Pages

Tuesday, October 29, 2013

Phản ứng về phiên xử Đinh Nhật Uy

image
Bạn bè và Đinh Nhật Uy vui mừng vì anh được tự do
Hàng loạt người dùng Facebook và các công dân mạng đã chia sẻ suy nghĩ của họ ngay trước phiên xử Đinh Nhật Uy và sau khi anh bị kết án tù treo 15 tháng.

Nhà báo kỳ cựu Trần Hạnh từ Úc viết trên Facebook:
"Tại Việt Nam, một nhà nước độc đoán tàn bạo ngu đần vừa xử Đinh Nhật Uy, một thanh niên yêu nước, 15 tháng tù treo. Người dân reo mừng! Bất công vẫn y nguyên."

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh dẫn lời Facebooker 'Tin Không Lề' viết:
"Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/6/2013, tính đến ngày ra tòa, Uy đã bị giam đúng 4 tháng 2 tuần. Bây giờ tòa xử 15 tháng tù treo, vậy thời gian đã ngồi tù của Uy sẽ được tính sao đây?
"Vì sao cơ quan điều tra đã không cho Đinh Nhật Uy được tại ngoại hầu tra? Ngay cả khi cho rằng Uy phạm tội, thì tội này cũng không phải đặc biệt nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng bởi vì hàng triệu Facebooker đã và đang "phạm tội" như Uy mỗi ngày là viết trên Facebook. Không những thế, họ viết còn nặng hơn cả những gì Uy viết.

image
"Uy cũng không có ý định trốn hoặc gây cản trở cho việc điều tra, nên việc áp dụng biện pháp tạm giam với Đinh Nhật Uy là không cần thiết, nhưng họ đã bắt giam Uy hơn 4 tháng. Bây giờ tòa tuyên án tù treo, vậy ai sẽ trả lại thời gian ngồi tù (lẽ ra không phải ngồi) của Đinh Nhật Uy?"

Facebooker Nguyễn Đình Hà bình luận:
"...Hình như cả cái xứ này nhận án tù treo từ lâu lắm rồi, chỉ có khác là không có bản án, không có thời hạn chấp hành hình phạt thôi.
Tại sao á? Thì đi đâu cũng phải khai báo, đăng ký, làm việc gì cũng phải đến cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương xin xác nhận, nhận xét, điện thoại lúc nào cũng có thể bị nghe lén, thư tín thì có nguy cơ bị đọc trộm, công an thích bắt lúc nào thì bắt, các quyền tự do, dân chủ căn bản đều bị hạn chế, bị xâm hại đó thôi."

image
Có người cũng nói ngoài việc khiếu nại bản án, Đinh Nhật Uy cũng nên khiếu nại chuyện phải hủy đám cưới vì bị bắt giam trong vài tháng.

'Không thể bào chữa'
Vẫn trên Facebook, Bạch Huỳnh Duy Linh viết:
"Những người bị đưa ra tòa có liên quan đến chính trị không thể nào bào chữa nếu dựa vào luật pháp của Việt Nam. Nếu dựa vào hệ thống luật pháp đó chắc chắn sẽ không cãi được với viện kiểm soát."
Một số công dân mạng cũng đưa nhiều ảnh và video quay cảnh người ủng hộ Đinh Nhật Uy ngoài phiên tòa bị bắt đưa về đồn công an.

image
Có cáo buộc ông Lưu Trọng Kiệt bị 'công an chìm' tấn công
Cũng có cáo buộc "công an chìm" đánh bị thương ông Lưu Trọng Kiệt, người tới theo dõi phiên tòa sáng nay.
Blogger Jonathan London dẫn đường link tới một video trên YouTube trong đó người ta có thể nghe thấy tiếng hô 'Tự do cho Đinh Nhật Uy', 'Tự do cho dân tộc Việt Nam', 'Bãi bỏ 258' và 'Tự do Internet'.

Blogger này cũng để trong ngoặc kép: "Hãy bỏ 258", điều luật hình sự vẫn được dùng để trấn áp các biểu đạt ôn hòa của người dân.


Dân 'bị công an đánh' khi xem xử án

image
Ông Kiệt nói ông bị đánh hội đồng trước và sau khi bị bắt
Ông Lưu Trong Kiệt, một trong những người tới chứng kiến phiên xử 'công khai' Đinh Nhật Uy ở Long An hôm 29/10, đã tố cáo công an hành hung ông dẫn tới thương tích.
Ông cũng nói ông cùng một số người khác bị công an Long An bắt giam trong hơn bốn tiếng cùng một số người khác.
Nói chuyện với BBC hôm 30/10, ông Kiệt nói ông vẫn bị "đau mình" và "mắt bầm đen đang phải uống thuốc".
Ông nói thêm:
"Tôi nghĩ chắc ngày mai tôi sẽ đi bệnh viện khám và lấy giấy chứng thương chuyển lại cho công an.
"Ngày hôm nay ê ẩm mình mẩy quá đi không nổi.
"Để qua nốt hôm nay lấy thuống uốc, nếu bớt mai tôi mới đi bệnh viện được."
Nạn nhân cũng nói bất chấp chuyện ông bị thương và máu còn đang chảy trên mặt, công an Long An đã "không nói gì tới vết thương" mà chỉ trả khảo ông tại sao tới Long An khi bắt ông về công an phường 7.

