Vùng
phụ cận Houston , tiểu bang Texas ,
tại 12081 Doty Dr. ,
thành phố Conroe ,
có một làng cư dân Phật tử có tên là A Di Đà. Từ Houston đi hướng I-45 North,
chúng ta sẽ đến được làng A Di Đà; chạy ngược ra lại I-45 North ta có thể tiếp
tục đi về thành phố Dallas ,
TX .
Làng A
Di Đà nằm trong một khuôn viên trên một ngọn đồi rộng hơn 40 hecta, là
một khu rừng, hẻo lánh, hoang vu. Con đường dốc đi lên đến làng ngoằn ngoèo,
không khó đi, còn hoang dã với vẻ thiên nhiên, chưa được thơ mộng lắm. Khung
cảnh tại đây vắng lặng, tĩnh mịch thích hợp cho những người lớn tuổi hoặc muốn
xa lánh bụi trần.
Làng mới được xây dựng từ vài năm trước, hiện vẫn đang được
tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục kiến trúc khác nữa, cho nên từ Doty Dr.
vào đến làng A Di Đà, đường đi nhỏ hẹp, chưa được tráng nhựa, vừa đủ một lane
đường cho xe chạy. Làng A Di Đà được gọi là làng vì ở đây có đến một
trăm ngôi nhà nhỏ di động (trailer), được đặt trong từng khuôn viên một, nhìn
có vẻ khang trang, gọn gàng. Để có một ngôi nhà di động trong làng, một sở hữu
chủ chỉ trả chi phí cho miếng đất đặt trailer, còn các chi phí khác như điện,
nước hàng tháng chỉ trả một khoản nhỏ như là tượng trưng. Cư dân ở đây có người
theo tín ngưỡng Phật giáo, cũng có người theo tín ngưỡng Công giáo.
Trong
làng A Di Đà đó có nhiều kiến trúc nhỏ được xây dựng tập trung trong vài hécta
đất. Các kiến trúc ở đây không nguy nga, tráng lệ; chủ yếu dùng vật liệu gỗ để
xây dựng, nhưng nhìn có mỹ thuật và tỉ mỉ trong từng đường nét kiến trúc. Kiến
trúc lớn nhất trong làng A Di Đà phải nói đến ngôi chùa Tầm Nguyên
II. Tên Tầm Nguyên đặt cho chùa là được gợi ý từ nghĩa của bốn chữ “Bổn Tánh
Hoàn Nguyên”. Chánh điện có đặt một tượng Đức Thích Ca thật lớn, bên dưới là
tượng của Đại Tam Thánh.
Đặc biệt không giống như các chùa, trong chùa Tầm
Nguyên II không cho đặt thùng công đức, vì theo thầy trụ trì thì sự đóng góp
của các Phật tử đã đủ để chùa xây dựng và sinh hoạt nên không nhất thiết phải
quyên góp. Ngoài những lễ chính hàng ngày, chùa Tầm Nguyên II là nơi các Phật
tử từ các nơi xa, gần về tu tập, gieo duyên, có Phật tử ở Canada, Úc Châu,
Âu Châu và năm mươi tiểu bang của Hoa Kỳ cũng về đây dự khoá học.
Thường
lệ thì mỗi tháng có hai khoá tu tập. Chùa có một trai phòng lớn xây bên cạnh,
tiếp được hai trăm thực khách; những cư dân ở trong làng A Di Đà mỗi ngày có
thể đến trai phòng của chùa Tầm Nguyên II dùng hai bữa cơm chay miễn phí.
Thượng
Toạ (TT) Thích Thông Lai, cho biết, ngoài chùa Tầm Nguyên II này, còn có các
chùa Tầm Nguyên I là Tổ
Đình ở Washington State, chùa Tầm Nguyên III và
Làng A Di Đà II ở Indio CA, chùa Tầm Nguyên V ở Vallejo CA. Phật tử ở các chùa
lên đến hơn ba ngàn người. Các chùa Tầm Nguyên do thầy Thích Thông Lai trụ
trì và hướng dẫn phật tử tu theo Pháp Môn Tịnh Độ, qui tắc tu học của chùa Tầm
Nguyên là thực hành theo mười điều trong “Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại
Sư”. Các ngôi chùa do Thầy Thích Thông Lai và Phật tử xây dựng, đều không thuộc
hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo nào cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất tại hải ngoại.
Một
kiến trúc khác nữa rất đẹp là tượng đài “Tổ Quốc Ghi Ơn”, được xây bằng đá
granite đen nổi bật bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn” màu trắng, ngay phía sau đài được
dựng 26 lá cờ của 26 đơn vị quân đội của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Lễ đặt viên
đá đầu tiên để xây dựng tượng đài vào ngày 2 tháng 2 năm 2014 dưới sự chủ trì
và đại diện là Thượng Toạ Thích Thông Lai, cựu Thiếu Tá VNCH Trương Văn Cao,
cựu Trung Uý VNCH Lê Văn Thọ, cựu chuyên viên điện lạnh Cục Quân Nhu VNCH
Nguyễn Kim Như, cựu Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn VNCH Lê Minh Giang.
