Pages

Wednesday, March 4, 2020

Mỹ có chiến lược '3 mũi nhọn' rất rõ tại Biển Đông

BM
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Washington có chiến lược "ba mũi nhọn" rất rõ ràng tại Biển Đông và tranh chấp chủ quyền không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước.

Trong chuyến công tác tại TP. HCM tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã dành cuộc trò chuyện riêng xoay quanh chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington. Đến nay, với một số sáng kiến đã công bố, chiến lược an ninh - kinh tế này đang từng bước bộc lộ những đường nét rõ ràng hơn, song vẫn chưa thể xóa đi nhiều hoài nghi trong bối cảnh Trung cộng đang nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng.

Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh tương lai của Mỹ gắn liền với an ninh và thịnh vượng của khu vực và muốn xây dựng quan hệ vững chắc, mang tính xây dựng với các đối tác "mạnh, độc lập và thành công" như Việt Nam. Ông cũng cho rằng tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước.

- Chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" được đưa ra từ cuối năm ngoái, song hiện vẫn còn nhiều hoài nghi về cam kết của Washington. Ông có thể giải thích rõ ràng hơn về những gì mà Mỹ sẽ thực hiện tại khu vực?

BM

- Như Tổng thống Donald Trump nói rõ tại Hội nghị CEO APEC năm ngoái ở Đà Nẵng, tương lai của nước Mỹ gắn trực tiếp với hòa bình, thịnh vượng và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong tầm nhìn của chúng tôi, khu vực này được định hình bởi quan hệ đối tác giữa các quốc gia vững mạnh, độc lập tự chủ và thành công.

Tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ tìm kiếm đối tác chứ không phải bá quyền, không tìm kiếm quốc gia vệ tinh, quốc gia phụ thuộc. Chúng tôi tìm kiếm những đất nước như Việt Nam, cùng chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi và cùng chia sẻ những lợi ích từ một khu vực ổn định - nơi tất cả các nước đều tuân thủ đúng luật chơi, không chịu sự cưỡng ép và bắt nạt, có thể đưa ra những quyết định của riêng họ.

BM
  
Tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều: Chính quyền Tổng thống Trump thường nói về chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên”. Tuy nhiên, “Nước Mỹ trước tiên” không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc. Tầm nhìn của Tổng thống Trump về tương lai của nước Mỹ - tự do và thịnh vượng - phụ thuộc vào quan hệ đối tác của chúng tôi với các quốc gia tuyệt vời trên toàn thế giới, trong đó bao gồm quan hệ đối tác mà Mỹ đang xây dựng với Việt Nam.

- Những chương trình như "EDGE châu Á" cũng như các sáng kiến khác trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ công bố đang được tiến hành đến đâu rồi?

BM
  
- Mùa hè rồi, Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố các trụ cột kinh tế liên quan đến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Tổng thống Trump công bố năm ngoái. "EDGE châu Á" là một trong số sáng kiến kinh tế đó.

EDGE là tên viết tắt của sáng kiến "Thúc đẩy Phát triển và Tăng trưởng thông qua Năng lượng" tại châu Á. Chiến lược của Mỹ là kết hợp giữa nguồn lực chính phủ với vốn và chuyên môn trong khu vực tư nhân, từ đó hỗ trợ các quốc gia như Việt Nam giải quyết nhu cầu về năng lượng.

Nhu cầu về năng lượng của Việt Nam là rất lớn và ngày càng tăng, liên quan trực tiếp đến câu hỏi liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế, duy trì an ninh năng lượng và môi trường bền vững. Nước Mỹ với những chiến lược như EDGE hay đạo luật BUILD (Đạo luật Sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển - PV) có thể giúp ích. Và đây là cách chúng tôi làm điều đó:

Tại hội thảo vừa qua (hội thảo về tiềm năng phát triển điện khí và khí hóa lỏng Việt Nam, ngày 6/12 tại TP. HCM - PV) đã tập hợp những công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ cùng với nhiều chuyên gia. Họ có thể mang đến vốn, chuyên môn và phương pháp làm việc để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng liên quan đến khí hóa lỏng.

BM

Cùng lúc đó, chính phủ Mỹ cũng có thể đóng góp vai trò của mình. Chẳng hạn, Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đang chi hàng triệu đô-la cho việc nghiên cứu tính khả thi (của các dự án đầu tư) tại Việt Nam. Thông qua đó, chính phủ Việt Nam có thể quyết định địa điểm đặt kho cảng tiếp nhận khí hóa lỏng, cách thức phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời, cách phát triển công nghệ pin để hỗ trợ lưới điện... Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch phát triển năng lượng số 8, giúp Việt Nam thiết lập lộ trình đảm bảo an ninh năng lượng.

