Friday, February 24, 2023

Dùng câu chuyện để hướng dẫn học sinh yêu thương người khác

 BM

“Nhân ái” là mỹ đức truyền thống, yêu thương và chia sẻ giữa mọi người với nhau không chỉ có thể khiến xã hội hài hòa, mà còn khiến bản thân và người khác cảm nhận được bầu không khí vui vẻ và hạnh phúc. Nếu như một người luôn sợ lợi ích cá nhân bị tổn hại, hoặc tự cao tự đại, lạnh lùng đối với người khác, thì làm sao có thể yêu cầu người khác ở bên cạnh bản thân, cho bản thân sự ấm áp?


BM


Điểm của học sinh K luôn nằm trong Top 3 trong lớp, nhưng lời nói và hành vi thường ngày của cậu ấy khá kiêu ngạo và lãnh đạm, cậu vốn không quan tâm đến những học sinh khác. Một ngày nọ, K giận dữ đến gặp tôi và nói với tôi rằng:


“Thưa cô, em cảm thấy trong lớp có rất nhiều bạn không tôn trọng em, bình thường sau giờ học có hoạt động gì đều không gọi điện thoại cho em, có chuyện phiếm cũng không tán gẫu với em, dường như các bạn cố tình cô lập em. Họ làm như thế có phải là đang ghen tị với em không?”


BM


Tôi cười nói: “Không thể nào, học lực của bạn W cũng tương tự như em. Em xem bạn ấy được rất nhiều người yêu mến. Nếu những người khác ghen tị với thành tích của em, vậy thì họ cũng phải ghen tị với bạn ấy mới đúng chứ?”


Nghe tôi nói, K thấy hơi khó hiểu. Vì vậy, tôi tiếp tục nói: “Em có biết tại sao bạn W lại được mọi người yêu quý không? 


Theo cô quan sát, cô thấy bạn ấy rất khiêm tốn và sẵn lòng giúp đỡ người khác, bạn ấy thường chịu khó giảng bài cho những bạn bị điểm kém trong lớp, và chưa bao giờ đối xử phân biệt với họ. Bạn ấy cũng tích cực tham gia các hoạt động nhóm khác nhau và hòa đồng với các bạn cùng lớp. Em nghĩ thử xem, bạn ấy làm như vậy có thể không được mọi người yêu mến sao?”


BM


Sau khi nghe tôi nói, K dường như vẫn không thể hiểu được những hành động của W. Thế là tôi nói: “Nếu sau giờ học em không có việc gì làm, cô mời em uống trà sữa, chúng ta nói chuyện nhé?”. K vui vẻ gọi điện nói một tiếng với bố, sau khi tan học thì cùng tôi ra quán trà sữa.


Trong quán trà sữa, nhìn ra bên ngoài muôn hình muôn vẻ, tôi hỏi K có biết tại sao W lại vui vẻ giúp đỡ người khác như vậy không? K lắc đầu, tôi bảo: “Cô từng đến thăm nhà bạn ấy. W từ nhỏ đã lớn lên bên cạnh bà nội. Bà của W là một người rất tốt bụng, mỗi ngày đều kể cho bạn ấy nghe những câu chuyện về văn hóa truyền thống, dạy bạn ấy rằng phải biết yêu thương và vui vẻ giúp đỡ người khác, bởi trong quá trình này, bản thân cũng sẽ có được hạnh phúc”. K đột nhiên ngắt lời tôi và nói: “Thực sự sẽ hạnh phúc sao? Bạn ấy không sợ tổn hại đến lợi ích của chính mình ư?”


BM


Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Không thể phủ nhận rằng mỗi người đều có tư tâm, nhưng đồng thời cũng có lòng trắc ẩn. Nhìn từ góc độ tư tâm, đúng là với thái độ phớt lờ trước khó khăn của người khác, thì sẽ giảm được rất nhiều phiền phức. Thế nhưng, em cũng có thể cảm thông với người khác, khi em thiện tâm giúp đỡ mọi người, cảnh giới của em sẽ được thăng hoa, em sẽ có được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Mạnh Tử từng nói: ‘Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã’. Nghĩa là tâm trắc ẩn là khởi đầu cho nhân đức của một người vậy. Để cô kể cho em nghe hai câu chuyện cổ về lòng nhân đức”.


