Pages

Monday, February 27, 2023

Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong

       BM

Ngừng tim, hay còn gọi là vô tâm thu và ngừng tim đột ngột, đề cập đến việc tim đột ngột mất chức năng và ngừng đập. Bệnh nhân có thể đã hoặc chưa được chẩn đoán bị bệnh tim từ trước. Ngừng tim có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước; bệnh nhân có thể dễ dàng tử vong nếu không được thực hiện các bước sơ cứu thích hợp.


Ngừng tim và nhồi máu cơ tim


Bạn có thể thắc mắc: Ngừng tim có giống như đau tim (nhồi máu cơ tim) không? Trên thực tế, đây là hai tình trạng khác nhau.


Nhồi máu cơ tim là do tắc nghẽn mạch máu (động mạch vành) cung cấp chất dinh dưỡng cho tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ và hoại tử cơ tim; do đó, một cơn đau tim có thể gây ngừng tim. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ngừng tim thực sự liên quan đến hệ thống điện điều khiển nhịp tim.


Nguyên nhân gây ngừng tim là gì?


Nhịp đập của tim xảy ra khi một dòng điện được gửi qua nút xoang nhĩ, truyền tín hiệu đến cơ tim thông qua con đường dẫn truyền, từ đó kích thích sự co bóp của cơ tim. Khi hệ thống dẫn truyền điện gặp trục trặc sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ngừng tim.


Có nhiều loại rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp nhanh thất, rung nhĩ, rung thất, và nhịp tim chậm. Nguyên nhân phổ biến nhất của ngừng tim là rung tâm thất, xảy ra khi các buồng tim đập đột ngột và hỗn loạn, dẫn đến không thể bơm máu đều đặn.

BM

Vết sẹo tim


Điều này có thể do bệnh tim mạch vành trước đó (chẳng hạn như nhồi máu cơ tim) hoặc các lý do khác gây ra. Những vết sẹo này có thể can thiệp vào hệ thống điện của tim, gây rối loạn nhịp thất đe dọa tính mạng.


Cơ tim dày lên (Bệnh cơ tim)


Cao huyết áp, bệnh van tim, hoặc các vấn đề khác có thể gây tổn thương và làm dày cơ tim, khiến bệnh nhân dễ bị rối loạn nhịp tim, suy tim, và ngừng tim.


Thuốc


Mất cân bằng potassium và magnesium trong máu do sử dụng thuốc lợi tiểu cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và ngừng tim. Thật kỳ lạ là các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đôi khi có thể gây ra rối loạn nhịp thất. Điều này được gọi là hiệu ứng tiền loạn nhịp. Việc lạm dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến ngừng tim.


Những căn bệnh khác


Một số căn bệnh gây ra những bất thường trong dòng điện của tim, chẳng hạn như hội chứng Wolff-Parkinson-White và hội chứng QT kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim ở trẻ em và thanh niên.


3 triệu chứng chính của ngừng tim


Có thể có một số dấu hiệu cảnh báo trước khi ngừng tim, chẳng hạn như tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, và mệt mỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngừng tim xảy ra với rất ít dấu hiệu báo trước.


Vậy các triệu chứng ngừng tim là gì?


2 bước sơ cứu khi ngừng tim


BM


Nếu nhịp tim không được phục hồi nhanh chóng sau khi ngừng tim sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho các cơ quan và mô trên khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương và hoại tử, thậm chí tử vong. Do đó, cần phải sơ cứu cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.


Có thể cứu được bệnh nhân nếu sơ cứu kịp thời trong vòng vài phút.


Khi gặp một người bị ngừng tim, trước tiên chúng ta nên bình tĩnh và xác nhận rằng môi trường xung quanh là an toàn. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị ngã trên đường, trước tiên chúng ta nên di chuyển họ đến một nơi an toàn hơn để tránh bị xe đâm.


Sau đó, làm theo các bước dưới đây để sơ cứu cho bệnh nhân ngừng tim.


Bước 1: Nói chuyện và vỗ nhẹ vào vai bệnh nhân để kiểm tra phản ứng.


Bước 2: Yêu cầu ai đó ở gần gọi xe cấp cứu ngay lập tức và nhờ người khác lấy AED (máy khử rung tim tự động bên ngoài).


Bước 3: Kiểm tra hơi thở của bệnh nhân, bằng cách kiểm tra hơi thở qua miệng và mũi, hoặc quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực. Thời gian từ khi xác nhận bệnh nhân không phản ứng đến khi kiểm tra nhịp thở không được quá 10 giây. Thông thường, khoảng cách giữa mỗi hơi thở là khoảng bảy giây; do đó, CPR (hồi sức tim phổi) nên được thực hiện ngay lập tức sau khi xác nhận rằng bệnh nhân đã không thở trong hơn bảy giây hoặc đang có biểu hiện hấp hối.


