Pages

Saturday, January 24, 2015

Hoa Kỳ với chùy sắt và gậy bông

http://baomai.blogspot.com/
Sang một năm mới, cũng là năm đánh dấu hai thập niên quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt nên bàn về Hoa Kỳ là điều cần thiết, nhất là khi ông Obama đang có các bước đi mới.
Nhìn một cách thực tiễn, Hoa Kỳ có cả sức mạnh sát thương, tàn phá lẫn động lực to lớn, tiềm năng xây cất, nuôi dưỡng tương lai hết sức sáng tạo.
Ngoài túi đôla to, các đại học lớn, nước Mỹ luôn có trong tay có một quả chùy sắt và một cây gậy bông.
Tại Tây Bán Cầu, điều khá rõ là Venezuela bị tẩy chay nhưng Cuba đang được ‘nâng đỡ’.
Tại Trung Đông, Tòa Bạch Ốc vừa tuyên bố ông Obama sẽ không tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi ông này tới Washington lần tới.
Quan hệ lạnh đi vì ông Obama đã định ra ván cờ mới và đang mềm mỏng với Iran, bất chấp phản đối từ phe hữu Israel.

image
Còn về cá nhân, ông Netanyahu bị tẩy chay vì công khai phê phán ông chủ Tòa Bạch Ốc và nhận lời từ phe Cộng hòa để đến đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội cũng vào tháng 3 này.
Ở châu Âu, ai cũng thấy ông Putin bị Hoa Kỳ đẩy ‘xuống hạng’ và có làm mình làm mẩy thì Nato và Mỹ vẫn cứ lên kế hoạch tập trận năm 2015 tại ngay vùng Baltic, đồng thời trợ giúp các tân đồng minh Đông Âu.
Nhìn sang châu Á, Hoa Kỳ ‘xoay trục’ để không cho Trung Quốc thoát ra biển lớn.

Cách tiếp cận mới

image
Ta không thể áp đặt ý chí, giá trị, tiêu chuẩn, các định chế của mình vào những xã hội khác Chuck Hagel
Cùng lúc, Việt Nam nhận được cái bắt tay mềm mại của Hoa Kỳ, thể hiện khá tế nhị qua chuyện đại sứ Ted Osius sang Việt Nam nhậm chức đã đổi tên trên Facebook thành Hanoi Ted.
Khác trước, tôi không nghe thấy ông Ted Osius giao lưu thân mật với một số tên tuổi trong cộng đồng gốc Việt tỵ nạn trước khi đi Hà Nội nhậm chức.
Dù Quốc hội có phê phán Hà Nội về nhân quyền, bên Hành pháp có nhắc cũng chỉ là ‘đánh khẽ’ bằng ‘gậy bông’.

Đây là sự thay đổi 180 độ vì mọi người còn nhớ vào giai đoạn 1975-1995, chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam và Trung Quốc lại hoàn toàn ngược lại: cả Jimmy Carter và Ronald Reagan đều ủng hộ Đặng Tiểu Bình và cô lập Việt Nam thân Liên Xô.

Nhưng ngoài các tính toán địa chính trị, khác ở Tây Bán Cầu, châu Âu và Trung Đông, trong cách nhìn Việt Nam của chính giới Mỹ chưa quên cuộc chiến Việt Nam lại đã có thêm ám ảnh về chiến tranh Iraq.

Không ai thể hiện quan điểm này rõ hơn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sắp từ nhiệm, người vẫn nhớ lần ông bị thương vì trúng mìn tại Nam Việt Nam năm 1968 như chuyện 'mới xảy ra tối hôm qua'.

So sánh chiến cuộc của Hoa Kỳ tại Iraq và Việt Nam, ông Hagel nâng lên thành triết lý rằng "không thể áp đặt giá trị Mỹ" cho các xứ sở có văn hóa khác.
"Tôi học được bài học đó khi có 12 tháng đi qua cuộc chiến năm 1968...Ta không thể áp đặt ý chí, giá trị, tiêu chuẩn, các định chế của mình vào những xã hội khác, những quốc gia khác. Điều đó đã không làm được và sẽ không bao giờ làm nổi."
"Người ta muốn tự do, muốn nhân quyền nhưng họ cũng muốn sự kính trọng, nhân cách. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tôn trọng các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống khác..."
Tôi hoàn toàn chia sẻ cách nhìn của ông Hagel về lịch sử các nền văn hóa vì mọi sự áp đặt về giá trị, tư tưởng không được xã hội đồng tình thì chẳng sớm thì muộn cũng hỏng.


Chọn ai cho tương lai?

image
Tân đại sứ Mỹ nói tiếng Việt và còn lấy tên Facebook là Hanoi Ted
Nhưng người Việt Nam cũng không quá ngây thơ để nghĩ rằng văn hóa của họ sẽ chỉ ngày một ngày hai, nhờ ăn McDonald’s là trở nên giống như người Mỹ.
Và khác với Iraq có hai phái Hồi giáo kình chống nhau nhiều đời, xã hội Việt Nam lại rất đa dạng, cởi mở, mong chờ hiện đại hóa.

Bệnh dị ứng với tự do, dân chủ, pháp quyền chủ yếu đến từ ý thức xã hội công dân còn lạc hậu, các sáng kiến khai mở quan trí và tăng dân quyền chưa rộng khắp và còn bị ngăn chặn.