Chính phủ cùng dòng vốn từ khu vực tư nhân của Mỹ có thể hỗ trợ các quốc gia như Việt Nam phát triển. Đó là ví dụ hoàn hảo cho thấy chiến lược kinh tế của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là gì.

- Dường như với chiến lược mới, Mỹ nhấn mạnh đòn bẩy từ khu vực tư hơn là khu vực công, vì sao vậy?

BM
  
- Chúng tôi cho rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng vô cùng lớn. Không một quốc gia nào đủ sức một mình đáp ứng nhu cầu này. Nguồn vốn duy nhất đủ sức cung ứng chính là khu vực tư nhân toàn cầu, trong đó bao gồm nhiều công ty tại Mỹ. Đó là cách duy nhất để các nước trong khu vực giải quyết được nhu cầu về đầu tư và cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, bằng cách tập trung vào dòng vốn từ khu vực tư nhân, mọi quốc gia có thể bảo đảm được chủ quyền, độc lập và quyền tự do lựa chọn trong quá trình này. Những nước vay nợ quá nhiều từ chính phủ nước ngoài thường cuối cùng phải thỏa hiệp về độc lập và chủ quyền.

Toàn bộ chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" của Mỹ là dành cho việc xây dựng quan hệ vững chắc, mang tính xây dựng với các đối tác mạnh, độc lập và thành công như Việt Nam. Tương lai của Mỹ gắn liền với khu vực phát triển nhanh, năng động nhất thế giới này, cũng là một trong những khu vực quan trọng nhất với Mỹ.

- Mỹ nói tương lai của mình gắn liền với khu vực nhưng lại rút khỏi Hiệp định TPP, thỏa thuận từng được kỳ vọng tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Liệu có cơ hội nào để Washington quay trở lại TPP khi ông Trump cũng đã để ngỏ khả năng này?

BM
  
- Tôi sẽ để những thảo luận đó lại cho tổng thống vì, như bạn đã thấy, tổng thống từng bình luận công khai về vấn đề đó trong quá khứ. Chỉ đạo của tổng thống dành cho chúng tôi là tập trung vào quan hệ song phương tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đảm bảo quan hệ kinh tế và thương mại với từng đối tác được điều chỉnh đúng đắn.

- Có thể thấy thời gian qua, việc giảm thiểu thâm hụt thương mại với các nước là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump. Với Việt Nam thì như thế nào thưa ông?

- Tại Việt Nam, quan hệ về kinh tế và thương mại lúc này đối với chúng tôi quan trọng hơn bao giờ hết. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 58 tỷ USD/năm và tiếp tục tăng. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ trên toàn thế giới. Nơi đây có vô số cơ hội để các công ty Mỹ tham gia hỗ trợ Việt Nam phát triển trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin. Đó đều là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn.

BM
  
Dĩ nhiên cũng còn tồn tại nhiều thách thức. Thâm hụt thương mại đang tăng, đạt mức 38 tỷ USD. Chúng tôi cần nỗ lực nhiều hơn để khuyến khích Việt Nam mua thêm các sản phẩm đẳng cấp thế giới từ Mỹ để giải quyết thâm hụt. Chúng tôi cũng có những quan ngại chính sách về các vấn đề như luật an ninh mạng, giá điện và ôtô. Chúng tôi tự tin rằng các vấn đề này có thể đạt được tiến triển thông qua duy trì đối thoại.

Tôi xin nhấn mạnh rằng quan hệ thương mại Việt - Mỹ hiện quan trọng hơn bao giờ hết. Mức độ đầu tư của Mỹ đang rất cao. Như một diễn giả cấp cao vừa mô tả, đầu tư Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng mang tính then chốt. Mỹ là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt về phương diện chất lượng đầu tư, vị diễn giả đó nói Mỹ đang đứng vị trí số 1.

- Trong hai năm qua, Mỹ đã thực hiện ít nhất 9 "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông. Một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: "Thời Obama, Mỹ có chiến lược cho Đông Nam Á nhưng không có FONOP. Thời Trump, Mỹ có FONOP nhưng chẳng có chiến lược cho khu vực. FONOP là cần thiết nhưng không đủ để đảm bảo lợi ích của Mỹ". Ông bình luận gì về chính sách của Mỹ tại Biển Đông thời gian qua?

BM
  
- Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông tôi phải nhấn mạnh là đã rõ như gương.