Bước 4: Khi đến hiện trường, hãy bật AED và làm theo hướng dẫn bằng giọng nói. Nên thực hiện CPR và AED xen kẽ cho đến khi bệnh nhân lấy lại nhịp tim, có thể thở hoặc tỉnh táo, hoặc cho đến khi nhân viên y tế chuyên nghiệp đến hiện trường.


1. Cách thực hiện hồi sức tim phổi


Thực hiện theo các bước sau để hồi sức tim phổi cho bệnh nhân:


Mt trong các bước sơ cu khi ngng tim: hi sc tim phi (CPR).

BM


Nếu những người khác ở hiện trường cũng biết cách thực hiện hồi sức tim phổi, thì có thể thay phiên nhau khi người đầu tiên kiệt sức. Nên hạn chế tối đa việc dừng hồi sức tim phổi cho bệnh nhân giữa các lần đổi người – lý tưởng nhất là không có thời gian dừng hồi sức tim phổi.


2. Cách sử dụng AED


Khi đã có AED, cần có sự trợ giúp của một người khác. Anh ấy/cô ấy nên làm theo các bước “bật, gắn, cắm, và giật” để sử dụng. Trong khi thiết lập AED, người cứu hộ không được ngừng thực hiện CPR cho đến khi giọng nói của AED hướng dẫn không được chạm vào bệnh nhân.


Mt trong các bước sơ cu khi ngng tim: hi sc tim phi (CPR).

BM


Có một số điều cần lưu ý khi sử dụng AED:


Nếu miếng đệm không thể dính vào da do bệnh nhân có quá nhiều lông ngực, hãy dùng lực để xé miếng đệm nhằm loại bỏ lông ngực và thay thế bằng một miếng đệm mới. Nếu AED có kèm theo dao cạo, thì cũng có thể dùng dao cạo để cạo lông ngực. Nếu bệnh nhân có miếng dán thấm qua da, hãy tháo nó ra và lau sạch dư lượng thuốc trên da trước khi dán miếng sốc. Nếu bệnh nhân có máy điều hòa nhịp tim (có thể có ụ hình tròn hoặc vuông), tránh đặt đệm chống sốc trực tiếp lên chỗ đặt máy.


Bệnh nhân sống sót sau ngừng tim cần được bác sĩ kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân gây ngừng tim và được điều trị để giảm khả năng tái phát.




Andrew Lee  _  Tú Liên và Thanh Long


***

Nhịp tim nhanh hay chậm là tốt?

  BM

Nhịp tim là nhịp đập của tim, chủ yếu thúc đẩy quá trình lưu thông của máu, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các mô và cơ quan của toàn cơ thể, đồng thời lấy đi các chất chuyển hóa. Trong trường hợp bình thường, khi tâm trạng yên tĩnh, tim của trẻ sơ sinh có thể đập 120-140 lần/phút, trẻ nhỏ 90-100 lần/phút, trẻ em tuổi đi học 80-90 lần/phút, người lớn 70-80 lần/phút.

https://baomai.blogspot.com/2023/02/nhip-tim-nhanh-hay-cham-la-tot.html

***

Nhức nhối con tim

 BM
Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ.


https://baomai.blogspot.com/

Đau thắt lưng: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng
Kinh tế Trung cộng bước vào vòng xoáy tuột dốc với hai rủi ro lớn
Quốc gia đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ của mình
Tiền đồn công an Trung cộng ở Hoa Kỳ
Chính sách ‘Di dân Trước tiên, Người Mỹ Sau cùng’ của Tổng thống Biden
Lượng công dân Trung cộng vượt biên vào Hoa Kỳ nhiều chưa từng thấy
Năm 2023 của phi cơ không người lái hay năm của xe tăng?
Thủ thuật chuyển giới cho trẻ vị thành niên
Cà phê ảnh hưởng đến chuyển hóa như thế nào?
Chiến tranh Nga-Ukraine: Đâu là triển vọng cho hòa bình?
Trung cộng trợ giúp Nga ở Ukraine, có nguy cơ gây ra chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ
Tại sao phụ nữ mạnh mẽ lại dễ kiệt sức
Nguyên nhân chính gây ung thư gan và cách phòng ngừa
Tốc độ lạm phát tại Hoa Kỳ tăng nhanh gấp 3 lần so với tháng 12/2022
Đường fructose cũng gây nghiện và không tốt như rượu?
Người ngoài hành tinh sẽ không đến một cách hòa bình
Dùng câu chuyện để hướng dẫn học sinh yêu thương người khác
Làm chủ cái tôi của bạn
Cảnh báo bão tuyết ở California lần đầu tiên kể từ năm 1989
Mức lương tối thiểu và nỗi sợ hãi lớn nhất của Fed

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.