Nhiều người đến đây thường thích chụp hình dưới chân đài tưởng niệm, vì phía
trước đài có hồ phun nước nhỏ, chung quanh trồng cây cảnh, được chăm sóc thường
xuyên nên cảnh quan khá bắt mắt khách vãng lai.
Tượng đài “Tổ Quốc Ghi Ơn”
có thể được coi như là trung tâm của một quần thể kiến trúc các tượng đài nhỏ,
bởi vì bên phải tượng đài được xây một ngôi đền nhỏ tưởng niệm chiến sĩ “Vị
Quốc Vong Thân”; bên trái là tượng đài thuyền nhân và tượng đài Đức Quán Thế Âm
Bồ Tát cùng tượng đài Đức Mẹ La Vang Việt Nam; phía sau là tượng đài Đức Địa
Tạng Vương Bồ Tát.
Bên
trong Đền Tưởng Niệm “Vị Quốc Vong Thân” có thờ 57 vị anh hùng đã tuẩn
tiết và các vị anh hùng vô danh của Quân lực VNCH đã sống oanh liệt, chết lưu
danh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đen tối như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam,
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai,
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Long,… cũng
như biểu tượng vinh danh các người lính Hoa Kỳ đã tử trận tại VN. Một khác biệt
nữa là được thờ phụng tại đây còn có di ảnh của cố Đức ông Trần Văn Hoài và cố
Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền. Cố Đức ông Trần Văn Hoài người phục
vụ tại Toà Thánh Vatican trong nhiều năm, là người có công vận động Liên Hiệp
Quốc đón nhận thuyền nhân VN đến các nước; Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền,
địa phận Huế, là người đã bị nhà cầm quyền cộng sản VN giam giữ mười mấy năm
trời trong trại tù cải tạo và đã chết sau khi được trả về.
Tượng
đài thuyền nhân là hai con thuyền bằng gỗ với những hình tượng thuyền nhân bên
trên. Đây là những con thuyền mà thuyền nhân VN dùng để vượt biển đào thoát
khỏi chế độ cộng sản tại VN. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc
về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên
bằng đường biển và đường bộ.
Một số thuyền nhân được các tàu nước
ngoài cứu vớt; một số khác đến được các đảo của các nước lận cận VN;
một số bị thiệt mạng trên biển, rất nhiều người bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp trước
khi được cứu. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân
bị chết trên biển. Tại một số nước có những tượng đài được dựng lên
để tưởng nhớ đến những thuyền nhân VN bị thiệt mạng trong các
cuộc vượt biên; tượng đài thuyền nhân ở làng A Di Đà cũng là một điển hình
trong các tượng đài đó.
Sự
nguy hiểm, đau xót trên con đường vượt biên bằng đường biển của người VN là
không kể xiết; vì thế sau này có nhiều câu chuyện kể về chuyến vượt biển của
những con người đứng trước chín phần chết một phần sống, trong cái chết họ chỉ
biết cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Đức Mẹ Maria; rồi thì có những sự
hiển linh và họ đã được cứu sống. Cho nên thầy Thích Thông Lai đã cho xây dựng
tượng đài Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Mẹ La Vang VN ở hai bên tượng đài
thuyền nhân, để cư dân trong làng của cả hai tôn giáo này có thể đến cầu nguyện
bất cứ lúc nào.
Phía
trước, hai bên tượng đài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được dựng hai ngôi miếu nhỏ
xíu nằm trên hai cây cột như hai ngôi chùa một cột; miếu bên trái thờ các thai
nhi chết khi còn nằm trong bụng mẹ hoặc vừa mới được sinh ra, miếu bên phải thờ
các vong linh của các “Đồng Bào Tử Nạn Trên Đường Vượt Biên", với mục đích
làm nơi cầu siêu và tưởng niệm bất vụ lợi hàng năm cho các đồng bào bất hạnh đã
mất tích hay tử nạn trên đường vượt biên tìm tự do.
Trong mỗi miếu nhỏ này có
đặt hình tượng của các thai nhi và các thuyền nhân bằng pha-lê lấp lánh trong
ánh sáng của ngọn đèn led nhỏ. Một vài cư dân trong làng A Di Đà có kể lại rằng
thỉnh thoảng vào những đêm hôm khuya khoắt, họ bắt gặp nhưng vong hồn lặng lẽ
của các sinh linh đã chết này xuất hiện trước các miếu thờ (!).
Ngoài
các kiến trúc chính trên, còn phải kể đến các kiến trúc khác như gác chuông
đồng rất lớn bên cạnh tượng đài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát; Nhà Vãng Sanh nơi
thực hiện tang lễ cho người đã khuất; cuối cùng là nhà thờ Đức Địa Tạng Vương
Bồ Tát, bên trong có một “cỗ thọ đường” dùng để cho một người còn sinh thời
muốn được trải nghiệm qua một lễ tang của mình như thế nào.