Thứ nhất, Mỹ rất chủ động về mặt ngoại giao với các đối tác như Việt Nam và những quốc gia có cùng tư duy trong khu vực. Các nước trong khu vực muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Tuyên bố chủ quyền của các nước cần dựa trên luật pháp quốc tế. Tất cả các nước cần được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không. Có thể thấy, về mặt ngoại giao, những hoạt động chúng tôi đang rất mạnh mẽ và thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng.

Thứ hai, Mỹ rất chủ động trong việc xây dựng năng lực an ninh và quốc phòng của các đối tác trên toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, chúng tôi đã chi gần 100 triệu USD để nâng cao năng lực quốc phòng, đặc biệt là phương diện hàng hải, cụ thể là lực lượng cảnh sát biển. Các bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy sự chủ động của Mỹ trong khía cạnh này, không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với nhiều đối tác khác như Philippines, Malaysia và Indonesia.

Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào những hoạt động và năng lực của mình. Chúng tôi thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hiện diện để chứng tỏ rằng Mỹ, cũng như mọi quốc gia, dưới luật pháp quốc tế, đều được hưởng một số quyền nhất định và chúng tôi sẽ thực hiện các quyền này.

BM
  
Mỹ cũng tiếp tục đầu tư phát triển năng lực quốc phòng để thực thi và bảo vệ các quyền của chúng tôi.

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh chiến lược của Mỹ là chiến lược đa khía cạnh. Chiến lược tập trung vào ba mũi nhọn mà tôi đã đề cập. Tôi nghĩ rằng toàn khu vực đều thấy rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

- Liệu tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam hay không, chẳng hạn như các dự án khai thác dầu khí?

BM
  
- Tôi không nghĩ vậy. Mỹ đã nói rất rõ ràng về chính sách của mình với Biển Đông, chẳng hạn như tuyên bố của các nước cần phải dựa trên luật quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình theo luật quốc tế, tất cả quốc gia phải tuân thủ luật quốc tế khi tiến hành các hoạt động.

Chúng tôi đã nói rất rõ rằng tất cả các bên, bao gồm Mỹ, đều có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các bên cũng như các doanh nghiệp.

- Liên quan đến chuyện hợp tác khai thác ở Biển Đông thì tôi muốn hỏi về dự án sản xuất điện từ khí khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh, mỏ khí có trữ lượng lớn nhất Việt Nam hiện tại. Hiện dự án này đã được triển khai đến đâu rồi?

BM  

- Tôi nghĩ hôm nay có lẽ tốt hơn là tôi không nên nói về cá nhân một công ty hay một dự án nào (Cá Voi Xanh là dự án hợp tác với tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ - PV). Điều tôi có thể nói là nhiều công ty lớn nhất, đẳng cấp thế giới của Mỹ đang có mặt tại đây và phối hợp với các đối tác Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án đang được bàn bạc, chúng tôi ủng hộ những dự án này và hy vọng chúng sẽ được triển khai.

Tôi tin tưởng rằng Mỹ và các công ty Mỹ sẽ trở thành những đối tác rất thân thiết của Việt Nam. Tại sao chúng tôi làm vậy? Chúng tôi đầu tư vào sự thành công của Việt Nam vì chúng tôi nghĩ thành công của Việt Nam là lợi ích của Mỹ cũng như của thế giới.

- Hiện Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung điện, từ năm 2015 đã phải nhập khẩu. Ông nghĩ việc sản xuất điện từ khí hóa lỏng có vai trò thế nào đối với an ninh năng lượng của Việt Nam?

BM
  
- Tôi nghĩ khí hóa lỏng có thể và nên đóng vai trò quan trọng đối với nhu cầu năng lượng trong tương lai của Việt Nam. Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn và ngày càng tăng về khí hóa lỏng, vì vậy lãnh đạo và người dân Việt Nam phải đối mặt với một số quyết định quan trọng có tác động lớn đến an ninh năng lượng cũng như khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tôi nghĩ khí hóa lỏng mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam bởi vì chẳng hạn như Mỹ là nước có trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ và chúng tôi đã xuất khẩu tài nguyên này đi khắp thế giới, dự kiến xuất khẩu sang Việt Nam.

Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để đảm bảo Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường chính sách phù hợp để khí hóa lỏng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu năng lượng. Than vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng nhưng nếu chúng ta nghĩ về những mục tiêu như duy trì an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững với môi trường thì tôi nghĩ khí hóa lỏng là lựa chọn hoàn hảo.