'Không có quyền công dân'
Ông Kiệt nói với BBC ông đang chụp ảnh tại khu vực diễn ra phiên xử Đinh Nhật Uy khi bị rất đông công an, cả thường phục và sắc phục, tấn công, "đè" ông xuống và tước máy ảnh.
Ông nói "tất cả dân khu vực đó đều chứng kiến" hành động của công an
Nạn nhân nói ông thấy có nhiều công an hơn người dân ở phiên xử 'công khai' Đinh Nhật Uy.
Sau khi bị trấn áp và lấy mất máy ảnh, ông Kiệt bị bắt trong vài tiếng.
Ông kể thêm: "Về tới công an phường 7 họ nói tại sao tôi chụp ảnh thì tôi nói cái này là quyền tự do, quyền công dân.
"Tôi thấy cái gì bất công thì tôi chụp ảnh.
"Mấy ông công an trả lời là nghiêm cấm chụp ảnh, không có gì là quyền công dân trong này hết.
"Tôi nói như vậy đâu phải là một đất nước thì mấy ông làm thinh."

'Co người lại đỡ'
Ông Kiệt cũng tố cáo ông bị công an đánh thêm trận nữa" khi về đồn và có nhiều người cùng bị bắt đã chứng kiến trong đó có mẹ của Đinh Nhật Uy.
"Họ đánh bằng tay chân, họ đá vô bụng, uýnh sau lưng, uýnh vô mặt," ông Kiệt nói
"Lúc đó tôi chỉ co người lại tôi lấy tay tôi đỡ."

image
Một số người tới ủng hộ Đinh Nhật Uy tố cáo bị hành hung
Ông cũng tuyên bố ông đang xem xét kiện cơ quan công an sau sự cố mới xảy ra.
Các Facebookers cũng dẫn lời ông Kiệt nói sau khi bị đánh: "Tôi có thể đau hơn nữa, miễn là em Uy tự do!"
Ông Kiệt cũng không phải là người duy nhất tố cáo công an hành hung hôm 29/10 ở ngoài phiên tòa tại Long An.

Facebooker Peter Lam Bui viết anh cũng bị công an đấm vào hai tai khi hô các khẩu hiệu trong đó có 'Tự do cho Đinh Nhật Uy' và 'Tự do cho dân tộc Việt Nam'




image

Cảm động quá, các bạn ơi! Đây là tiếng nói tự trái tim của những người bạn trẻ Việt Nam, những anh hùng bloggers, đang ăn mừng Đinh Nhật Uy đã trở về nhà.
Trước tinh thần bất khuất của các bạn trẻ như thế, thì hải ngoại làm được những gì để tiếp tay cho họ? 

Quê hương ơi! Yêu quá! Việt Nam! Còn những tâm hồn trẻ trung yêu nước như thế này, thì nhất định ngày quê hương được giải phóng khỏi Cộng sản sẽ không còn xa.

Oct 19, 2013
image
Ai thống trị Việt Nam ngày nay. image. Stephen B. Young and Hoa Pham. Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy? Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu ...


image

image

Cõi già trên đất lạ
Thánh chiến tình dục
Câu cá trên trời
Hạm đội Hoa Kỳ cứu tàu tỵ nạn VN
Xăng ôm
Hẻm sâu sài gòn
Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Mặc cảm của phụ nữ không con
Chính trị VN 'không rõ ai đang cầm lái' & Tranh ch...
Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis….
Thành phố không có ai mặc quần áo
Cô gái kéo xác máy bay Mỹ
Trai Nhật 'ưa gái ảo và trốn tình dục'
Vì sao nước Mỹ không có "lãnh tụ vĩ đại"?
Sáng đôi mắt mù
Bội Phản
Về chuyện ăn phở ... Little Saigon và những xe hủ ...
Vì sao Việt Nam khó bỏ đi xe máy?
Thung lũng Chết California's Death Valley
Direk Kingnok: VN qua những bức tranh màu nước
Diều Trắng Black-shouldered Kite
Người Apatani bang Arunachal của Ấn Độ
Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành
Những chuyện "quái đản" ở Bệnh viện VN
Nhà tù Alcatraz
Bác sĩ 'vứt xác bệnh nhân xuống sông'
Dấn thân vì người nghèo, vì Tổ Quốc
Xe máy VN 'lao ngược chiều thế giới'
Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê…
Giá như đưa phong bì, có lẽ Xuân sẽ không chết?
Điều thần kỳ từ xứ sở kim chi
Ai thống trị Việt Nam ngày nay
10 Đại học hàng đầu Thế Giới
Tín dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu'
Khi về già, nên sống ở đâu?
Ông phán nghiện
Khi công an trở thành người bị trói
Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm
Khử mùi hôi trong nhà
Quan chức coi nhân tình là 'chiến tích'
Nói dối, Lối sống của Cộng sản
Điếm đực thành Hồ
Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'
Thà chết sướng hơn!
Phi cơ TQ chế tạo trượt khỏi đường băng
Humaira Bachal: Cô gái trẻ mang trí thức tới cho t...
Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay Trun...
Cuộc sống kỳ diệu của cô gái 2 đầu
Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Na...
Tấm vạc giường
Cải tổ Y tế tại Hoa kỳ : Những dữ kiện mới
Mỹ đứng đầu về sản xuất năng lượng
Chuyện mặn chuyện nhạt
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?
Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NA...
Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế...
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
ĐGH Phanxicô ra vạ tuyệt thông linh mục chống đối ...
Khoảng trống trách nhiệm
Dự án siêu máy bay ném bom
Độc cô cầu Nợ
Thị xã

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.