Các
nhà lãnh đạo Trung Quốc nên thận trọng trong vụ giàn khoan 981, theo nhà quan
sát.
Trung
Quốc cần thận trọng nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam
và nhiều nước láng giềng nổi giận vì những hành động 'khiêu khích và thách
thức' chủ quyền, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại từ châu Âu.
Trao
đổi với BBC hôm 23/5 từ Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương
Đông của Pháp tại Paris (INALCO), Giáo sư Francois Huchet cho rằng tính toán
của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới 'một sai
lầm lớn'.
Sai
lầm này có thể xảy ra với Trung Quốc, khi hàng loạt các quốc gia láng giềng ở
khu vực lần bị đẩy tới thế 'bắt tay nhau' trong một dạng thức 'liên minh mới'
được Hoa Kỳ hậu thuẫn để đối lại Trung Quốc.
Hôm
thứ Sáu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học
Rennes II của Pháp, nói:
"Sau
một loạt các diễn biến, tôi cho rằng Trung Quốc đã đang nhận thấy một tình thế
nguy hiểm, bên bờ xảy ra, khi một loạt quốc gia xung quanh Trung Quốc từ Nhật
Bản tới Việt Nam, hay Philippines và Hàn Quốc thảo luận với nhau và đều nổi
giận với Trung Quốc,
"Tôi
nghĩ sẽ ngày một khó khăn hơn cho Trung Quốc đẩy tới các áp lực và đưa ra các
hành động khiêu khích khác trong tương lai."
'Trung
Quốc đã khôn ngoan?'
GS.
Jean-Francois Huchet
Trước
câu hỏi liệu động thái đưa giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào khu vực Hoàng
Sa trên Biển Đông có phải là một động thái và tính toán 'khôn ngoan' hay không,
nếu Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn bị Trung Quốc gây áp lực về chủ quyền biển
đảo, tìm cách tiếp cận gần hơn nữa với Hoa Kỳ và xoay hẳn lưng lại với Trung
Quốc, GS Huchet nói:
"Rõ
ràng là nếu Trung Quốc tiếp tục tỏ ra hung hăng trên các vùng biển ở khu vực
như họ đã làm đặc biệt trong hai ba năm trở lại đây, chắc chắn các quốc gia bị
thách thức và khiêu khích trong vùng sẽ tìm kiếm sự bảo vệ từ Hoa Kỳ,
"Chúng
ta đã thấy xuất hiện hàng loạt các tuyên bố giữa các quốc gia đó với Hoa Kỳ,
với Hoa Kỳ cũng tích cực hoạt động và hiện diện nhiều hơn trong khu vực trong
hai năm trở lại đây,
Vụ
giàn khoan HD-981 của TQ đã đẩy Việt Nam
và Philippines
'xích lại' nhau.
"Tổng
thống Obama đã nói Hoa Kỳ muốn trở lại ở khu vực và Hoa Kỳ cũng đã đang có lập
trường rất mạnh mẽ, như trong chuyến thăm gần đây ở châu Á, tại Nhật Bản, ông
Obama đã nói quần đảo Senkaku thuộc quyền tài phán của người Nhật,
"Do
đó Hoa Kỳ đưa quần đảo này vào vùng ảnh hưởng của mình, do vậy, tôi nghĩ rằng
mọi sự sẽ trở nên khó khăn hơn cho Trung Quốc nếu họ tiếp tục hung hăng, lấn
tới,
"Bởi
vì các hành động này của Trung Quốc không chỉ gây ra các xung đột đơn lẻ với
từng quốc gia mà Trung Quốc khiêu khích, thách thức, mà còn tạo ra một dạng
thức liên minh mới với Hoa Kỳ,
"Mà
liên minh này sẽ không chỉ giới hạn ở các khu vực như Biển Đông, hay biển Hoa
Đông, mà cũng liên quan tới cả nơi khác như Ấn Độ,
"Hiện
tại Ấn Độ đang tìm kiếm nhiều hơn một liên minh với Hoa Kỳ từ năm 2005 tới nay,
do đó, ở chung quanh Trung Quốc, có thể ngoại trừ Pakistan, Kazakhstan hoặc Bắc
Hàn - quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc,
"Nhưng
chúng ta thấy một dạng liên minh để bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không dám hung
hăng hơn và không dám mở rộng ảnh hưởng của nước này quá xa."
'Nếu
VN kiện đòi Hoàng Sa?'
