Thursday, February 16, 2023

Tên gọi khác của bột ngọt và đường trên nhãn thực phẩm

 BM

Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, vì vậy chúng ta hiếm khi có thời gian để chạy đến cửa hàng tạp hóa khi chúng ta cần mua thực phẩm. Vì vậy, hãy nhanh chóng xem qua những gì trên nhãn dinh dưỡng để bảo đảm rằng thực phẩm chúng ta chọn không chứa quá nhiều đường hoặc chất bảo quản và phù hợp với quyết tâm ăn uống lành mạnh hơn trong năm mới của chúng ta. Và chúng ta đang tiến đến một lối sống lành mạnh hơn cũng như vòng eo nhỏ hơn.


Nghe có vẻ đơn giản đúng không? Nhưng thực tế không phải vậy. Có vẻ như càng có nhiều quy định điều chỉnh nhãn thực phẩm, thì chúng lại càng khó đọc.


Điều này không chỉ do có nhiều thông tin hơn, mà còn bởi vì các nhà sản xuất, những người đang cố gắng cắt giảm chi phí và đầu tư, đang tìm ra những cái tên sáng tạo hơn và các cách lén đưa các chất phụ gia vào thực phẩm.


Những chất này đã trở nên hạn chế với người tiêu dùng vì các nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng dẫn đến nhiều bệnh tật. Vấn đề là những chất phụ gia thực phẩm này mang lại cảm giác ngon miệng. Do đó người tiêu dùng vô tội đang bị lừa mua những sản phẩm mà họ cho là tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế chúng lại chứa những thành phần mà họ đang cố gắng tránh dưới một cái tên xa lạ.


Đường


BM

Theo USDA, người Mỹ trung bình tiêu thụ từ 150 – 170 pound (68.04 – 77.11kg) đường tinh luyện mỗi năm. Con số đó nhiều hơn cân nặng của một số người trưởng thành và có thể chia nhỏ thành một cốc đường đầy mỗi ngày!


Bạn có thể nhìn thấy con số này và nghĩ rằng bạn không thể nào ăn nhiều như vậy. Bởi vì bạn đã cố gắng ăn uống lành mạnh và tránh đường. Bạn có thể đúng, hoặc ngược lại, đường có thể bị che khuất dưới những tên và các sản phẩm thậm chí có thể không cần phải liệt kê trong tổng số đường trên nhãn thực phẩm.


Dưới đây là hơn 50 tên của đường có thể được ngụy trang trên nhãn thực phẩm:


BM

Ăn nhiều đường tinh luyện góp phần gây ra chứng viêm, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao và hầu hết các bệnh viêm mãn tính.


Đường có thể ức chế chức năng miễn dịch, gây mất cân bằng lượng đường trong máu, nuôi dưỡng một hệ vi sinh vật không lành mạnh (nấm Candida và ký sinh trùng) và thậm chí là ung thư.


Đường ẩn trong mọi thứ, từ tương cà đến xúc xích, sữa ít béo, nước hoa quả và nhiều thứ khác nữa. Việc đọc kỹ nhãn và tìm tất cả các tên ở trên là điều quan trọng để giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Đặc biệt là khi bạn đang đối mặt với bệnh tật hoặc muốn giảm cân.


Bột ngọt (Monosodium Glutamate)


BM


Sau khi phát hiện ra chất điều vị có trong tảo biển, một thành phần phổ biến trong nước dùng thời bấy giờ, nhà khoa học Nhật Bản Ikeda Kikunae đã tìm kiếm một cách rẻ tiền để tái tạo hương vị umami khác biệt và làm hài lòng vị giác của tảo biển.


Vào năm 1908, ông đã phát hiện ra bột ngọt. Và ngay sau đó, chất phụ gia này đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng địa vị. Các bà nội trợ giàu có Nhật Bản thường tự hào trưng bày bột ngọt trên bàn ăn và chiêu đãi các vị khách một cách hào phóng. Từ đây, bột ngọt đã lan sang Trung cộng, Đài Loan và Hoa Kỳ.


Ở Hoa Kỳ, bột ngọt được sử dụng nhiều trong các nhà hàng Trung cộng và nhiều loại thực phẩm chế biến. Cho đến khi các nhà khoa học bắt đầu đặt câu hỏi về ảnh hưởng của chất phụ gia này đối với chứng đau nửa đầu và các vấn đề sức khỏe khác.


Bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng Russell Blaylock, tác giả của một nghiên cứu mang tính đột phá đã phát hiện ra bột ngọt là một chất độc thần kinh mạnh. Vì bột ngọt có khả năng vượt qua hàng rào máu não và khiến các tế bào não bị kích thích đến chết.


BM


Cho đến nay, bột ngọt có liên quan đến một số triệu chứng thần kinh sau khi ăn, cũng như kích thích sự phát triển của ung thư và góp phần gây ra bệnh béo phì và bệnh tim mạch.


