Pages

Friday, December 15, 2023

Việt Nam: ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’, Trung cộng: ‘cộng đồng chung vận mệnh’

 BM

Hôm thứ Năm (14/12), Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ “cộng đồng chia sẻ,” mà không phải là “cộng đồng chung vận mệnh” của Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng quan điểm khác nhau của Trung cộng và Việt Nam bộc lộ sự khác biệt sâu sắc giữa hai bên. Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi của quốc gia này là giữ khoảng cách với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) và hội nhập với phương Tây trên nhiều phương diện.


Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh “cộng đồng chia sẻ”


BM


Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm (14/12), phát ngôn viên Phạm Thu Hằng đã nhiều lần nhấn mạnh cụm từ “cộng đồng chia sẻ tương lai” mà ĐCS_TC nói là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” đồng thời cho biết ý nghĩa liên quan đã được đề cập trong tuyên bố chung “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Khi trả lời phóng viên truyền thông ngoại quốc, bà Phạm Thu Hằng cho biết hai bên đã đồng thuận trong tuyên bố chung rằng sẽ xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung cộng.”


Trước đó, hôm 12/12, Tân Hoa Xã của ĐCS_TC đã đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Tập Cận Bình. Hãng thông tấn này nói rằng trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS_VN) Nguyễn Phú Trọng đã cùng tuyên bố sẽ “làm việc cùng nhau để xây dựng một ‘cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam’ có ý nghĩa chiến lược.”


BM


Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam, mỗi khi phía Trung cộng nhắc tới năm từ Hoa ngữ “cộng đồng chung vận mệnh,” thì trong Việt ngữ luôn gọi là “cộng đồng chia sẻ tương lai,” kể cả Anh ngữ (Vietnam-China Community with a Shared Future), chứ không phải là “cộng đồng chung vận mệnh.”


Một học giả Việt Nam am hiểu tình hình đã nói với Thông tấn xã Trung ương (CNA) rằng trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã hơn một lần hy vọng thuyết phục Việt Nam chấp nhận một “cộng đồng chung vận mệnh.” Tuy nhiên, Việt Nam nhất quyết sử dụng nhóm từ “chia sẻ tương lai” chứ không dùng “chung vận mệnh.” Cuối cùng, mỗi bên Trung cộng và Việt Nam đều nhượng bộ, giữa Trung cộng và Việt Nam có sự khác biệt trong cách dịch, mỗi bên đều có cách nói của riêng mình.


Về cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh Trung cộng-Việt Nam,” hôm 14/12, ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế học hiện đang sống ở Hoa Kỳ, nói rằng: "ĐCS_TC muốn Việt Nam trở thành một cộng đồng có chung vận mệnh với Bắc Kinh như Campuchia, Lào, và Myanmar, hợp tác nhiều hơn về kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, sau đó kết hợp chặt chẽ vận mệnh của hai nước. Nhưng thực tế, Việt Nam không hề diễn giải như vậy."


Ông cho rằng “cộng đồng chia sẻ tương lai” này không khác gì “quan hệ đối tác chiến lược” ban đầu. Hơn nữa, việc đàm phán giữa hai bên về tranh chấp ở Biển Đông vẫn chưa có tiến triển. Việt Nam thực hiện phong cách ngoại giao “cây tre” (cứng rắn ở bên dưới, linh hoạt ở bên trên), để đạt được lợi ích trong quá trình Trung cộng và Hoa Kỳ đối đầu.


Việt Nam không nói “cộng đồng chung vận mệnh,” các nhà phân tích cho rằng Trung-Việt mâu thuẫn


BM


Hôm 14/12, ông Vương Hách (Wang He), chuyên gia về các vấn đề Trung cộng, cũng phân tích với ấn bản Hoa ngữ rằng: Sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh lập trường, “So với ĐCS_TC, Việt Nam linh hoạt hơn, thực dụng hơn, chủ động hơn. Hiện tại, vị thế quốc tế của Việt Nam đang ở thời kỳ tốt nhất.” “Trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam khó lòng có thể cùng ĐCS_TC xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh.”


“Tôi cùng chung vận mệnh với ông ư? ĐCS_TC của ông hiện đang ở trong tình thế vô cùng hỗn loạn, tứ bề thọ địch, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, đúng vậy không?” ông Vương nói.


15 năm trước, vào năm 2008, Trung cộng và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Nhưng hiện nay Việt Nam đề cao “nguyên tắc cân bằng giữa các nước lớn.” Tháng 12/2022, Việt Nam cùng Nam Hàn trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; tháng Chín năm nay, Việt Nam trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ; tháng Mười Một năm nay, Nhật Bản cũng gia nhập hàng ngũ này.


BM


Tổng Bí thư ĐCS_VN cho biết, Việt Nam theo đuổi “chính sách đối ngoại đa dạng, nhiều mặt,” “chủ động hội nhập toàn diện vào cộng đồng quốc tế,” “sẵn sàng trở thành bằng hữu tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”


Ông Vương Hách cho rằng, “ĐCS_TC muốn chứng tỏ mối bang giao Trung cộng-Việt Nam đi xa hơn mối bang giao giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. ĐCS_TC nhất định muốn khiến Việt Nam nói về cộng đồng cùng chung vận mệnh.” Sáng kiến ‘Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại’ là khái niệm được lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đề nghị hồi năm 2013.


“ĐCS_TC đã gây áp lực này với Việt Nam từ lâu. Các nước láng giềng như Campuchia v.v. đã đồng ý thỏa thuận này với ĐCS_TC, cái gọi là ‘cộng đồng chung vận mệnh,’ nhưng Việt Nam kiên quyết phản đối,” ông Vương nói.