Trước
câu hỏi liệu động thái giàn khoan HD-981 có thể khơi mào một tình huống bất lợi
hơn cho Trung Quốc, khi Việt Nam, sau hơn bốn mươi năm 'im lặng', nay có thể
vừa kiện Trung Quốc ra quốc tế về vụ giàn khoan, vừa kiện đòi Trung Quốc rút
toàn bộ các lực lượng khỏi các đảo đã cưỡng chiếm trên Hoàng Sa từ năm 1974 và
trả lại chủ quyền cho Việt Nam, nhà nghiên cứu nói:
"Trung
Quốc hiện nay đang muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình và đẩy lui, đẩy hẳn Hoa
Kỳ ra khỏi châu Á, để Trung Quốc có thể thống lãnh khu vực, không chỉ về mặt
kinh tế như trong 20 năm trở lại đây, mà còn thống trị về mặt quân sự và bảo vệ
các nguồn năng lượng,
"Cho
nên đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế
nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá
nhanh trong vấn đề này,
Trung
Quốc 'xích lại' với Nga, trong lúc dàn khoan HD-981 vẫn đang còn ở Hoàng Sa.
"Vì
các quốc gia láng giềng, trong đó đương nhiên có Việt Nam, nước có lịch sử rất
phức tạp với Trung Quốc, đã đang và sắp đối đáp lại với những hành động đó. Do
đó, tôi nghĩ Trung Quốc nên thận trọng mà không nên khiêu khích quá mức các
quốc gia đó."
Trước
câu hỏi tính toán gì đang thực sự diễn ra sau các động thái mà ông Tập Cận
Bình, lãnh đạo Trung Quốc và bộ tham mưu của ông, đã quyết định tiến hành trong
vụ làm nóng lên khu vực biển Đông từ đầu tháng Năm trở lại đây, Giáo sư Huchet
nói:
"Trước
đây, nội bộ của Trung Quốc có thể có tình huống một cánh quân sự nào đó trong
Ban lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thể muốn tỏ ra mạnh mẽ và lấn lướt hơn bằng
các động thái quân sự, so với cánh khác thiên hơn về ngoại giao,
"Nhưng
qua những gì quan sát được, có thể đoán rằng các động thái đối ngoại và hướng
ngoại cứng rắn vừa rồi của Trung Quốc, cho thấy các cánh quân sự, thiên về sức
mạnh, đã không nào hành động mà không có sự nhất trí của ông Tập Cận Bình,
"Và
tôi nghĩ đằng sau tất cả các động thái gần đây, từ thách thức, khiêu khích Nhật
Bản ở Biển Hoa Đông, Philippines và gần đây nhất là Việt Nam ở Biển Đông, rõ
ràng đây là một toan tính nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia láng giềng và
sự chống đối của Hoa Kỳ,
"Đương
nhiên là nếu không có sự phản ứng nào đối kháng lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn
tới, lấn lướt xa hơn, và họ sẽ có nhiều các hành động khác,
"Thế
nhưng nay thì Trung Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây
ra phản ứng rất mạnh ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc
đang phải cân nhắc lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn với
các hành động trong tương lai."
'Không
thể trông đợi EU'
Được
hỏi về việc liệu Liên minh Châu Âu (EU) có thể có vai trò nào đáng kể hay không
cho Việt Nam trong trường hợp Hà Nội muốn đương đầu với Bắc Kinh trong tranh
chấp về chủ quyền quốc gia, biển đảo và kiện Bắc Kinh ra quốc tế về vụ giàn
khoan, nhà nghiên cứu từ châu Âu nói:
"Tôi
có thể thẳng thắn nói rằng chúng ta không nên kỳ vọng bất cứ sự hậu thuẫn đáng
kể nào của EU, ở khu vực này của thế giới, EU có một ảnh hưởng rất yếu, họ còn
đang quá bận rộn với nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan Ukraine,
"Tôi
không nghĩ Liên minh Châu Âu sẽ có bất cứ một hành động nào ở khu vực này và
thực tế EU không có thực lực hay sức mạnh quân sự để làm điều đó, cường quốc
duy nhất có thể làm được một điều gì đó thực sự có ý nghĩa ở khu vực là Hoa Kỳ,
chứ không phải là EU."
TQ
thay đổi từ một 'đối tác đầu tư' sang một 'thế lực tham vọng' về quân sự ở khu
vực.
Theo
ông Huchet, ngoại trừ một vài tuyên bố mang tính chính trị, quốc tế có thể
không nên kỳ vọng thêm 'bất cứ điều gì to tát' từ EU tại khu vực Biển Đông, tuy
nhiên, một lần nữa, theo nhà nghiên cứu, Trung Quốc hiện nay nên thận trọng để
tránh sai lầm.