Bột ngọt là một trong những chất phụ gia thực phẩm có hại nhất và hiện đang ẩn mình trong mọi thứ, từ bữa tối đông lạnh đến thịt chế biến, nước sốt salad, nước dùng, sữa hạt, v.v.


Bột ngọt có nhiều tên trên nhãn thực phẩm, bao gồm:


BM


Một vài thông tin về nhãn thực phẩm


Vào một trong những buổi sáng khi bọn trẻ thức dậy muộn và mọi người đang lao ra khỏi cửa. Bạn cảm thấy nhẹ nhõm vì đã ăn những thanh protein mua ở cửa hàng trước đó. Những thanh protein này là có phải thực phẩm lành mạnh không?


Vậy, hãy cùng kiểm tra kiến thức của bạn về nhãn thực phẩm và xem xét các thành phần trong một thanh protein phổ biến. Các thành phần với lượng nhiều nhất sẽ được liệt kê trên nhãn trước tiên. Vì vậy những thành phần càng ở phía dưới, lượng có trong sản phẩm thực phẩm sẽ càng nhỏ.


Dưới đây là các thành phần xuất hiện theo thứ tự trên nhãn thực phẩm. Trong đó, những chữ cái in đậm đều là đường và những cái in nghiêng được biết là nguồn ẩn của bột ngọt:


BM

Như vậy, có tới 5 dạng đường và 4 dạng bột ngọt chỉ trong một thanh protein. Thành thật mà nói, các thành phần duy nhất trong thanh protein này có thể tốt cho sức khỏe (tùy thuộc vào chất lượng của từng loại) là chiết xuất từ rễ rau diếp xoăn, hạnh nhân, dừa, yến mạch nguyên hạt và nước.


Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về từng thành phần trên nhãn thực phẩm


Đường và bột ngọt không phải là những thành phần độc hại duy nhất ẩn giấu trong các loại thực phẩm thông thường.


Hãy hỏi bất kỳ ai đã từng bị dị ứng thực phẩm và họ sẽ cho bạn biết về tartrazine. Đây là phẩm màu vàng thường gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong nhiều loại thực phẩm.


Bất kỳ ai lo lắng về mức cholesterol có thể cho bạn biết rằng chất béo dạng trans gây hại cho tế bào, thậm chí không được liệt kê trên nhãn thực phẩm khi dưới 0.5g mỗi khẩu phần.


Con số này có vẻ không nhiều, nhưng sẽ tăng dần theo thời gian và thay thế các chất béo cần thiết lành mạnh trong tế bào, vốn cực kỳ quan trọng để sửa chữa tế bào và tạo ra những tế bào mới khỏe mạnh.


Thật không may, danh sách các chất phụ gia có hại vẫn còn dài. Và, nếu bạn mua bất kỳ loại thực phẩm đóng gói nào – ngay cả khi chúng có vẻ tốt cho sức khỏe – thì bạn chắc chắn sẽ nhận được các chất phụ gia thực phẩm không mong muốn.


Nếu bạn đang gặp các triệu chứng về tiêu hóa hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào không giải thích được, bạn nên dành thời gian để điều tra và tìm hiểu từng thành phần trên nhãn thực phẩm.


 

James Templeton  _  Tú Liên

***

Đường lợi hại cho sức khỏe ra sao?

 BM
Đường fructose, có sẵn trong trái cây và là thành tố cơn bản trong xi-rô bắp giàu đường fructose có thể dẫn đến tình trạng tăng mảng bám ở thành động mạch

Ngày nay, thật khó có thể tưởng tượng rằng đã có thời con người chỉ có chất gì ngọt ngọt để ăn đôi ba tháng mỗi năm, khi vào mùa hoa quả.

baomai.blogspot.com
4 nguyên nhân gây quầng thâm mắt
Có phải nền kinh tế Hoa Kỳ sắp rơi tự do?
Tại sao cuộc chiến về muối lại nguy hiểm?
Thành viên ĐCH có thể tranh cử tổng thống năm 2024
Chính sách ngoại giao của Biden gây thiệt hại cho Hoa Kỳ
Người cao tuổi cần có sự chăm sóc đặc biệt
Trì hoãn về hưu
Sống chậm rãi hơn sẽ hạnh phúc
Vì sao tâm trạng lo lắng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá?
Cơ bắp yếu đi do lão hóa ngay cả khi bạn tập thể dục
Sau bức màn Grammy kia là ma quỷ đấy!
Hoa Kỳ bắn hạ ‘vật thể tầm cao’ ở Alaska
Cuộc đời bạn là một sự nghiệp hay là một sứ mệnh?
Ban lãnh đạo FBI đã ‘mục nát từ cốt lõi’
Sức mạnh của đức tính khiêm tốn
Đừng để bị lừa bởi việc Trung cộng thay đổi các chính sách COVID-19
Không muốn bị ung thư: “Từ bỏ đường”
Thuốc chống trầm cảm trở nên tê liệt về mặt cảm xúc
Nhịp tim nhanh hay chậm là tốt?
Bỏ quy định chích ngừa đối với người ngoại quốc đến Hoa Kỳ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.