Chính
vì những kiến trúc được xây dựng theo mục đích thờ tự không giống như các chùa
Phật giáo chính thống, nên đã tạo ra nhiều tò mò cho nhiều du khách đến dâng
hương và thưởng ngoạn. Theo thầy trụ trì thì các công trình kiến trúc cần thiết
khác vẫn còn đang được tiếp tục lên kế hoạch xây dựng. Đây là sự phát tâm rộng
lớn của các Phật tử gần xa, hy vọng khu làng A Di Đà sẽ sớm được hoàn thành để
làm nơi tương trợ tu tập cho các tăng ni và Phật tử, và nơi chăm sóc và trợ
niệm cho các Phật tử trong giây phút cuối cùng được dễ dàng vãng sanh về Tây
Phương Cực Lạc.
Có
hai nhận xét trái chiều về cách hành xử tôn giáo trong ngôi làng A Di Đà, có
người không thích vì họ cho rằng chùa nơi đây không phải là ngôi chùa thờ Phật
theo đúng nghĩa, nghi lễ cúng lễ của chùa chưa phù hợp với Phật giáo. Nhưng
cũng có người tán thành việc hoà đồng tôn giáo của thầy trụ trì Thích Thông
Lai.
Nếu có ai đó lần đầu gặp TT Thích Thông Lai, đều có vẻ e dè trước cách nói
chuyện và ánh mắt nhìn như một “hảo hán Lương Sơn Bạt” của TT. Thầy Thích Thông
Lai sinh năm 1952, trước đây là sĩ quan Tuyên Uý trong Quân lực VNCH, hiện nay
tuy vẫn là một nhà tu hành, nhưng TT Thích Thông Lai vẫn nhận định rằng chế độ
cộng sản là ác nghiệt với dân chúng, với chúng sinh, không phù hợp với sự từ bi
của Phật giáo, cho nên quan điểm của TT là cho dù không thể tu thành đấng A La
Hán, đấng Bồ Tát, hoặc có tái sinh một kiếp nhân trần khác TT cũng không chấp
nhận chế độ này trong cõi ta bà. Trong những trải lòng của mình về quan điểm
chống cộng, TT Thích Thông Lai vẫn thường tự an ủi mình bằng những câu chuyện
về cuộc đời Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
Cư trần
lạc đạo thả
tùy duyên
Cơ tắc
xan hề khốn tắc
miên
Dịch:
Sống giữa
phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt
thì ngủ.
(Trần Nhân Tông)
https://www.youtube.com/watch?v=O04fOv3t5Jk
Ngọn đồi 5 anh em bọ cạp
Có một ngọn đồi không tên nằm tại xã Phú Tân, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, được những người trong xóm quen gọi là 'ngọn đồi 5 anh em bọ cạp' bởi gần một năm nay, trên ngọn đồi này có 5 đứa trẻ ở cùng nhau trong căn nhà cấp 4 tồi tàn, hàng ngày bắt bọ cạp để mưu sinh. xem thêm:
https://www.youtube.com/watch?v=O04fOv3t5Jk
Nhìn lại một vụ án đáng buồn |
http://baomai.blogspot.com/
http://baomai.blogspot.com/ Chuyện tình: "em không thể yêu anh, Đảng ạ"!!! |
Obama đọc Thông điệp Liên bang |
Sự tích 12 con Giáp |
Đổ nước thánh vào lăng Lenin |
Máy bay QZ8501: tăng độ cao quá nhanh & không phải... |
Việt Nam thật sự đang bên bờ vực thẳm |
Nỗi trăn trở của Thủ Tướng về đổi mới thể chế |
Internet: Lợi và Hại? |
Bạn sắp bị đuổi việc ? |
Trận chiến quyền lực giữa phe NTD & NPT |
Nhìn lại một vụ án đáng buồn |
Những bức tượng khổng lồ bằng tuyết |
Tiết lộ về đường dây buôn “THẬN” |
Bạn là người dậy sớm hay sống về đêm? |
Khi thư viện trở thành lâu đài tri thức |
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila |
Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n... |
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ |
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu |
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T... |
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’ |
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu' |
Chiến tranh dầu thô |
Chân dung Quyền lực |
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội |
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo? |
Người yêu ơi, đừng băng qua sông |
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn |
Hơn 100 xác người ở sông Hằng |
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái |
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ |
Sách dạy tiếng Anh mất dạy |
Tội nghiệp Lục Bát |
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak... |
Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!! |
Lại chuyện ý thức của người Việt |
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ |
Diễu Kim Jong Un để làm gì? |
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại |
Sáu bài học từ thiên tài |
Vì sao dư luận quan tâm ông Thanh? |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.