Pages

Sunday, January 18, 2015

Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila

image
Hàng ngàn người tập hợp ở Manila để tham dự thánh lễ
Đám đông khổng lồ đã tập trung để tham dự một thánh lễ ngoài trời do Giáo hoàng Francis chủ trì ở thủ đô Manila của Philippines.
Hàng ngàn tín đồ đã đến Công viên Rizal hôm Chủ nhật ngày 18/1 đợi sẵn nhiều giờ trước khi thánh lễ bắt đầu.
Hai mươi năm trước, cũng tại địa điểm này hơn năm triệu người đã tham dự thánh lễ do Giáo hoàng John Paul đệ nhị chủ trì.

image
Vatican cho biết Giáo hoàng Francis sẽ dành thánh lễ này để tôn vinh những nạn nhân của cơn bão Haiyan vốn tàn phá đất nước Philippines hồi năm 2013.
Thánh lễ này sẽ ngày trọn vẹn cuối cùng của Giáo hoàng Francis ở Philippines, quốc gia có 80 triệu tín đồ Công giáo, kết thúc chuyến công du châu Á kéo dài sáu ngày của Ngài.

Sáu triệu người

image
Các quan chức Philippines ước tính khoảng sáu triệu người sẽ tham dự thánh lễ diễn ra vào trưa Chủ nhật ngày 18/1, theo truyền thông địa phương.
Một số người cắm trại bên ngoài công viên suốt đêm để có thể trở thành người đầu tiên được vào trong khi công viên mở cửa vào sáng Chủ nhật.
“Chúng tôi đều là những người tôn kính Đức Giáo hoàng,” một tín đồ có tên là Bernie Nacario nói với hãng tin AFP.
“Đức Giáo hoàng là phương tiện của Đức Chúa Trời và nếu chúng tôi có thể giao tiếp được với Ngài thì cũng giống như chúng tôi đang được nói với Đức Chúa Trời.”

image
Trước thánh cuối cùng này, vào buổi sáng Giáo hoàng Francis đã có một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người trẻ tuổi tại Đại học Santo Tomas vốn là Đại học Công giáo lớn nhất ở châu Á.

Vatican cho biết họ dự đoán khoảng 30.000 người trẻ sẽ đến buổi gặp gỡ này.

image
Buổi thánh lễ ở Tacloban diễn ra dưới trời giông bão
Hôm thứ Bảy ngày 17/1, Giáo hoàng đã đến thăm thành phố Tacloban, nơi bị tàn phá nặng nề nhất trong cơn bão Haiyan, dưới trời mưa bão.

image
Khoác trên người một chiếc áo mưa mỏng, Ngài đến Tacloban, tỉnh Leyte, để an ủi những người sống sót sau cơn bão Haiyan, cơn bão khủng khiếp nhất từ trước đến nay xảy ra hồi tháng 11 năm 2013 giết chết hơn 6.000 người và khoảng một triệu người vẫn đang mất nhà cửa.

Ứng khẩu

image
"Tôi muốn nói với mọi người một điều từ tận trong lòng tôi," Ngài nói ứng khẩu và bỏ qua bài diễn văn được soạn sẵn, "Khi tôi nhìn thấy thảm họa đó ở Rome, tôi đã cảm thấy rằng phải đến đây. Giờ đây tôi đã ở đây với mọi người, có lẽ là hơi muộn, nhưng tôi đã ở đây."

Ngài nói Ngài 'tôn trọng cảm giác' của những người cho rằng họ đã 'bị Chúa Trời bỏ rơi' trong thảm họa nhưng Ngài cũng kêu gọi họ hãy tiếp tục Đức Tin vào Chúa Trời.
"Nhiều người chúng ta đã hỏi Chúa Trời: Tại sao? Và đối với mỗi người trong chúng ta Chúa Trời đang phản hồi từ trái tim của Ngài... nhiều người trong số chúng ta đã mất tất cả. Tôi không biết nói gì nhưng Chúa Trời biết sẽ nói gì với các bạn," Ngài nói.

Thời tiết mưa bão đã khiến Giáo hoàng Francis cắt ngắn chuyến đi đến Leyte và phải về Manila sớm hơn bốn tiếng đồng hồ.

image
Giáo hoàng Francis nói Ngài rất muốn đến Tacloban sau khi cơn bão Haiyan xảy ra
"Cơ quan khí tượng nói thời tiết đang trở nên xấu hơn nữa. Cho nên tôi xin lỗi tất cả mọi người. Tôi rất buồn, thật sự rất buồn," Ngài nói với đám đông.
Trời giông gió cũng đã làm sập một giàn giáo đè chết một nữ tín đồ 27 tuổi đang tham dự thánh lễ do Giáo hoàng chủ trì.

Hãng tin Reuters cho biết Giáo hoàng Francis không nhắc gì đến biến đổi khí hậu khi ở Tacloban.

image
Hôm thứ Năm ngày 15/1, Ngài nói với các phóng viên rằng Ngài tin rằng con người chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm họa thiên nhiên và Ngài hy vọng hội nghị của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ở Paris sắp tới sẽ đưa ra hành động can đảm để bảo vệ môi trường.

image

Philippines là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du Á châu lần thứ hai của Giáo hoàng Francis trong một nỗ lực được cho là thu hút thêm tín đồ Công giáo ở châu lục đông dân nhất thế giới.

image

image

Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n...
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T...
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu'
Chiến tranh dầu thô
Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ
Sách dạy tiếng Anh mất dạy
Tội nghiệp Lục Bát
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak...
Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!!
Lại chuyện ý thức của người Việt
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ
Diễu Kim Jong Un để làm gì?
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại
Sáu bài học từ thiên tài
Vì sao dư luận quan tâm ông Thanh?
Thằng nhỏ cầm cái lon ...
Nước Pháp: Tuần hành lớn vì lý tưởng tự do
Chuyện tình: "em không thể yêu anh, Đảng ạ"!!!
Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?
Je suis Charlie: “Rụng rời”
Thượng Đế và Khoa học
Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt...
Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đ...
Vì sao phần lớn chúng ta thuận tay phải?
Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời...
Tờ 2 USD in hình con dê
Je suis Charlie
Họa sĩ bốn phương vẽ tặng Charlie Hebdo
Pháp săn lùng thủ phạm vụ xả súng
Nói với Việt Kiều

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.