Ông
Huchet nói: "Trung Quốc đang thay đổi cách chơi, trong một hai chục năm
trở lại, họ xuất hiện ở khu vực châu Á, Đông Nam Á như một đối tác đầu tư, hợp
tác kinh tế,
"Thế
nhưng sau khi được cho là đã nắm được nhiều lợi thế gây dựng được ở nhiều quốc
gia trong khu vực, khẳng định được ảnh hưởng và vị thế kinh tài, họ lại muốn
chuyển sang một bộ mặt khác, họ muốn chới những con bài để đạt được sự thống
trị ảnh hường và áp lực về an ninh, quân sự,
"Đây
là điểm mà theo tôi, Trung Quốc phải hết sức thận trọng, nếu như họ không muốn
phạm phải một sai lầm lớn tạo ra một liên minh chống đối Trung Quốc trong khu
vực, cộng thêm với đối thủ lâu nay của họ là Hoa Kỳ," ông Huchet nói với
BBC.
'Tạm
rút nhưng sẽ quay lại?'
GS
Carl Thayer
Giới
quan sát hiện đang tiếp tục theo dõi và dự đoán các động thái, kịch bản xử lý
cuộc xung đột xung quanh vụ giàn khoan HD-981 giữa Trung Quốc và Việt Nam .
Hôm
thứ Bảy, 24/5, Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng
Úc được tờ báo mạng VnExpress.net của Việt Nam trích dẫn lời, nêu nhận định:
"Có
vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới
để tránh mùa bão lớn trên biển... Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc
xuống thang."
Tuy
nhiên nhà nghiên cứu này cho rằng Trung Quốc có thể sẽ trở lại và sau khi tạm
rút, sẽ vẫn có những động thái bảo vệ ảnh hưởng tại khu vực.
"Nếu
Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn
khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải
cảnh ở khu vực được cho là có dầu," GS. Thayer được dẫn lời nói thêm.
"Dự
đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn
phía trên đảo Hải Nam
và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của thành phố Tam Sa."
Theo
nhà quan sát này, trước viễn cảnh đó, Việt Nam tiếp tục cần cân nhắc những
biện pháp trong đó các bước động thái cả về pháp lý lẫn ngoại giao.
"Việt
Nam
phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước
nguy cơ bị cô lập. Việt Nam
có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc...
"Việt
Nam và Philippines là
hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển
Đông. Sự hợp tác giữa Việt Nam
và Philippines mới đây là
một bước đi rất tích cực," ông Thayer nói với tờ báo mạng của Việt Nam .
Tướng
Mỹ cảnh báo về xung đột Việt-Trung
Đô
đốc Samuel Locklear trả lời báo chí tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Manila hôm
23/5
Tư
lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam và Trung Quốc 'kiềm
chế', đồng thời cảnh báo bất kỳ sự tính toán sai nào cũng có thể khiến 'xung
đột lan rộng', theo hãng tin AP.
Phát
biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Manilia, Philippines hôm 23/5, Đô đốc
Samuel Locklear cũng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc nhanh chóng
tiến tới một bộ 'Quy tắc ứng xử' nhằm tránh các cuộc tranh chấp chủ quyền 'leo
thang' thành 'xung đột vũ trang', gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực.
Các
nhà ngoại giao Đông Nam Á từng cáo buộc Trung Quốc đã 'cố ý trì hoãn' tiến
trình đàm phán trong lúc nước này tìm cách tăng cường kiểm soát các vùng biển
tranh chấp.
'Quan
ngại sâu sắc'
Đô
đốc Locklear nói ông "quan ngại rất sâu sắc" trước 'thế đối đầu' suốt
ba tuần qua giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa và
thúc giục hai nước giải quyết tranh chấp chủ quyền theo luật pháp quốc tế.
"Nguy
cơ xảy ra những sự tính toán sai là rất cao. Tôi kêu gọi hai bên hãy kiềm
chế", ông nói với các phóng viên.
Tình
hình trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan trên vùng
biển mà Việt Nam
tuyên bố chủ quyền. Hà Nội sau đó đã cử tàu ra để phản đối và cản trở hoạt động
của giàn khoan này.
Một
số cuộc biểu tình chống Trung Quốc sau đó đã leo thang thành 'bạo động', khiến
hàng trăm nhà máy, doanh nghiệp bị phá hủy.
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người cũng đã phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở
Manila hôm 22/5, nói với các hãng tin AP và Reuters rằng chính phủ của ông đang
xem xét "các phương án tự vệ khác nhau, trong đó bao gồm các hành động
pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế."