- Đầu năm nay, lần đầu tiên kể từ 1975 chúng ta chứng kiến một tàu sân bay của Mỹ ghé thăm Việt Nam. Liệu năm sau có chuyến thăm tương tự không?

BM
  
- Chúng tôi vô cùng vui mừng vì chuyến thăm thành công của tàu USS Carl Vinson. Tôi nghĩ đây là biểu tượng vĩ đại cho quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ, bao gồm sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh. Tôi tin tưởng những chuyến ghé thăm của các tàu hải quân Mỹ sẽ được duy trì thường xuyên và trở thành một phần quan trọng trong hợp tác an ninh giữa hai nước.

Song nói chung, quan hệ của chúng ta tập trung vào việc tăng cường năng lực cho Việt Nam, trong đó có năng lực của lực lượng cảnh sát biển, lực lượng gìn giữ hòa bình, bao gồm các y bác sĩ của bệnh viện quân y 175 vừa được cử đến làm nhiệm vụ tại Nam Sudan, cũng như hợp tác trong các vấn đề khác như Triều Tiên.

- Ông nói Mỹ đang làm việc để tăng cường năng lực quân sự của Việt Nam, giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc theo đuổi các lợi ích của mình. Ông có thể giải thích rõ hơn không? Điều này có đồng nghĩa với việc sẽ có các hợp đồng mua bán vũ khí?

BM
  
- Như tôi vừa nói, Mỹ và Việt Nam đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực trong đó có nâng cao năng lực an ninh, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Chẳng hạn, trong năm vừa qua, Mỹ đã hỗ trợ cung cấp một số tàu thuyền cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Điều này giúp phía Việt Nam nắm bắt tốt hơn những gì đang diễn ra trong lãnh thổ của mình và tuần tra lãnh thổ hiệu quả hơn. Chúng tôi đồng thời hỗ trợ huấn luyện và nhiều khía cạnh khác nữa để Việt Nam có thể nâng cao năng lực an ninh của mình.

Dĩ nhiên chúng tôi không phải là đối tác duy nhất của Việt Nam mà còn nhiều đối tác khác cùng chí hướng đang hỗ trợ Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam đảm trách một vai trò lớn hơn cả trong khu vực và trên trường quốc tế. Và chúng tôi rất tự hào được trở thành đối tác của các bạn trên con đường này.

- Có thông tin về hợp tác chia sẻ tình báo giữa Việt Nam và Mỹ, ông có thể cho biết chi tiết hơn không?

BM
  
- Mỹ hợp tác với một số quốc gia trong khu vực để đảm bảo họ có thể thấu hiểu những gì đang diễn ra trên lãnh thổ của mình. Như tôi vừa đề cập, Mỹ đang đầu tư vào việc nâng cao năng lực an ninh của các quốc gia trong khu vực. Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ nâng ngưỡng xung đột và khiến xung đột khó xảy ra hơn. Nếu các nước biết rõ những gì đang diễn ra trong lãnh thổ và có năng lực tự tuần tra lãnh thổ của họ, chúng tôi tin rằng cuối cùng khu vực sẽ ổn định hơn.

- Xin cảm ơn ngài đại sứ!

BM

Siêu Thứ Ba là gì và tại sao nó quan trọng?
Ai làm các em sợ toán
Youtuber nhí kiếm 1 triệu đôla mỗi năm
Putin muốn xác định Nga là quốc gia tin vào Đức Chúa Trời
Người Mỹ đổ xô đến các siêu thị mua đồ dự trữ
Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng
Những con sứa tại bãi biển Tỉnh Thủy, TP Tam Kỳ
Giáo dục ‘chiến thắng’ tạo thói dữ dằn trong xã hội VN?
Covid-19 lan nhanh 60 Quốc gia trên thế giới
6 người chết ở tiểu bang Washington vì Covid-19
Bằng chứng về số người chết ở Wuhan dưới số liệu quan trắc không gian
Covid-19 tác động mạnh vào Mỹ _ TC _ VN và kinh tế toàn cầu
3.000 người chết trên toàn thế giới do Covid-19
Trung cộng đã phạm sai lầm gì khi để bùng phát dịch bệnh?
Cách ứng phó với dịch Covid-19 của các thành phố lớn
Hồ virus!
Mỹ và châu Âu bất đồng ngôn ngữ về Trung cộng?
Người Việt trên mạng trong nhóm hành xử xấu xí nhất thế giới
Bác sĩ Việt Nam chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị Covid-19
California theo dõi 8.400 người nghi nhiễm dịch Covid-19

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.