Việc hình dung ra một xã hội hiện đại sẽ ra sao không chỉ là bài toán khó với chính quyền mà cả với nhiều người dân, giới trí thức, các nhà vận động xã hội.
Các biển chỉ đường lại đang xoay chuyển nháo nhào làm nảy sinh câu hỏi ai sẽ là tác nhân chính để thúc đẩy xã hội tiến lên một đẳng cấp cao hơn về dân chủ, văn minh trong những năm tới, phái nào sẽ nắm chắc ngọn cờ tương lai thắng lợi?

Hoa Kỳ đang đặt cược vào hệ thống quyền lực vốn không thiếu người đủ năng lực và nhận thức tốt nhưng cũng thừa quan chức bảo thủ, tham nhũng?

Hay nước Mỹ chọn khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các nhóm vận động dân quyền, các tổ chức tôn giáo?

Dù chọn một hay cả hai, Hoa Kỳ sẽ làm được một việc tốt nếu biết khuyến khích những xu hướng tiến bộ, lý tưởng ở Việt Nam phát triển hơn nữa và để xã hội tự chọn thay vì nghiêng về chủ nghĩa định mệnh về văn hóa.
Bởi nếu quá đà, đây sẽ chỉ là quan điểm phân biệt chủng tộc thô sơ thời thuộc địa rằng một số giống người không đủ khả năng trở thành văn minh.
Rất may mắn là ông Hagel không nói như vậy mà cho rằng "các quốc gia đều có lịch sử từ xưa khác nhau và sẽ phải tự vượt qua các vấn đề của xã hội họ để tới được điểm họ muốn đến..."

Nhưng ở đây, ông Hagel cũng không nên quên rằng Việt Nam luôn là vùng cạnh tranh của các luồng văn hóa, các trào lưu rất khác nhau, thậm chí đối nghịch và điểm đến là gì thì còn đang phải bàn.

image
Mọi xu hướng, trào lưu, kiểu cách đều tìm đường tới Việt Nam
Nếu Mỹ và châu Âu không tích cực hơn nữa thì đã có các luồng gió khác từ Trung Quốc, thậm chí Trung Đông, từ Siberia, Vladivostok thổi tới.
Với người Việt Nam, tôi nghĩ việc bỏ quả chùy sắt để dùng ‘gậy bông’ của Mỹ nên được xem là cơ hội hiếm hoi để cầu tiến chứ không phải cầu lợi trước mắt.
Bởi vòng xoay ‘thân ái - cay nghiệt’ của Mỹ cũng biến thiên theo thời cuộc, cứ nhìn ví dụ của ông Netanyahu thì biết.

Nước Mỹ vừa có uy quyền của Đế quốc La Mã, vừa nuôi dưỡng giá trị Khai Sáng từ Pháp, lại có đầu óc thương mại Ăng-lê nên đã đầu tư vào đâu thì đều muốn thấy kết quả.
Thế hệ người Mỹ còn hoài niệm cuộc chiến như Hagel, Clinton, McCain rồi sẽ qua đi cùng tuổi của họ.

Chớp được cơ hội hay không còn tùy vào tầm nhìn và ứng xử của Việt Nam.

Cây gậy bông hóa ra là để đánh trái bóng sang phía sân người Việt.



Nguyễn Giang

image

Vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Mar...
Kinh Tế Trung Lưu và Chính Trị Hạ Lưu
Nghịch lý của con Người
Thiếu nữ Việt 15 tuổi thiên tài violon
Chặt đầu 6.000 con trâu trong lễ tế thần ở Nepal
Câu chuyện hai tiểu bang: Houston, Texas và Califo...
R.I.P: Quốc vương Ả Rập Saudi qua đời
Pháp sẽ bị hồi giáo hóa trong 20 năm nữa?
Jane Fonda thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiế...
Ngủ ngày rất có ích?
Phá đám tang, nghề mới thời sản mạt!
Bán cả nhà để lên tàu sống
Nói gì với bệnh nhân sắp lìa đời?
Clip sex vị sư Khánh Hòa bị cắt ghép?
Thông điệp Liên bang của TT Obama 2015
Annie Lien Leads Audi's Piloted Parking Project
Việc làm cho người thông minh nhưng lười
Lính bắn tỉa của Hoa Kỳ_The American Sniper
41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?
Làng A Di Đà_Texas
Obama đọc Thông điệp Liên bang
Sự tích 12 con Giáp
Đổ nước thánh vào lăng Lenin
Máy bay QZ8501: tăng độ cao quá nhanh & không phải...
Việt Nam thật sự đang bên bờ vực thẳm
Nỗi trăn trở của Thủ Tướng về đổi mới thể chế
Internet: Lợi và Hại?
Bạn sắp bị đuổi việc ?
Trận chiến quyền lực giữa phe NTD & NPT
Nhìn lại một vụ án đáng buồn
Những bức tượng khổng lồ bằng tuyết
Tiết lộ về đường dây buôn “THẬN”
Bạn là người dậy sớm hay sống về đêm?
Khi thư viện trở thành lâu đài tri thức
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila
Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n...
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T...
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu'
Chiến tranh dầu thô
Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.