"Tôi
cũng muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam
sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền
lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển đảo, là thiêng liêng," ông nói.
'Ủng
hộ hành động pháp lý'
Ông
Ventrell nói Mỹ ủng hộ biện pháp pháp lý giải quyết xung đột ở Biển Đông.
Nhiều
ý kiến từ giới phân tích cho rằng những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền
với Trung Quốc như Việt Nam
có thể sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với Washington .
Khi
được các phóng viên hỏi về khả năng này, ông Locklear nói Washington
sẽ hoan nghênh "những cơ hội để mở rộng mối quan hệ đối tác với các nước,
trong đó có Việt Nam ."
Ông
cũng cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khu vực được
quân sự hóa nhiều nhất trong khu vực và là nơi tập trung những quân đội và hải
quân lớn nhất thế giới.
"Làm
sao để những lực lượng này tạo thành một kết cấu an ninh nhằm bảo đảm cho sự
phát triển kinh tế, điều này vẫn chưa được xác định," ông Locklear nói.
Khi
được hỏi về nỗ lực chuyển sự tập trung từ Trung Đông sang châu Á của Hoa Kỳ, Đô
đốc Locklear khẳng định rằng chiến lược này không phải để kiềm chế Trung Quốc.
"Theo
ý kiến của tôi, người duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc, là Trung Quốc,"
Đô đốc được hãng tin AP dẫn lời nói.
Tình
hình xung đột, tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nóng lên
kể từ đầu tháng Năm, khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hạ đặt ở vùng
biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thuộc thềm lục địa của
mình.
Các
diễn biến đã đang thu hút sự chú ý theo dõi của nhiều quốc gia và tổ chức trong
khu vực và quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ.
Gần
đây, hôm 22/5, một phát ngôn nhân của Nhà Trắng, khi bình luận về một số tuyên
bố của Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm Philippines về vấn đề giàn khoan
của Trung Quốc ở Hoàng Sa, nói:
"Hoa
Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật
pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải và hàng
không trong khu vực Biển Đông...", ông Patrick Ventrell được hãng tin Anh
Reuters dẫn lời nói.
"Hoa
Kỳ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản
lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ
chế pháp lý quốc tế khác".
Tư
lệnh Mỹ cảnh báo về nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông
Đô
đốc Samuel Locklear kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam tự chế, và dựa vào luật pháp
quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Người
đứng đầu các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột
quân sự ở Biển Đông đang ở mức cao và kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam tự
chế.
Đô đốc Samuel Locklear phát biểu như vậy bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á ở Manila hôm thứ sáu, giữa lúc Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục đối đầu nhau một cách kịch liệt quanh giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt ở vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Viên tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cũng hối thúc đôi bên dựa vào luật pháp quốc tế hoặc một diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp. Đô đốc Locklear cho rằng vụ tranh chấp này đòi hỏi thỏa hiệp và đối thoại, và các nước không nên có thái độ “kẻ thắng giành hết mọi thứ.” Ông cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng đạt được một bộ Qui tắc Ứng xử Biển Đông (COC) để ngăn không cho tranh chấp leo thang, phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực.
Cũng tại cuộc thảo luận an ninh ở Manila hôm thứ sáu, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, bà Laura del Rosario, cho biết tuyên bố dự thảo COC đã bị trì hoãn đến mức không theo kịp các diễn tiến ở Biển Đông. Bà nói “Chúng ta không hành động đủ nhanh và có quá nhiều thách thức đang xảy ra vào lúc này.”
Khi được hỏi phải chăngWashington có kế hoạch
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam ,
Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ đang ra sức tăng cường quan hệ đối tác với các
nước trong khu vực, kể cả Việt Nam .
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, ngay cả đối với những vùng biển nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đòi hỏi của Trung Quốc chồng lấn với những yêu sách chủ quyền của ViệtNam ,
Philippines , Malaysia , Brunei ,
Indonesia ,
và Đài Loan.
Đô đốc Samuel Locklear phát biểu như vậy bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á ở Manila hôm thứ sáu, giữa lúc Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục đối đầu nhau một cách kịch liệt quanh giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt ở vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Viên tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cũng hối thúc đôi bên dựa vào luật pháp quốc tế hoặc một diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp. Đô đốc Locklear cho rằng vụ tranh chấp này đòi hỏi thỏa hiệp và đối thoại, và các nước không nên có thái độ “kẻ thắng giành hết mọi thứ.” Ông cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng đạt được một bộ Qui tắc Ứng xử Biển Đông (COC) để ngăn không cho tranh chấp leo thang, phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực.
