Friday, February 17, 2023

Bẫy viện trợ

 BM

Khi các quốc gia giàu có rơi vào suy thoái, thì chính phủ của họ sẽ làm những gì có thể — nhưng sau 100 năm theo chủ nghĩa xã hội (toàn bộ thế kỷ 20), thì các chính phủ ấy giờ đã biết không can thiệp vào nền kinh tế. Để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, vâng, họ cho các ngân hàng vay tiền, còn ngoài đó ra, thì họ sẽ đứng ngoài.


Các quốc gia nghèo chưa học được điều này. Dù suy thoái hay không, họ luôn tìm đến chính phủ.


Ngay cả khi các công dân ở các quốc gia nghèo này là doanh nhân, thì nền kinh tế của họ vẫn còn bị điều tiết, bị thao túng bởi một số gia đình sở hữu các doanh nghiệp và nguồn lực quan trọng, nhiều đến độ họ phải nhờ cậy đến chính phủ. Họ phải xin viện trợ ngoại quốc.


BM


Họ biết những người lãnh đạo của họ sẽ giành lấy một phần lớn cho bản thân, nhưng họ cũng biết rằng họ cũng sẽ giành được một thứ gì đó — cái ăn hoặc việc làm — bởi vì nếu không họ sẽ nổi loạn. Các nhà lãnh đạo của họ sẽ không để điều đó xảy ra; vì như thế sẽ không có viện trợ ngoại quốc.


Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các quỹ tài sản quốc gia, và các nhà đầu tư tư nhân đang ngập trong vốn, nhiều hơn mức họ biết phải làm gì. Họ đẩy các quốc gia nghèo vào việc phải chấp nhận viện trợ ngoại quốc, và tệ hơn nữa, là vào việc thực hiện những khoản vay rất lớn.


BM


Hãy nghĩ về cuộc khủng hoảng đồng euro ở Hy Lạp. Viện trợ ngoại quốc và đầu tư ngoại quốc là điều kiện thiết yếu tuyệt đối cho sự tồn tại kinh tế của họ. Và rồi cũng có cả Ai Cập nữa.


Tất cả chỉ là một cái bẫy. Không ai có thể làm thay cho người khác những gì họ phải làm cho chính mình. Khi cung cấp nguồn vốn, viện trợ ngoại quốc ngăn cản các công dân giải quyết các vấn đề của mình.


Viện trợ có thể rót vào các doanh nghiệp do tư nhân nắm giữ, nhưng nếu các doanh nghiệp này không tồn tại, thì sẽ không có viện trợ ngoại quốc. Mắc nợ chồng chất rồi, thì những quốc gia ấy sẽ bị lợi dụng bởi Trung cộng, quốc gia vẫn chưa học được bài học lớn nhất của thế kỷ 20: Đừng đi theo chủ nghĩa xã hội.


BM


Trung cộng cũng chưa học được bài học lớn nhất của thế kỷ 19: Đừng trở thành thực dân. Trung cộng mới giàu lên, không có lịch sử dân chủ, đa nguyên, hay tự chủ, chỉ biết đến chủ nghĩa toàn trị. Vậy nên nếu quý vị là một quốc gia nhận viện trợ từ Trung cộng, thì hãy biết rằng Trung cộng không mảy may quan tâm đến quý vị một chút nào.


BM

Đã chuyển tiền trực tiếp đến các doanh nghiệp, chứ không phải đến các chính phủ. Khoản viện trợ đó đã không nhằm trợ giúp cho các chính phủ, cơ sở hạ tầng, hoặc việc làm. Người ta hiểu rằng các doanh nghiệp sẽ đưa nền kinh tế đi lên, mà sau khi nền kinh tế đi lên thì mọi thứ khác sẽ đâu vào đó. Đây thuần túy là học thuyết Adam Smith.


Tiền của Kế hoạch Marshall đã được cho các doanh nghiệp vay trực tiếp, những nơi sẽ hoàn trả lại các khoản vay cho các chính phủ tương ứng của họ, sau đó chính phủ mới chi tiền cho cơ sở hạ tầng. Kế hoạch Marshall đã đặt con ngựa phía trước chiếc xe.


Cách làm ấy là viện trợ ngoại quốc thực sự. Viện trợ mà không kỳ vọng các quốc gia sẽ hoàn trả.


Kế hoạch Marshall là một chương trình phát triển do Cơ quan Hợp tác Kinh tế (ECA) năm 1948 của chính phủ Hoa Kỳ quản lý. Chương trình ấy ngày nay có thể sẽ thất bại hoàn toàn, vì viện trợ ngoại quốc ngày nay không trực tiếp đến với các doanh nghiệp tư nhân.


