Pages

Sunday, November 3, 2019

Thư gởi nhà văn Trần Thị Bông Giấy

BM

Em Trần thị Bông Giấy thân mến,

Sáng ngày Thứ Bảy, 2 tháng 11, thức dậy, mở computer đọc email, anh thấy có mail của em từ San José và mail của anh Văn Quang từ trong nước. Lý do anh Văn Quang viết email cho anh, vì sau khi anh nhân danh một người học trỏ cũ Trường Quốc Học viết thư tâm tình với thầy Lê Trọng Quát, cựu giáo sư trường Quốc Học, Huế, thì anh co gửi cho anh Văn Quang đọc. Dưới đây là thư của anh Văn Quang hồi âm:

Cảm ơn anh Bằng Phong,

Bài viết rất hay, còn đầy chất lính viết văn, dù thế nào chúng ta cũng vẫn là những người lính cả đời chỉ biết phục vụ cho DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ QUỐC. Anh còn phong độ lắm, còn viết được thì cứ viết đi và nếu được thì cho đăng trên vài tờ báo ở nước ngoài. Bây giờ thời đại "Thông Tin Mở", ở đâu cũng xem được. Tôi thì già quá rồi phải ngưng viết từ 2 năm nay, lắm lúc thèm viết lắm, nhưng lực bất tòng tâm. Tay run quá rồi đánh máy có vài hàng cũng sai lung tung. Tiếc quá anh ơi!

Trong bài này anh dùng tiêu đề là "Đem tâm tình viết lịch sử", tôi sợ trùng với một tác phẩm của ông Nguyễn Mạnh Côn, một ông chú của tôi đã chết trong trại cải tạo. Nếu được anh thay tiêu đề đi.

Chúc anh Khỏe và còn nhiều bài viết giá trị nữa.

Văn Quang

BM
  
Đọc thư anh Văn Quang xong, anh bỗng cảm thấy ngậm ngùi vô cùng. Là nhà văn, dù rất muốn viết, nhưng vì tay run, nên anh Văn Quang không còn viết được nữa. Giống như chị Thái Thanh tâm sự, dù muốn hát cũng không thể hát được nữa, vì không thể lên bổng xuống trầm. Rồi anh nghĩ đến em, một nhà văn sáng tác rất mạnh, rồi cũng tới ngày tay run, anh bỗng cảm thấy lòng mình thương cô em gái vô hạn.

Em Bông Giấy thân mến,

BM
  
Bề ngoài, anh có dáng vẻ lực lưỡng của một người chơi môn điền kinh, râu hùm hàm én mày ngài. Nhưng nội tâm của anh là một người rất yếu đuối. Em có thể tưởng tượng được không, anh từng bay chuyến bay chở quan tài, mà bỗng ứa nước mắt quay mặt đi, khi trông thấy người thiếu phụ còn rất trẻ, rất thơ ngây, trên tay bồng đứa con bé tí teo, sụt sùi khóc chồng mới hy sinh nơi chiến địa? Người đàn bà bất hạnh ấy sẽ sống ra sao đây? Anh tự hỏi: “Bao giờ mình nằm trong quan tài hay tan xác giữa không gian?”

Hoặc có những lúc bay phi cơ Hỏa Long yểm trợ quân bạn bị địch bao vây, ngón tay đang bấm cò súng, mà trái tim anh bị quặn thắt, vi bỗng nhiên nghĩ tới bà con dòng họ mình từ Miền Bắc bị đẩy vào chiến trường Miền Nam trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn! Người lính nào mà không thù hận chiến tranh? Tại sao lại có bọn người được sống bình yên, lại lên mặt đạo đức giả biểu tình đòi hòa bình bằng mọi giá, nhưng chỉ yêu cầu phía tự vệ buông súng mà thôi? Bây giờ những đứa đòi hòa bình bằng mọi giá ở đâu hết rồi? Hay đang sống sung sướng ở Mỹ để viết báo ủng hộ bọn Dân Chủ khốn kiếp?

BM

Nghe tin những người Việt Nam xấu số chết cóng trong thùng đông lạnh ở Luân Đôn, thế là suốt đêm anh không ngủ được. Thế là lò mò ngồi dậy viết cho thỏa lòng căm giận bọn cầm quyền khốn nạn hà hiếp dân lành. Muốn tâm an, mà không an được!

