Pages

Friday, February 10, 2023

Thuốc chống trầm cảm trở nên tê liệt về mặt cảm xúc

 BM

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, thuốc chống trầm cảm được kê đơn có thể khiến bệnh nhân tê liệt về mặt cảm xúc, do thuốc tác động đến chức năng nhận thức quan trọng giúp mọi người học hỏi từ hành động của họ.


Nhóm SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) là loại thuốc chống trầm cảm được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, giúp điều trị bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng (MDD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Những thuốc này ngăn cản serotonin hấp thụ trở lại máu, tạo ra một mức độ cao hơn của loại “hóa chất tạo cảm giác dễ chịu” trong não này.


BM


Mặc dù SSRI có hiệu quả trong việc giảm bớt triệu chứng của MDD hoặc OCD nghiêm trọng, nhưng nhiều người dùng thuốc cho biết họ cảm thấy bị “tê liệt”, nghĩa là không thể trải nghiệm cảm xúc tích cực hay tiêu cực như hạnh phúc hay buồn bã và không còn cảm thấy mọi thứ thú vị như trước.


Trong một nghiên cứu được công bố ngày 23/01 trên tập san


BM


Neuropsychopharmacology, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, phối hợp với Đại học Copenhagen, đã tuyển chọn 66 tình nguyện viên khỏe mạnh và chia họ thành hai nhóm. Một nhóm (34 người) được dùng giả dược, trong khi nhóm còn lại (32 người) dùng escitalopram, một loại SSRI dung nạp tốt với bệnh nhân MDD.


Sau ba tuần, cả hai nhóm được yêu cầu hoàn thành các bài kiểm tra để đánh giá chức năng nhận thức bao gồm học tập, trí nhớ, chức năng điều hành, hành vi tăng cường và ra quyết định.


So với nhóm dùng giả dược, 32 tình nguyện viên dùng escitalopram ít có phản ứng với việc học tăng cường — tức là ít có khả năng học hỏi từ các tương tác với môi trường xung quanh.


BM


Các nhà nghiên cứu đã dùng một “thí nghiệm đảo ngược xác suất” để đánh giá độ nhạy của chức năng tăng cường. Trong quá trình thử nghiệm, những người tham gia được yêu cầu chọn một trong hai tác nhân kích thích A và B. Nếu chọn A, họ sẽ nhận được phần thưởng bốn trên năm lần; nếu chọn B, họ sẽ chỉ nhận được phần thưởng một trên năm lần. Những người tham gia không biết quy tắc này và họ phải tự khám phá ra nó. Tại một thời điểm nào đó trong thí nghiệm, xác suất sẽ thay đổi và người tham gia cần học hỏi những quy tắc mới.


Kết quả cho thấy, nhóm dùng escitalopram hoạt động kém hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược—họ ít có khả năng học hỏi từ phản hồi tích cực và tiêu cực để điều hướng hành động của mình.


Các nhà nghiên cứu cho biết độ nhạy của chức năng tăng cường có thể giúp giải thích cho tác dụng “tê liệt” của thuốc chống trầm cảm.


BM


Tiến sĩ Barbara Sahakian, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tâm thần học tại Đại học Cambridge, cho biết: “Theo cách nào đó, đây có thể là một phần của cơ chế hoạt động. Thuốc có thể làm vơi đi nỗi đau tinh thần của những người mắc bệnh trầm cảm, nhưng thật không may, dường như chúng cũng lấy đi một số niềm vui từ họ.”


BM


Bà cho biết thêm: “Từ nghiên cứu trên, giờ đây chúng tôi có thể thấy rằng điều này là do thuốc khiến cơ thể người bệnh trở nên ít nhạy cảm hơn với phần thưởng, một điều mang lại phản hồi quan trọng.”




Bill Pan  _  Thanh Ngọc
***

Nghỉ hưu rất dễ bị trầm cảm?

  BM

Có một cuốn nhật ký nuôi dạy con của một cặp vợ chồng trẻ ghi lại cuộc sống hàng ngày của gia đình, nhưng nhìn vào những ghi chép thì nó dường như không phải là một hồi ức dễ chịu, rốt cuộc là chuyện gì vậy.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/nghi-huu-rat-de-bi-tram-cam.html


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.