải đưa đến các bác sĩ tâm lý hay tâm thần ngay để khám nghiệm. Gần gũi và trò chuyện với các em sẽ dễ hiểu được các em có gặp khó khăn trong cuộc sống hay không. Xin được trình bày thêm về các phương pháp giúp đỡ các em học sinh, sinh viên về vấn đề này trong một bài khác.



Trịnh Thanh Thủy


Tài liệu tham khảo
Do students take too many tests? Congress to weigh question
http://www.pbs.org/newshour/rundown/congress-decide-testing-schools/
Surveys show increase in stress among college students
https://news.fiu.edu/2015/04/surveys-show-increase-in-stress-among-college-students/86911
Teens feeling stressed, and many not managing it well

http://www.usatoday.com/story/news/nation/2014/02/11/stress-teens-psychological/5266739/#

games people things book someone

Có thể lừa phỉnh bộ não hay không?
Nữ nhiếp ảnh gia Shannon Benson xinh đẹp và tình y...
Người Việt tranh ăn ở Malaysia
Khi tiền phạt trở thành tiền hối lộ?
Những nét hoang dại trong tình dục
Minh Béo và vấn đề tại ngoại hầu tra
Mơ hồ về xâm hại trẻ em
Diễn viên hài Việt Nam bị bắt ở Mỹ
Trần Lực: bóng ma giữa ban ngày
Bí ẩn những sinh vật “nửa đực nửa cái”
Y tế Trung Cộng và khủng hoảng niềm tin
Ăn bằng tô ngon hơn ăn bằng đĩa?
Tính chính trị của sự sợ hãi
Ước mơ giàu có
Bí quyết tránh quên tên người vừa gặp
Tiền xu ném xuống các đài phun nước
Hủy hoại cuộc đời: bằng cách cho con chơi smartpho...
Kẻ gieo rắc văn hoá sợ hãi cần bị trị ra sao?
Anh Ba Sàm: lên kệ sách Amazon
Tường thuật phiên tòa Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.