Nhưng anh không phải là con người ủy mị hoặc thất chí cứ mải mê ngâm câu “dục phá thành sầu, duy hữu tửu” để vùi đầu trong men rượu. Dù “lòng trần không mơ khanh tướng”, mà “đường trần mây bay gió cuốn vẫn còn nhiều” là bởi vì trót mang nghiệp lính thì phải sống với phương châm “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” như lời anh Văn Quang nói trong email. Vả lại, nếu còn ấp ủ giấc mộng lấp biển vá trời chăng nữa, thì đã muộn mất rồi, vì ở cái tuổi 80 lực bất tòng tâm.

Ai nói đến phương châm “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” thì anh còn nghi ngờ, nhưng đối với anh Văn Quang thì anh tin. Anh Văn Quang là Giám đốc Đài Phát thanh Quân Đội. Vào giờ cuối cùng của lịch sử, anh ấy không bỏ nhiệm sở, bỏ nhân viên để thoát thân. Không phải anh Văn Quang không ý thức sự tàn ác, man rợ của bọn xâm lược Việt Cộng, nhưng anh vẫn ở lại vì hai chữ “TRÁCH NHIỆM”. Anh Văn Quang không cúi rạp mình trước kẻ thù vì “DANH DỰ” và khi anh ra tù có điều kiện ra nước ngoài, nhưng vẫn ở lại, vẫn không bẻ cong ngòi bút vì “TRÁCH NHIỆM”. Anh Văn Quang đúng là Người Lính đích thực sống với phương châm, nên anh vô cùng ngưỡng mộ.

BM
  
Anh thích nhất câu nói rắn rỏi của anh Văn Quang: “Đã viết thì không sợ, mà đã sợ thì đừng có viết”. Và anh Văn Quang nói câu nói ấy giữa một Đất Nước của bạo quyền lấy sự khủng bố để đối xử với dân. Anh tự hỏi: “Tại sao có cái hạng người (?) được sống trong một Đất Nước tự do như ở Mỹ, không có nạn cúp hộ khẩu, không bị Công An gõ cửa gọi lên Cơ Quan “làm việc”, mà lại nẩy nòi ra cái thứ nhà báo lão thành (!) như cựu Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, Khóa 6 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, mang bút hiệu “Sao Bắc Đẩu”, lại cam tâm ngồi dịch những bài báo của bọn 4T “Truyền Thông Thổ Tả” làm tay sai cho Trung Cộng để hô hào Xã Hội Chủ Nghĩa, mà cái chủ nghĩa   đã bị nhân loại ném vào thùng rác lịch sử? Tại sao lại đổ đốn như thế? Có phải bị quỷ ám hay không?

Anh nhớ trong một buổi anh em ta ngồi uống rượu với nhau, Peter Phạm khen em may mắn hơn nhà thơ Phùng Quán than thở “Có những phút ngã lòng. Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy” . Còn em, nhà văn Trần thị Bông Giấy, nếu có phút ngã lòng, thì em vừa có cây đàn, vừa có cây bút để vịn mà đứng dậy”. Anh nhận thấy sự ví von của Peter rất hay, liền tự nghĩ đến thân phận mình chẳng có cái gì để vịn mà đứng dậy. Cho nên, anh luôn luôn tự nhủ mình phải gắng gượng, không được phép ngã lòng!

Đọc đoạn văn anh Văn Quang viết: Tôi thì già quá rồi phải ngưng viết từ 2 năm nay, lắm lúc thèm viết lắm, nhưng lực bất tòng tâm. Tay run quá rồi đánh máy có vài hàng cũng sai lung tung. Tiếc quá anh ơi!” , anh cảm thấy thương anh Văn Quang quá, bỗng nhiên anh nhớ đến anh Thanh Nam, chồng chị Túy Hồng, khi mới sang Đất Khách với câu thơ “Ta như Người Lính vừa thua trận, Nằm giữa sa trường nát gió mưa” nghe thê lương biết là dường nào! Hoặc “Một năm người có mười hai tháng, Ta trọn năm dài một Tháng Tư”. Cho tới ngày hôm nay, dù đã gần đất xa trời, anh vẫn hoài mang tâm trạng của Tháng Tư Đau Thương, không bao giờ nguôi ngoai!