BM


Mục đích của Kế hoạch Marshall là khôi phục hoạt động kinh doanh, chứ không phải tạo ra hoạt động kinh doanh. Nếu làm như vậy, ECA sẽ giống như một cơ quan trung ương ra quyết định khác của thế kỷ 20 có nhiệm vụ phân phát tiền — đó chính là chủ nghĩa xã hội cấp tiến. Cơ quan này sẽ là một cơ quan chính phủ trước tiên tìm cách bảo vệ sự tồn tại của chính mình hơn là bảo đảm sự thành công của các dự án. Nếu thất bại, thì giống như tất cả các cơ quan chính phủ, họ sẽ chỉ đơn giản là yêu cầu có thêm nhiều tiền hơn mà không nhận ra rằng chính họ mới là nguyên nhân của sự thất bại.


Với sức mạnh tài chính to lớn để cung cấp hoặc từ chối các khoản vay, một cơ quan ECA sẽ bảo vệ vị thế đó bằng cách mở rộng tầm với của mình. Đó là học thuyết lựa chọn công cộng (sử dụng các công cụ kinh tế để ứng phó với các vấn đề truyền thống trong chính trị).


Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) là một ví dụ hoàn hảo. Fed được thiết kế như một bên cho vay cuối cùng, với các hướng dẫn rõ ràng để ngăn chặn khủng hoảng tài chính; nghĩa là, cho bất kỳ và tất cả mọi tổ chức cho vay đáng tin cậy có thế chấp bằng tài sản thực nào vay tiền (theo cuốn “Lombard Street: A Description of the Money Market” của tác giả Walter Bagehot).


BM


Fed ngày nay là một tổ chức quyền lực có tầm với quá xa để rồi tạo ra các hướng dẫn của riêng mình. Để ngăn chặn cuộc suy thoái năm 2008 trở nên sâu hơn, Fed đã cho bất kỳ tổ chức nào mà cơ quan này cho là quá lớn để sụp đổ vay tiền mà không quan tâm đến uy tín tín dụng và không quan tâm đến chất lượng của tài sản thế chấp đằng sau khoản vay.


Như một sự bảo đảm, Fed đã chấp nhận các thỏa thuận bảo đảm tín dụng phức tạp và gian lận cũng như các khoản thế chấp vô giá trị. Hành động cùng với Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, Fed ngày nay chỉ huy cả chính sách tài chính và tiền tệ cho quốc gia.


BM


Cơ quan ECA mới sẽ thực hiện tương tự. Giống như Trung cộng, ngay khi có khủng hoảng tài chính ở thế giới kém phát triển hơn, thì ECA sẽ phân phối viện trợ ngoại quốc cho bất kỳ ai mà họ có thể tìm thấy. Với quyền cung cấp hoặc từ chối các khoản vay, giống như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ECA sẽ quyết định chính sách bang giao.


Tuy nhiên, giống như việc Fed đã không ngăn cản Fannie Mae mua các khoản thế chấp gian lận (ngược lại, trên thực tế, họ đã ra lệnh cho Fannie Mae mua các khoản thế chấp dưới chuẩn đó — nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008), thì cũng tương tự, tổ chức ECA này sẽ thực hiện hành vi cho vay gian lận và gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Giống như Fed, ECA sẽ giải quyết vấn đề chỉ đơn giản là bằng cách cung cấp tiền.


Vai trò của Fed và ECA là mang lại sự ổn định, điều hoàn toàn phản tác dụng đối với một nền kinh tế năng động. Sự bất ổn là bản chất của sự hủy diệt sáng tạo, quá trình tự điều chỉnh của bàn tay vô hình, với việc các thị trường tự điều chỉnh một cách tự nhiên khỏi trạng thái mở rộng tín dụng quá mức.


BM


Trong một cuộc suy thoái, các quốc gia cần phải chờ đợi cho khủng hoảng tài chính qua đi, chứ không phải là kích thích tăng trưởng; thị trường đang khôi phục lại trạng thái bình thường sau khi đã tăng trưởng. Quý vị không nên cung cấp một bữa ăn bảy món cho một người vừa nôn mửa vì ăn quá nhiều.


Năm 2008, Fed đã ném hàng tỷ USD vào thị trường để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng đã không kích thích nổi nền kinh tế. Họ đã làm ngập động cơ, đó là lý do tại sao các ngân hàng sợ hãi tích trữ tiền.


BM


Trong nền kinh tế trọng cung, các nhà sản xuất chỉ sản xuất khi họ tự tin, chứ không phải vì chính phủ đã cung cấp tiền cho những người có nhu cầu. Cả sự ổn định giá cả và hiệu ứng nhân tiền (multiplier effect) đều vô nghĩa trong thời kỳ suy thoái. Chúng chỉ kéo dài thời kỳ suy thoái ra. Cuộc suy thoái năm 2008, kết thúc năm 2011, đã kéo dài đến năm 2018. Cuộc suy thoái năm 1929, kết thúc năm 1933, đã kéo dài đến năm 1941.


