Câu chuyện và hình ảnh của 39 người, được cho là qua đời trong chiếc xe tải đông lạnh ở Anh tuần trước, thường nhắc tới các đường dây buôn người qua Pháp.
Như trường hợp của Nguyễn Văn Hùng, người được nhìn thấy lần cuối khi rời Marseille đến Paris.
Cha của Hùng ở Việt Nam nói với chúng tôi rằng ông nhận được một cuộc gọi từ "người tổ chức" lúc 07:00 giờ Việt Nam, ngay sau khi xe tải đến Vương quốc Anh.
Họ nói rằng, con trai ông sẽ sớm gọi cho ông, sau đó phải thanh toán số tiền 10.000 bảng Anh.
Nguyễn Đình Lượng cũng đã sống ở Pháp trong 18 tháng, làm việc trong một nhà hàng ở Paris. Mười ngày trước, anh gọi điện cho người thân ở Việt Nam để nói với họ rằng, anh sẽ tới Vương quốc Anh.
Cha anh nói với chúng tôi rằng, ông đã cố ngăn anh lại.
Tuần trước, trong khi Lượng vẫn mất tích, các bác sĩ đã đến lấy mẫu máu của gia đình.
Bùi Thị Nhung là một trong số những người mất tích
Một người đàn ông Việt Nam đã thực hiện hành trình phi pháp tương tự từ Zeebrugge ở Bỉ đến London vào tuần trước nói với chúng tôi rằng, ông ta biết 12 người trong số những người được cho là đã chết.
Vị này không muốn chúng tôi tiết lộ danh tính ông.
"Tôi đi đến Vương quốc Anh một ngày trước khi 39 người chết," ông nói qua Facebook từ Anh. "Có bảy người đi cùng trên chiếc xe tải của tôi. Đây không phải xe đông lạnh nên không có vấn đề gì với chuyện hít thở."
Ông ta nói rằng, ông đã đi từ Việt Nam qua Nga, nơi ông sống trong một nhà kho trong một tháng, trước khi băng rừng, đến Đức, và sau đó tới Pháp.
"Tôi đến Vương quốc Anh để tìm việc làm," ông nói với chúng tôi. "Nhưng bây giờ tôi bị sốc và tôi không thể làm gì được."
Gia đình Nguyễn Đình Lượng cho rằng anh có thể là một trong 39 nạn nhân
Pháp là 'nút cổ chai' trong mạng lưới của những kẻ buôn lậu. Nó được coi là bàn đạp để đến London. Trong khi việc từ Đức, Bỉ hoặc thậm chí là Ba Lan sang Pháp là khá dễ dàng, thì việc đi từ đây đến Anh lại khó khăn và tốn kém hơn nhiều.
"Các địa điểm đón người lậu thay đổi mọi lúc," Nguyễn Thị Hiệp, một trong những chuyên gia hàng đầu của Pháp về nạn buôn bán người Việt Nam nói. "Sẽ nhanh hơn nếu họ có thể tìm thấy một chiếc xe tải đi thẳng từ Bỉ hoặc Đức và họ có thể tránh Paris. Nhưng chỉ những người giàu nhất mới có thể đi theo cách đó."
Hiện trường vụ 39 nạn nhân trong xe tải đông lạnh ở Anh
Báo cáo của bà Hiệp về mạng lưới buôn bán người tại đây trích dẫn lời một kẻ buôn lậu người Việt Nam, bị bắt ở Pháp vào năm 2012, nói rằng tiền đã được chuyển đến cho một "ông chủ lớn" ở Paris.
"Họ không chỉ ở Paris, họ ở khắp mọi nơi," bà nói với tôi. "Các ông chủ có ở mọi quốc gia ở châu Âu, gồm cả Anh. Rất nhiều người trong số họ ở khắp Paris. Họ hay thay đổi địa điểm, nhưng nói chung là ở vùng ngoại ô phía Nam."
Cảnh sát đôi khi đã nhận được tiền boa từ các nhà trọ của bọn buôn người.
Năm ngoái, truyền thông Pháp đưa tin về việc phát hiện 24 người di cư Việt Nam bị nhốt trong một tòa nhà đóng cửa ở ngoại ô Villejuif của Paris. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em.
Bà Hiệp cho biết, hơn một nửa số người được tìm thấy đã chết tuần trước được cho là đến từ một địa phương ở Việt Nam, dù chưa có danh tính nào được xác nhận.
"Họ không thể trả tiền cho loại hình vận chuyển người đắt nhất," bà nói. "Họ không có nhiều tiền như vậy. Thay vì thế, họ đã trả bằng mạng sống của họ."
Lucy Williamson
***
Ban ngày nấu ăn _ Đêm đến nhảy xe container
Tại trại Vietnam City, người Việt chờ hàng đêm để vượt biên vào Anh - chặng đường nguy hiểm nhất hành trình. Những ai không lên xe được lại quay về trại, tiếp tục chờ vận may.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.