Pages

Friday, September 29, 2023

Tác động của mặt trăng đến sức khỏe của con người

 BM

Dù hàng ngàn năm đã trôi qua, nhưng sức hấp dẫn bí ẩn đó vẫn truyền cảm hứng cho những câu chuyện huyền thoại về ảnh hưởng của mặt trăng đối với sức khỏe con người. Nhưng liệu có bất kỳ điều gì là sự thật hay không?


Trong khi những tác động đầy đủ của mặt trăng lên cơ thể con người vẫn chưa rõ ràng về mặt khoa học, một số nghiên cứu cho thấy câu trả lời có thể là có, thực sự là có.


Mối liên quan giữa mặt trăng và cơn đau


BM


Ảnh hưởng của mặt trăng đến cơn đau là chủ đề đang được nghiên cứu và tranh luận.


Tác động của mặt trăng đối với thủy triều là một trong những hiểu biết phổ biến nhất về sự ảnh hưởng của mặt trăng đến sức khỏe con người. Lực hấp dẫn mạnh mẽ của mặt trăng tạo ra sự lên xuống của thủy triều – từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân gần khu vực ven biển.


Một nghiên cứu từ năm 2011 cho thấy mức độ đau do sỏi thận (cơn đau quặn thận) tăng đáng kể vào những ngày trăng tròn. Một nghiên cứu khác tìm thấy mối liên quan giữa chu kỳ mặt trăng và các triệu chứng đột quỵ không giải thích được.


Cũng có suy đoán rằng trăng tròn làm tăng nhận thức về cơn đau. Các giả thiết đề xuất rằng lực hấp dẫn từ mặt trăng có thể ảnh hưởng đến lượng dịch trong cơ thể, từ đó tác động đến độ nhạy cảm với cơn đau, đặc biệt là đối với các chứng bệnh như viêm khớp hoặc đau nửa đầu.


Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2014 điều tra về mối liên quan giữa mặt trăng và cơn đau sau phẫu thuật được công bố trên Tập san Đau của Vương Quốc Anh cho thấy về mặt thống kê, các chu kỳ mặt trăng tác động không đáng kể đến mức độ đau hoặc tác dụng phụ sau phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không cần thiết phải tránh phẫu thuật vào một số ngày nhất định trong chu kỳ mặt trăng.


Gián đoạn giấc ngủ khi trăng tròn


BM


Một lĩnh vực nghiên cứu khác mang lại những phát hiện thú vị là giấc ngủ. Một nghiên cứu trên Tập san Sinh Học Thời Nay cho thấy con người có xu hướng ngủ kém ngon giấc hơn khi trăng tròn, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy vào ngày trăng tròn, con người có xu hướng trải qua những cơn ác mộng hoặc giấc mơ sống động hơn.


Trong những ngày trăng tròn, dấu hiệu của giấc ngủ sâu trên điện não đồ giảm 30%. Điều này cho thấy người ta khó ngủ hơn và tổng số thời gian ngủ ít hơn. (Thời gian chìm vào giấc ngủ tăng thêm 5 phút và tổng thời gian ngủ giảm 20 phút.)


Tiến sĩ Thomas Kilkenny, giám đốc Viện Y học Giấc ngủ tại Bệnh viện Đại học Northwell Staten Island University ở New York, nói với The Epoch Times, “Những thay đổi này có liên quan đến việc giảm chất lượng giấc ngủ cũng như giảm hàm lượng melatonin.”


Ông lưu ý rằng vẫn chưa rõ lý do đằng sau những phát hiện này.


Một số nhà khoa học suy đoán rằng mặt trăng có thể tác động đến quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh giấc ngủ và nhịp sinh học. Theo Tiến sĩ Kilkenny, người ta phỏng đoán rằng ánh sáng từ mặt trăng mạnh lên có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học hoặc do lực hấp dẫn của mặt trăng.


Ông nói thêm, “Và cuối cùng, một giả thuyết khác đang trở nên phổ biến là khả năng mặt trăng gây ra biến động điện từ trên Trái đất.”


Một nghiên cứu năm 2015 trên 200 người được công bố trên Tập san Nghiên cứu Giấc ngủ cho thấy trong những ngày trăng tròn, thời gian ngủ và và giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) giảm ở phụ nữ, và tăng ở nam giới.


Mối liên quan giữa mặt trăng với sức khỏe tâm thần


BM


Mặc dù các phát hiện còn chưa thống nhất nhưng một số bằng chứng cho thấy mặt trăng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.


Theo một cuộc điều tra khoa học được công bố trên Tập san Những Tiến bộ Trong Y học Tâm trí – Cơ thể, khoảng 80% nhân viên y tế có chuyên môn về tâm thần tin rằng có mối liên quan giữa trăng tròn và bệnh tật ở con người.


Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thách thức niềm tin này. Một tổng quan trên gần 8,500 bệnh nhân cho thấy số lượng bệnh nhân tâm thần không gia tăng trong thời gian trăng tròn hoặc các chu kỳ khác của mặt trăng. Một nghiên cứu khác với gần 18,000 hồ sơ y tế không tìm thấy mối tương quan giữa chu kỳ mặt trăng và thời gian nằm viện hoặc tỷ lệ nhập viện/xuất viện tại các cơ sở tâm thần.


BM


Tuy nhiên, mặt trăng còn có thể liên quan đến một tình trạng tâm thần cụ thể. Một nghiên cứu vào năm 2018 trên 17 người bệnh rối loạn lưỡng cực đạp xe nhanh được công bố trên Tập san Tâm Thần Phân Tử cho thấy dây thần kinh tạo nhịp sinh học (điều chỉnh chu kỳ thức – tỉnh) đã đồng bộ hóa với chu kỳ mặt trăng. Điều này gây ra sự thay đổi mô hình giấc ngủ liên quan đến sự chuyển đổi giữa trạng thái trầm cảm và hưng cảm.


Mặc dù khá thú vị nhưng nghiên cứu về tác động của mặt trăng đối với sức khỏe con người vẫn chưa có kết quả thuyết phục. Nhiều nghiên cứu có quy mô tương đối nhỏ, gây khó khăn cho việc tách biệt ảnh hưởng của mặt trăng với các yếu tố khác. Vì vậy, cần thận trọng khi diễn giải những phát hiện hiện có.


Tuy nhiên, mối liên quan giữa mặt trăng với sức khỏe là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn và có thể sẽ được khám phá thêm.




George Citroner  _  Khánh Nam
***

Nguồn gốc của Mặt Trăng

  BM

Don Wilson, trong tác phẩm “Tàu vũ trụ Mặt trăng Bí ẩn của chúng ta” đã từng đặt ra câu hỏi, “Có phải Mặt Trăng là một con tàu vũ trụ rỗng bên trong, được đưa vào quỹ đạo của Trái Đất từ thời tiền sử xa xôi?”

https://baomai.blogspot.com/2022/05/nguon-goc-cua-mat-trang.html


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.