“Vậy nên lần này, để ông Tập Cận Bình có chút thể diện, Việt Nam liền nói về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’ chứ không nói ‘cộng đồng chung vận mệnh.’ Cả hai bên cũng đều biết họ đang chơi chữ. Điều này cho thấy ĐCS_VN và ĐCS_TC kỳ thực là đang đi theo hai con đường.”


BM

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung cộng, ĐCS_TC đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tại Bắc Kinh vào ngày 11/12-12/12. Khi hội nghị tiến hành đến ngày thứ hai, thì lãnh đạo ĐCS_TC Tập Cận Bình đã dẫn một nhóm quan chức kinh tế đáp chuyến bay tới Hà Nội, Việt Nam, vào hôm 12/12.


Vì sao Bắc Kinh quay sang mềm mỏng với Việt Nam? “Có hai mục đích chính. Thứ nhất, tình hình Biển Đông hiện nay rất căng thẳng, mối bang giao giữa ĐCS_TC và Philippines đã trở nên bế tắc. Philippines và Việt Nam nằm ở phía nam và phía bắc Biển Đông. Nếu hai quốc gia này liên kết với nhau, ĐCS_TC sẽ không thể đi qua toàn bộ Biển Đông,” ông Vương Hách phân tích. “Những ngày ở Biển Đông sẽ rất khó khăn, tình hình cũng vô cùng tồi tệ”.


“Thứ hai, Việt Nam nằm trên Bán đảo Đông Dương, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, Việt Nam thiên về ĐCS_TC hay thiên về Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xem thường.”


Gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ở cấp cao nhất của Việt Nam. Ông Vương cho biết: “Hoa Kỳ và Nhật Bản đang hợp lực để lôi kéo Việt Nam, ít nhất là sẽ không phụ thuộc vào ĐCS_TC. Bằng cách này, ĐCS_TC sẽ bị kiềm chế rất nhiều ở Đông Nam Á và ASEAN.”


Trung-Việt ký thỏa thuận hợp tác kinh tế, nhưng có khác biệt lớn không thể che giấu


BM


Trong chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo ĐCS_TC, Trung cộng và Việt Nam đã ký 36 văn bản thỏa thuận hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, ông Vương Hách phân tích rằng nếu không có sự tin cậy chiến lược cơ bản giữa Trung cộng và Việt Nam, thì sẽ rất khó để những thỏa thuận này khởi tác dụng. Mặc dù đã ký 36 thỏa thuận, hai bên còn đưa ra tuyên bố chung, nhưng không thể che giấu được những khác biệt rất lớn giữa Trung cộng và Việt Nam.


Ông Vương nói rằng, thứ nhất, hai bên chưa giải quyết được vấn đề Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam cũng không chấp nhận lập trường cứng rắn của ĐCS_TC trong vấn đề này. Vì vậy, điều này về cơ bản là bế tắc.


Thứ hai, ĐCS_TC muốn thiết lập quyền bá chủ toàn cầu, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” là lộ trình cho tham vọng toàn cầu của đảng này. Còn Việt Nam thì muốn hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của châu Âu và Hoa Kỳ, cùng quốc tế nối đường ray. Vì vậy, về toàn bộ định hướng chính sách kinh tế quốc tế, Việt Nam rất đối lập với ĐCS_TC.


Ông Vương cho biết Việt Nam đã nhìn thấy ĐCS_TC đang tự mình đi xuống dốc, hơn nữa nền kinh tế Trung cộng đang rất tồi tệ. Trong tình huống này, cân nhắc đến lợi ích thực tế của Việt Nam, thì các thỏa thuận này về cơ bản là thật ít giả nhiều.


Ông đưa ra ví dụ, đất hiếm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Trung cộng hiện là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ hai. ĐCS_TC muốn hợp tác với Việt Nam để kiểm soát tài nguyên đất hiếm, nhưng lần này hai bên không đạt được thỏa thuận nào về đất hiếm. Ngược lại, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Việt Nam hồi tháng Chín năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác về đất hiếm.


BM


“Việt Nam cũng chưa bao giờ tham gia ‘Một vành đai, Một con đường’ của ĐCS_TC, và có sự cảnh giác sâu sắc đối với ĐCS_TC,” ông Vương nói. “Hãy nhìn xem, rất nhiều quốc gia, hơn 100 quốc gia đã ký sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ cùng ĐCS_TC, nhưng Việt Nam ở bên cạnh lại chưa ký. Ấn Độ cũng phản đối, họ đều muốn duy trì tính độc lập kinh tế của mình.”


Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc


BM


Ông Vương Hách cho rằng “Việt Nam theo đuổi mối bang giao cân bằng giữa các cường quốc, mục tiêu và cốt lõi chính là duy trì một khoảng cách nhất định với ĐCS_TC.”


“Nếu ĐCS_TC không thể mang lại chỗ tốt hay lợi ích kinh tế tương ứng cho Việt Nam, thì Việt Nam sẽ nghiêng về Hoa Kỳ và Nhật Bản hơn.”


Ông cho biết, Việt Nam hiện đang tận dụng hoàn cảnh quốc tế tương đối có lợi để tạo thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, muốn tận dụng tối đa lợi thế này. “Mối bang giao với ĐCS_TC khó có thể trở nên lớn mạnh.”




Trình Tĩnh & Lạc Á  _  Toàn Phong


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.