Trong một cuộc khủng hoảng tài chính, ECA sẽ hành động giống như Fed. Họ sẽ kích thích nền kinh tế của các quốc gia kém phát triển bằng cách ném tiền vào đó. Nhưng những khoản vay từ ECA ấy, giống như các khoản vay từ Fed, sẽ được tích trữ lại. Khi ECA hết tiền (vì không giống như Fed, ECA không thể in tiền), thì Quốc hội, bên cho vay cuối cùng trong chính sách đối ngoại của chúng ta, sẽ cung cấp thêm tiền.


Nhưng khi những khoản vay đó không được hoàn trả, thì Quốc hội sẽ tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu để cung cấp thêm tiền đây? Không, Quốc hội sẽ đi vay.


BM


Viện trợ ngoại quốc của Hoa Kỳ không giúp được ai. Nếu tiền đã có thể giải quyết được các vấn đề, thì có lẽ đã chẳng có các vấn đề ở đó. Bởi thứ mà thế giới hiện nay không thiếu là tiền. Thế giới này có nhiều hơn những gì thế giới có thể chi tiêu — 100 ngàn tỷ USD tiền mặt dư thừa, 1,000 ngàn tỷ USD (1 triệu tỷ USD) trong các công cụ phái sinh. Tại sao? Bởi vì các nhà đầu tư không thể tìm thấy các dự án vốn khả thi. Đó là lý do tại sao Sở Giao dịch Chứng khoán New York được định giá quá cao: Cả thế giới đang cạnh tranh để đầu tư vào đó.


Đó là lý do tại sao Hy Lạp gần như sụp đổ: Cả thế giới đã đua nhau cho quốc gia này vay nhiều tiền hơn khả năng chi trả của họ. Với quá nhiều tiền muốn tiêu cho quá ít dự án vốn khả thi, và đẩy tăng giá tài sản và hạn mức tín dụng (với hầu hết các quốc gia không giải quyết được nợ và các khoản nợ chưa thanh toán), thì nền kinh tế thế giới có thể sụp đổ.


BM


Các giải pháp từ trên xuống không phải là một câu trả lời. Nền kinh tế thị trường là một hiện tượng từ dưới lên. Điều đó bao gồm các cá nhân sản xuất hàng hóa và dịch vụ và sau đó mua bán các hàng hóa và dịch vụ khác. Nền kinh tế thị trường chính là bản chất tự nhiên, bản chất con người, các cá nhân làm theo bản năng kinh tế của họ.


Những xã hội nơi mà các cá nhân không kinh doanh, không sản xuất, không tiết kiệm, không làm việc 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần (vì họ chỉ thích kiếm tiền thôi), sẽ không bao giờ trở thành Những con hổ Á Châu. Họ sẽ bị Trung cộng nuốt chửng.


BM


Có phải những con hổ Á Châu trở thành những con hổ vì các chính phủ của họ đã tài trợ cho các ngành công nghiệp của họ không? Không. Thế giới cho là như vậy, nhưng thực tế không phải vậy. Ở Nhật Bản, chính phủ đã đầu tư vào các ngành công nghiệp tư nhân, nhưng những ngành đó đã thất bại. Chính những ngành công nghiệp mà chính phủ Nhật Bản đã không giúp đỡ — xe hơi và điện tử — đã cứu Nhật Bản.


Ngoài ra, các công ty mới không nên bắt đầu hoạt động bằng tiền vay được; đó là điều tệ nhất họ có thể làm. Họ đang bỏ qua một bước. Các công ty nên bắt đầu với quy mô nhỏ (để có những sai lầm nhỏ thôi) và sau đó tái đầu tư lợi nhuận trở lại hoạt động kinh doanh. Đó là cách phát triển một doanh nghiệp.


Một trong nhiều sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết là bắt đầu quá lớn. Apple và Hewlett Packard đã bắt đầu trong nhà để xe của họ.


BM


Tăng trưởng kinh tế là giải pháp cho các vấn đề của thế giới. Những người có tiền trong túi không cần chính phủ. Thay vào đó, việc chính phủ ra tay quản lý là nguồn gốc các vấn đề của thế giới. Chính phủ quản lý kém, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo, là lý do khiến họ có quá ít tăng trưởng kinh tế và là lý do mà các Tổ phụ Lập quốc của Mỹ trên thực tế đã loại bỏ chính phủ.


Họ đã viết một bản Hiến Pháp dài một trang tuyên bố rằng các nhà lập pháp sẽ được bầu và Quốc hội sẽ ban hành luật (chứ không phải các cơ quan chính phủ). Hiến Pháp cũng liệt kê quyền lực của chính phủ — một bưu điện, một lực lượng hải quân, v.v. — trong một danh sách rất ngắn. Đó là một mô hình hữu hiệu.




David Parker  _  Vân Du


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.