BM


“Tống Nhân Tông được hậu thế trong lịch sử ca ngợi là vị Hoàng đế nhân đức nhất. Có một lần, khi Tống Nhân Tông đang đi dạo trong ngự hoa viên, ông liên tục ngoái lại phía sau, như thể đang tìm kiếm ai đó. Sau khi trở lại trong cung, Tống Nhân Tông nói với phi tần của mình: ‘Ta khát quá, mau mang nước nóng lên’. Phi tần vội bưng một ly nước đến cho Hoàng thượng, và hỏi: ‘Điện hạ, sao lúc ở ngoài không uống nước, để rồi khát nước như vậy?’.


Nhân Tông nói: “Ta đã ngoái lại mấy lần, nhưng đều không thấy Liêu tử đâu (cung nhân phụ trách đun nước đợi hầu). Nếu ta hỏi, sẽ có người vì thế mà bị phạt, vì vậy ta nhịn khát trở về’. Qua đó có thể thấy rằng, Tống Nhân Tông với trái tim nhân hậu không muốn thuộc hạ của mình bị trách phạt vì những chuyện vặt vãnh. Ông đã chấp chính hơn 30 năm, dùng ‘nhân đức’ mở ra một thời kỳ phồn vinh hưng thịnh, được lịch sử gọi là ‘Nhân Tông thịnh trị’”.


“Còn có một câu chuyện kể về Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn. Một ngày nọ, ông dẫn người của mình đi săn và tình cờ gặp thuộc hạ của Thái Diệc Ngột Xích là Chu Lý Da Nhân, một người có thù với ông. Lúc này, thuộc hạ của Thành Cát Tư Hãn lũ lượt xin hạ lệnh tru sát Chu Lý Da Nhân, nhưng khi Thành Cát Tư Hãn nhìn thấy vẻ mặt hoảng sợ của Chu Lý Da Nhân, ông mềm lòng và nói: ‘Bọn họ hiện tại không phải là địch nhân của ta, vậy mà ta không giảng nhân nghĩa lại đi giết họ, thì chẳng phải để cho ta trở thành kẻ bất nhân bất nghĩa sao?’”


BM


“Thế là Chu Lý Da Nhân may mắn thoát nạn, cảm kích tiến đến đáp lời Thành Cát Tư Hãn. Trong cuộc trò chuyện, Thành Cát Tư Hãn biết được rằng họ thường bị Thái Diệc Ngột Xích ngược đãi và xa lánh, không có lương thực để ăn, cũng không có lều vải để ở. Thành Cát Tư Hãn lại mời họ đến ở trong lều với mình, và hứa hẹn ngày hôm sau sẽ chia đều thức ăn săn được. Hành động nhân đức này đã khiến đám người Chu Lý Da Nhân cảm động, họ lũ lượt quy thuận về phía Thành Cát Tư Hãn, đồng thời công khai sự việc này cho những người xung quanh. Dần dà, ngày càng có nhiều người sẵn sàng đi theo Thành Cát Tư Hãn, quyền lực của ông dần trở nên mạnh mẽ, đặt nền móng cho sự thống nhất của Mông Cổ”.


BM


“Khổng Tử từng nói: ‘Đức bất cô, tất hữu lân’, nghĩa là người có đức sẽ không cô đơn trong xã hội, sẽ được mọi người gần gũi và kính trọng. Đây là lý do tại sao xung quanh W có rất nhiều bạn học nguyện ý chơi thân với em ấy. Cô nghĩ em cũng có thể làm được như vậy, phải không?”


Nghe xong, K nói: “Em không biết mình có làm được không, nhưng em sẽ cố gắng thay đổi bản thân”.


BM


Nếu cha mẹ có thể giáo dục con trẻ về văn hóa truyền thống như lòng nhân ái và tình yêu thương ngay từ khi còn nhỏ, thì sẽ có thể dưỡng thành cho con mình một trái tim thiện lương, điều này sẽ không chỉ giúp ích cho người khác mà còn giúp ích cho chính bản thân mình. Cho dù tương lai giàu có hay nghèo đói ra sao, các em đều sẽ cảm thấy nội tâm giàu có và hạnh phúc.




Vân Quyển  _  Lê Vy

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.