Pages

Tuesday, June 3, 2014

Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ

image
ông ty JTC thừa nhận đã hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Nhật Bản sẽ ngừng cấp các khoản vay mới cũng như tạm ngưng giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.

Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.

image
Sau đó, 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam đã bị điều tra, trong đó có nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Quốc Đông.

Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.

Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.

Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra’.

VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía Tokyo. Trước hết, ông nhận định:

image
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Đây là một quyết định rất là cương quyết, và mạnh mẽ để gây sức ép đối với Việt Nam xử lý vấn đề tham nhũng trong việc giải ngân ODA. Tôi thấy đây là một quyết định rất quan trọng và có tác động ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.

VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.

image
VOA: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động từ tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì liệu quyết định của Nhật Bản có gây tác động thêm nữa, xấu hơn nữa lên nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.

VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.

image
Tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có phản ứng tích cực để tiến hành việc chống tham nhũng để lại sớm có thể giải ngân được các vốn ODA của Nhật Bản bởi vì vốn ODA Nhật Bản liên quan rất nhiều tới kết cấu hạ tầng và đến những dự án quan trọng khác đối với nền kinh tế Việt Nam.


Việt Nam thay tổng giám đốc đường sắt

image
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói tổng giám đốc đường sắt 'đạo đức trong sáng' nhưng không làm được việc
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam quyết định cho thay Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam, trong bối cảnh đang có điều tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật Bản).
Ông Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc, để chuyển sang làm thành viên chuyên trách Hội đồng Thành viên của Tổng Công ty này.

image
Ông Nguyễn Đạt Tường, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Quyết định thay ông Nguyễn Đạt Tường đã có trong tháng Năm, nhưng được công bố chính thức hôm 3/6.
Ông Vũ Tá Tùng, nguyên phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, chính thức lên thay vị trí của ông Nguyễn Đạt Tường kể từ ngày 3/6. Ông Tùng cũng đang kiêm chức Tổng Giám đốc Đường sắt Sài Gòn khi có quyết định này.

Cùng ngày 3/6, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ ODA các dự án đường sắt cho Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải không nói việc ông Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc là có liên quan tới cuộc điều tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật Bản).

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói ông Tường là người “đạo đức trong sáng” nhưng “công việc anh làm không tốt nên buộc phải thay”.
“Anh đứng đầu một đơn vị, công việc trì trệ thì anh phải làm việc khác cho phù hợp, lý do chỉ có thế,” Bộ trưởng Thăng cho biết.

image
Sau quyết định trên, ông Thăng cũng phản bác lại ‎ ý kiến cho rằng bộ Giao thông chỉ xử lý “nhân viên bán vé” chứ không dám đụng đến cán bộ cấp cao.
“Nói chỉ xử lý nhân viên mà không dám xử lý cấp trên thì tôi không hiểu phải xử lý như thế nào nữa, vậy không lẽ tôi tự xử tôi? Tôi tự cách chức Bộ trưởng thì mới làm hài lòng dư luận?” bộ trưởng Thăng được trích lời trên Dân trí nói.
Theo báo Dân trí, lãnh đạo của bộ Giao thông cũng đang yêu cầu thay thế 10 vị trí cấp cao khác tại công ty này.

Nghi án hối lộ

image
Hồi cuối tháng Ba, một quan chức Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) khai với cơ quan công tố Tokyo việc hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu yen (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ yen. Đây là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Đến đầu tháng Năm, sáu cán bộ cao cấp của Công ty Đường sắt đã bị khởi tố, tạm giam để điều tra, bao gồm Phó Tổng giám đốc Trần Quốc Đông, hai Phó giám đốc Ban Quản lý các Dự án Đường sắt Phạm Quang Duy và Phạm Hải Bằng, Trưởng phòng dự án 3 Nguyễn Nam Thái, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc bộ Giao thông) Trần Văn Lục, cùng với Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Công ty Đường sắt).

image
Các cán bộ cấp cao này bị cáo buộc các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tuy vậy, hiện chưa ai bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”.

'Ngừng ODA'

image
Vụ bê bối đã "ảnh hưởng không nhỏ đến sự tin cậy của người dân [Nhật Bản] đối với những dự án viện trợ ODA", ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho biết trong cuộc họp với bộ Giao thông Việt Nam vào ngày 2/6.
Cũng trong cuộc họp, Nhật Bản cho biết đã tạm ngừng viện trợ ODA các dự án đường sắt cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội kết luận điều tra và có những bước ngăn ngừa các vụ việc tương tự xẩy ra, hãng thông tấn Kyodo đưa tin. Cụ thể, khoản nợ cho giai đoạn đầu của dự án đường sắt số 1 sẽ bị tạm ngưng.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết sẽ xem xét nối lại viện trợ trong cuộc gặp mặt giữa hai bên vào cuối tháng, khi có đánh giá về nỗ lực từ phía Việt Nam.


image

Tổng thống Obama thúc đẩy việc phê chuẩn Công ước ...
Nhiều người Mỹ hối tiếc vì Hoàng Sa 1974
Tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh
Công Hàm làm cong hàm
Thế nào là: Quan hệ chiến lược?
Thế liên kết Nga - Trung Hoa
Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trì...
Hồi mã thương của phe Tàu
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….
Tướng Thanh đưa Hoa Kỳ và Nhật Bản vào thế việt vị...
Phân tích bài phát biểu của Phùng Đại tướng tại Sh...
Công Hàm số 1, Công Hàm số 2, số 3…
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường ...
Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ
Nhật sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á
Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
Đã tới lúc VN thừa nhận mạng xã hội?
Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc
Lá thư của T/S Nguyễn đình Thắng: Tin vui cho VN
Chúa Jesus nói tiếng gì?
Cảnh sát đứng nhìn vợ tôi bị đánh chết
Kẻ thù của người Trung Quốc
Chính khách và lãnh tụ
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở ...
VN cần 'bà con xa' hay 'láng giềng gần'?
Trung đoàn biệt kích Nhật Bản bị cá sấu xóa sổ
Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
Tuyệt chiêu "bài xoa bóp" cụ bà Mek Wok Kundor
Điểm lược 8 nhóm tại World Cup 2014
Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
Một vụ gian lận bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử qu...
Hổ thẹn vì… tình đồng chí
Cầm ... cờ (?) cho chó đái
Bối cảnh vì sao VN thần phục TQ
Các ông tướng và xu hướng 'mạnh tay'
HĐGMVN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới
Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?
Hình ảnh biểu tình tại Sài Gòn 11-5-2014
Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồn...
Bà cụ 76 tuổi bị lừa $4 triệu
Trung cộng: Không cần phải đánh "bọn chó"
Qua một trận đánh có bài bản
Những sự mất mát từ Biển Ðông
Có người tự thiêu trước Dinh Độc Lập
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
Đổi chác tệ hại với Việt Nam
Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển th...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.