Pages

Wednesday, May 7, 2014

Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng

image
Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe.

Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình… Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O., chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

image
Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:
- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm… Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.

Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
- Người Việt mình bên này hay thật!
- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.

Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:

image
- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…

- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!

Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…

Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.

Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:

- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.

image
Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
- Ồ. Quý hóa quá!
Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
Tôi đỡ lời:

- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
- Dạ.

image
Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Thầy kính yêu,

Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói – “không thầy đố mầy làm nên” – con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.




Nguyễn Duy An


image

Tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn sống?
Chuyện Biển Đông: Muốn thắng Goliath thì cần David...
USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý ...
Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể
Hồi âm : Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Bài học nặng ký
Việt Nam bắt 2 blogger về tội 'lạm dụng quyền tự d...
Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...
Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...

1 comment:

  1. TÂM SỰ CÙNG CÁC BẠN BÈ Ở HẢI NGOẠI.
    Bài viết của Nguyễn Thị Kim Chi

    Trước lúc trở về VN, tôi muốn gửi tới các vị dân biểu Hoa Kì : bà Loretta Sanchez và Zoe Lofgren lời cảm ơn chân thành đã mời chúng tôi tới nước Mỹ. Đặc biệt chúng tôi vô cùng cảm ơn kiều bào Việt Nam ở Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi nhiều sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
    Tôi đã ứa nước mắt khi dự đêm “ Dòng nhạc lưu vong” của Việt Kiều ở Washinhton DC. Tôi đã đặt tôi vào vị trí của mọi người để hiểu được nỗi đau của những người li hương. Trong số những người phải sống ở khắp nơi trên thế giới không ít những người vẫn đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Trong lòng tôi tràn ngập một nỗi đau.
    Một bạn Việt kiều mời chúng tôi tới nhà dự bữa cơm thân mật với gia đình anh và một số bạn bè. Ở đó có một người đã hỏi tôi:
    Khi trả lời với Mạc Lâm chị có kể chuyện bạn chị bị mấy người lính VNCH xẻo vú xào để nhậu. Chị nghe người ta kể hay tận mắt chị nhìn thấy?
    Tôi không tận mắt chứng kiến , chỉ nghe cụ già chôn em Điệp kể lại trong một lần về Hóc Môn dự đám giỗ của Điệp.
    Tôi là lính VNCH đây. Chúng tôi không bao giờ man rợ như thế...
    Ánh nhìn hờn dỗi của anh khiến tôi ân hận vô cùng vì tôi đã kể lại một câu chuyện chỉ nghe mà không thấy. Nhưng sâu thẳm trong lòng tôi chuyện “thù hận”không còn tồn tại. Chuyện nồi da xáo thịt trong quá khứ vậy là quá đủ , quá đớn đau rồi. Tôi thành tâm xin lỗi tất cả những người đã bị tổn thương vì câu chuyện tôi nói với Mạc Lâm.
    Xin gửi lời chào đến tất cả những người công dân Hoa Kỳ gốc VN ở Washinhton DC. Tấm lòng của các bạn dành cho quê hương khiến tôi biết ơn và quí trọng.
    Washinhton DC ngày 6.5.2014

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.