BM
  
Người Lính Văn Quang còn ý chí, còn khí phách, nhưng “lực bất tòng tâm”, thế mà anh ấy đã viết được cho anh cái email, thì đủ tỏ tấm lòng của anh Văn Quang yêu quý anh nhiều lắm. Tiếc rằng anh bị bọn cầm quyền kết tội “thành phần có nợ máu với nhân dân” nên không thể về nước, cầm đôi bàn tay của anh Văn Quang để thân ái vỗ về.

Anh Văn Quang còn khuyên anh nên thay tên tiêu đề “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”, vì nó trùng lập với tựa đề cuốn sách của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Anh đã viết email giải thích với anh Văn Quang: “Nhờ cuốn Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn mà thế hệ của em biết được tình hình chính trị của một thời đại đã qua của Đất Nước. Ngày nay em muốn nối tiếp sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn để viết những bài có tính cách lịch sử mà mình có cơ may biết, nhằm giúp cho thế hệ con, em mình hiểu về thời đại mình đã sống. Rồi mong mỏi trong tương lai sẽ có người nào đó cũng bắt chước mình tiếp nối sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Lý do chính đáng hơn nữa, em nối tiếp Nguyễn Mạnh Côn vì ông có lập trường Chống Cộng rất quyết liệt thì em mới noi gương ông. Nếu tác giả là nhà văn cộng sản chuyên bóp méo lịch sử, thì đó là tài liệu tuyên truyền của Đảng, đời nào em dùng cái tựa đề đó?! Chống Cộng là bổn phận và nghĩa vụ của CON NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM.”

Có nhiều độc giả “fan” của anh tiết lộ rằng họ lưu giữ những bài viết của anh trong một “folder” riêng, để lâu lâu buồn buồn đem ra đọc lại. Họ bảo rằng đọc bài viết chính trị của anh tuy khô khan, nhưng họ thấy được cái tâm hồn của người yêu nước! Rồi họ đề nghị anh gom góp những bài viết cũ để in thành sách và sẵn sàng trang trải sở phí in ấn. Tuy anh luôn luôn nghĩ mình không phải là nhà văn, vì tự biết mình không có văn tài, nhưng qua lời tâm tình của bạn đọc thì nghĩ rằng có lẽ mình đã sống với lời dặn dò của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm “Tôi tiến, anh em tiến theo tôi. Tôi lùi, anh em hãy giết tôi. Tôi chết, anh em hãy nối chí tôi”, nên mới có độc giả yêu quý mình. Với lời dăn dò tâm huyết đó, ông Ngô Đình Diệm trở thành bất tử, vì anh tin còn có nhiều người như anh nối chí NGƯỜI.


Do đó, anh đã viết bài “KHÍ PHÁCH CÒN, DÂN TỘC CÒN” khi nghe ông Tướng Lê Mã Lương bên phía Việt Cộng chê trách sự hèn hạ của dám cầm quyền nhu nhược trước quân thù. Khí Phách không chỉ là sự hào hùng như dũng tướng Trần Bình Trọng hay Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Một người có thể trói gà không chặt như cụ Chu văn An dám viết sớ dâng lên vua chém đầu bảy nịnh thần là Khí Phách. Anh Văn Quang bây giờ yếu đuối vì tuổi già, tuy đang sống giữa bầy lang sói, mà vẫn thốt lên câu “Đã viết thì không sợ, mà sợ thì đừng có viết” là Khí phách. Do đó, anh nghĩ rằng một mai anh Văn Quang không còn trên thế gian này nữa, nhưng tâm nguyện của anh ấy sẽ quyện vào “HỒN THIÊNG SÔNG NÚI” để cho dân tộc Việt Nam này trường tồn.

Dân tộc mình đang cần Khí Phách lắm, em Trần Thị Bông Giấy ạ! Để trong nước không còn những đứa xu nịnh cưỡng bức dân phải học tập đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh và ở ngoài này không còn cái đứa nhại lời bài hát “Trách chi người mang thân giúp nước”, đòi bắn nát óc Tướng Nguyễn Ngọc Loan, mà lại dùng ngòi bút bợ đỡ bọn thảo khấu Hoàng Cơ Minh để kiếm ăn!

