Pages

Sunday, April 24, 2022

Hãy để quá khứ trôi qua

 BM

4 bước sau đây có thể giúp bạn quên đi những vết thương cũ và kết nối lại với cuộc sống hiện tại.

 

Cho dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không, nhiều người trong chúng ta vẫn đang không ngừng vật lộn với quá khứ. 

 

Việc này có thể liên quan đến những sai lầm khiến chúng ta hối tiếc, tức giận vì điều gì đó đã xảy đến cho chúng ta, hoặc thất vọng về cách mọi thứ đã diễn ra.

 

Chúng ta có thể tự nhủ rằng quá khứ khiến chúng ta cảm thấy buồn, chán nản, tức giận hoặc tổn thương. Có lẽ chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về những sự kiện đã qua — chúng cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí chúng ta.

 

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể để cho quá khứ trôi đi và thay vào đó là hiện tại với khoảnh khắc đang mở ra trước mắt? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thấy rằng việc níu kéo quá khứ là gánh nặng mà chúng ta có thể giải thoát? 


Buông bỏ quá khứ là điều bạn có thể làm được, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi khuyên bạn thực hiện một phương pháp gồm bốn bước sau đây:

 

Bước 1: Nhìn nhận lại câu chuyện khiến bạn bị tổn thương 

 

BM


Bạn đang gặp đau đớn hoặc đối mặt với khó khăn: tức giận, thất vọng, hối hận, buồn bã hoặc tổn thương.

 

Bạn hãy để ý một chút vào nỗi đau này và hãy hiểu rằng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả những câu chuyện buồn bã vừa qua. Bạn có thể khăng khăng rằng nỗi đau này là do những câu chuyện đó gây ra, nhưng chuyện gì xảy ra thì cũng đã qua rồi. Tất cả đã kết thúc rồi. Vậy mà hiện tại, nỗi đau vẫn còn ở đây và do những suy nghĩ liên tục của bạn về tình cảnh [khó khăn] này tạo ra. 

 

Bạn hãy ghi nhớ rằng “câu chuyện” không có nghĩa là “câu chuyện sai”, cũng không có nghĩa là “câu chuyện đúng”. Từ “câu chuyện” trong ngữ cảnh này không ngụ ý tốt hay xấu, sai hay đúng hoặc bất kỳ loại phán đoán nào khác. Đó chỉ đơn giản là một quá trình đang diễn ra bên trong đầu bạn. 

 

Quá trình này giống như:


BM


·       Bạn đang nhớ lại những gì đã xảy ra.

·       Bạn có quan điểm hoặc nhận định về sự kiện khiến bạn bị tổn thương.

·       Điều này gây ra những cảm xúc trong bạn. 

 

Vì vậy, bạn chỉ cần chú ý vào câu chuyện mà không cần phán xét về câu chuyện đó hoặc về bản thân bạn. Có vài câu chuyện là hiển nhiên, nhưng bạn chỉ cần thấy rằng đang hiện hữu tại nơi đó. Và nhận ra điều gì đang gây ra cho bạn khó khăn, thất vọng hoặc đau đớn.

 

Bước 2: Đối mặt với những cảm giác đau đớn về thể chất 


BM


Tiếp theo, bạn muốn chuyển từ câu chuyện trong đầu sang cảm giác trong cơ thể, một loại cảm giác về mặt thể chất: Có thể là tức ngực, mệt mỏi với đôi mắt lõm sâu, cảm giác đau nhói, đau ở tim, cơn đau tỏa ra từ đám rối thần kinh tạng hoặc nhiều triệu chứng khác.

 

Hãy tập cách quay trở lại và đối mặt với cảm giác này bằng cách đẩy sự chú ý ra khỏi đầu và hướng về cơ thể. Thông thường chúng ta cố gắng tránh những cảm giác đau đớn này. Nhưng bây giờ, bạn hãy ở lại và đối mặt với chúng bằng lòng can đảm.

 

Hãy khám phá cảm giác này với sự tò mò: Cảm nhận xem những cảm giác diễn ra như thế nào? Xảy ra ở đâu? Có thay đổi không? Nếu điều này trở nên không thể chịu đựng được, hãy thực hiện chút một, theo cách mà bạn cảm thấy có thể kiểm soát được. Nó có thể trở nên dữ dội nếu những cảm giác thể chất xảy ra mạnh mẽ.


BM


Hầu hết thời gian, chúng ta đều thấy rằng cảm giác này không phải là điều tồi tệ nhất, rằng chúng ta có thể chịu đựng được. Trên thực tế, đó chỉ là một chút khó chịu, không có gì để chúng ta phải lo lắng.

 

Hãy ở lại và nhẹ nhàng, thân thiện và chào đón nó. Hãy tận hưởng cảm giác này như thể bạn sẽ có một người bạn tốt. Bạn đang trở nên thoải mái với sự khó chịu và đó là con đường của lòng dũng cảm.

 

Bước 3: Trao đi tình yêu thương và buông bỏ những nỗi đau


BM


Nhận lấy khó khăn và trao lại tình yêu thương. Đây là một thực hành Phật giáo Tây Tạng gọi là Tonglen (cho và nhận): Đón nhận cảm giác khó khăn và đổi lại bằng cảm giác nhẹ nhõm và giải thoát khỏi khó khăn đó.

 

Bạn có thể cảm nhận không chỉ nỗi đau của chính mình mà còn cả nỗi đau của người khác.

 

Trong vòng một phút hoặc hơn, hãy tưởng tượng nỗi đau của những người xung quanh đến với bạn theo từng nhịp thở và cảm giác bình yên tỏa ra cho họ khi bạn thở ra.

 

Bạn có thể thực hành điều này hàng ngày và nhận lại những hiệu quả kỳ diệu. Thay vì chạy theo cảm giác khó khăn, bạn hãy đón nhận và để bản thân cảm nhận. Và bạn cũng hãy làm điều đó cho những người khác, điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi việc tập trung vào những người khác thay vì bản thân mình.

 

Khi bạn làm vậy, bạn sẽ bắt đầu buông bỏ được những nỗi đau và khó khăn mà bạn gặp phải. 

 

Bước 4: Hướng về tương lai


BM


Khi bạn cảm thấy rằng mình đã buông bỏ, thay vì bị cuốn vào câu chuyện của mình một lần nữa, hãy quay lại và xem điều gì ở ngay đây, ngay bây giờ. Bạn thấy những gì?

 

Bạn có thể trân trọng tất cả hoặc một vài điều tại hiện tại không? Bạn có thể biết ơn điều gì đó ở phía trước của bạn ngay bây giờ không?

 

Bước này rất quan trọng bởi vì khi chúng ta mắc kẹt vào điều gì đó xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ không chú ý đến hiện tại. Chúng ta không trân trọng khoảnh khắc ở ngay phía trước của chúng ta. Chúng ta không thể bởi vì tâm trí của chúng ta bị lấp đầy bởi quá khứ.

 

Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu buông bỏ quá khứ, chúng ta sẽ xóa bỏ những muộn phiền và lấp đầy tâm trí bằng hiện tại. Chúng ta nên biết ơn những gì có ở ngay đây thay vì lo lắng về những gì không có.

 

Khi làm như vậy, chúng ta sẽ biến thời khắc chật vật thành khoảnh khắc vui vẻ. 

 

 

 

Leo Babauta  _  Tú Liên


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.