Cũng tại cuộc thảo luận an ninh ở Manila hôm thứ sáu, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, bà Laura del Rosario, cho biết tuyên bố dự thảo COC đã bị trì hoãn đến mức không theo kịp các diễn tiến ở Biển Đông. Bà nói “Chúng ta không hành động đủ nhanh và có quá nhiều thách thức đang xảy ra vào lúc này.”
Khi được hỏi phải chăng
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, ngay cả đối với những vùng biển nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đòi hỏi của Trung Quốc chồng lấn với những yêu sách chủ quyền của Việt
Anh nhắc, để chú khỏi quên
ReplyDeleteA Lô, chú TẬP phải không ?
Mấy thằng em nói,chú ngông quá trời !
Biển Đông, là của nhà người
Mà sao chú định, nuốt tươi cơ à !
Giàn khoan,tàu chiến đem ra
Chú hù chú dọa, như là trẻ con
Trong nước, chú vẫn om sòm
Hoa Đông chú quậy, chẳng còn chỗ chơi !
Phải chăng ,chỗ chú lắm người
Đem ra thiêu bớt, thịt tươi máu hồng !
Việt Nam, cái nhọt trong lòng
Bao đời nhà chú, vẫn lồng lộn lên
Anh nhắc, để chú khỏi quên
Tham vọng quá lớn, là đền mạng nghe
Sách vở, chú học lại đê !
Mấy nghìn năm trước, chú về ngó nha...
Hỏi xem, Cụ Kỵ Ông, Bà
Bạch Đằng Giang đó, hồn ma bao người...
Hỏi xem, trận chiến Ngọc Hồi
Bao nhiêu thằng đã, bị mồi lửa thiêu...
Anh thề, anh chẳng nói điêu
Nghe trận Hàm Tử, Anh phiêu cả hồn
Thôi mà, đừng cậy...to con
Chạm vào bọn họ, chẳng còn răng đâu...
Bài học này Anh vẫn đau
Lịch sử nước Mỹ, gột nhầu chẳng phai
Thôi Em, TẬP, chớ đùa dai
Anh đây cũng bực, đứng ngoài không yên
Chẳng nghe, đừng tưởng anh hiền
Mặt Anh nóng vụ, Triều Tiên lâu rồi
Biết là,núp bóng chú thôi....
Liệu hồn...bướng bỉnh, Anh chơi chú liền
Thôi nha ! Điện thoại tốn tiền
Nhớ lời Anh dặn...chẳng phiền thêm em
By...eee
CHỊ NÓI CHO CHÚ BIẾT:
ReplyDeleteChị đây hơn tuổi chú
Thủ tướng mấy nhiệm kỳ
Dân Đức bầu cho chị
Còn chú, đảng bầu hi.
Chị nói cho mà biết
Đừng đực mặt thế kia
Đừng giả câm giả điếc
Chơi bẩn, chú nhất nhì.
Chú một vừa hai phải
Đừng ức hiếp láng giềng
Hàng xóm của nhà chú
Xem đi, có ai thương?
Từ Nhật, Hàn, Ấn Độ
Mianma, Việt Nam
Chú xỏ mũi vào cả
Cướp mãi chẳng rầy rà.
Đừng hòng qua mặt chị
Chú bày trò khoan dầu
Hơn ai hết chú biết
Còn lâu mới có màu.
Chú biết vùng biển ấy
Vừa sâu lại bão nhiều
Vốn bỏ ra một chục
Thu về vài đồng bèo.
Dầu, chú chơi đòn gió
Cái mà chú muốn là
Ép Việt Nam thế yếu
Bắt họ thần phục mà.
Bởi thế chị nói thật
Chú hơi bị ngu nhiều
Chú đẩy Việt Nam chạy
Như Nhật, Đài, Mỹ theo.
Thế là chuốc lấy hoạ
Cả cửa ngõ Biển Đông
Đều bạn của Mỹ cả
Chú thành nằm trong chuồng.
Đừng chủ quan mãi nhé
Đừng khinh thường họ nghèo
Tung hết lực ra đánh
Thế nhà để ai coi?
Khôn hồn chơi cho đẹp
"Bốn tốt" họ để yên
"Mười sáu chữ" họ giữ
Với họ, vẫn hoà bình.
Đài Loan, hỏi bố chú
Hơn sáu mươi năm rồi
Từ hồi chú chưa đẻ
Trung Quốc dám sờ đuôi?