BM
  
Hôm nay, mồng 3 tháng 11, ngày hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân ác thảm sát. Anh được một độc giả gửi cho bài thơ tưởng nhớ NGƯỜI, anh gửi kèm theo đây để chúng ta cùng thắp lên nén hương lòng tưởng nhớ vị anh hùng nhân đức.


Lời thề trên mộ Thánh Ngô Đình Diệm

Còn đâu na,
Mt Min Nam hưng thnh ?
Chín năm tri, đt nước Vit bình an .
Nh ơn Ngài
Ngô Tng Thng  thương dân,
Đem nhit huyết
Dng xây nn Dân Ch.

BM  

Bng mt sm (1) quê hương thành bin la.
Gió đi chiu, quân khng b làm vua
Lũ tướng hèn, tham vng my cho va
Giết Tng Thng chia nhau ba triu bc (2).

C thế gii bng bàng hoàng ngơ ngác
Trước hung tin bn tướng tc giết người,
V anh hùng  Tng Thng chết mt ngôi .
“Trăm năm na khó kiếm người thay thế”. (3)

Các phn tướng tranh dành ăn, xâu xé.
Thăng  quân hàm bn tướng tá “góp công”
Thưởng bc vàng cho h cp “xung phong”
Tay vy máu giết anh hùng thi đi.

Sư Pht Cng đ thêm du la cháy.
Các chùa chin như ngày hi đu tranh
Đòi t do “Hòa Hp” vi hòa bình
Xóa biên gii nhp hai min thành mt.

p Chiến Lược s không còn bt buc.
Các tri giam phóng thích hết tù nhân.
Nhiu sòng bài, nhà th vươn mc lên
Tên thành ph được thay tên đi mi.

BM

Đời là thế .
Min Nam tri la khói,
Dương văn Minh
Tên phn bi quê hương .
Đã công khai tuyên b lnh đu hàng
Vô điu kin
Toàn quân dân tù ti.

BM

Bên thánh m, tôi thành tâm sám hi
Dâng li th không phn bi quê hương .
Cu xin Ngài tha th,  d lòng thương
Cu dân Vit khi con đường lc xoáy .
Chp tay vái, Van vái Ngài ba ly …
Vi trm hương thơm ngát ti Thiên Đường …

Nguyễn Đình Hoài Việt

BM  

Em Bông Giấy thân yêu,

Em đang viết loạt bài về Phan Diên. Anh đề nghị em nên viết một loạt bài nữa về cuộc đời và sự nghiệp anh Văn Quang, vì anh biết em cũng rất yêu quý anh Văn Quang lắm.

Anh Văn Quang vừa là Người Lính, vừa là người Nghệ Sĩ có Nhân Cách. Chúng ta không được phép để cho anh Văn Quang … chết!


Thành phố Westminster, ngày 3 tháng 11 năm 2019.

 BM
Bằng Phong Đặng văn Âu

BM

Vượt biên bằng container
Những cái chết đến từ thôi thúc ‘thoát nghèo’
Từ đâu người Việt đi trồng cần sa lậu khắp châu Âu?
Chống buôn người _ 'Không có gì tốt hơn giáo dục' người VN
Đem tâm tình viết lịch sử
Như cánh chim tha hương
TT Trump đại thắng _ Đảng Dân Chủ cùng đường
TT Trump ký lệnh “hành pháp” cải thiện Medicare
Nơi tắm suối nóng Onsen ở Nhật Bản
Đường buôn lậu chết người qua Pháp
Hạ viện Mỹ thông qua việc điều tra luận tội ông Trump
Âm nhạc đánh sập bức tường Berlin ?
Ba nhân vật “nổi bật” của đảng Dân Chủ !
Chiến đấu cho những giá trị đã làm nước Mỹ vĩ đại
Biểu tình khiến Hong Kong rơi vào suy thoái ra sao?
Uống rượu vang có tốt cho sức khoẻ ?
Ban ngày nấu ăn _ Đêm đến nhảy xe container
Người Việt đi làm lậu có phải vì nghèo?
Nhạc Vàng _ di sản trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa
Đảng con Lừa đang sốc nặng bởi CTV đặc nhiệm John Durham

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.