Dân
chúng đến tượng đài Lý Thái Tổ để kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng Sa, Hà Nội,
19/1/15
Ngày
19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong
cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến
hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Cộng chiếm
quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Lần
đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong
nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm
40 năm trận chiến Hoàng Sa.
Thế
nhưng, cuộc chiến oai hùng vốn không được sử sách nhà nước ghi nhớ cũng không
được lưu truyền cho thế hệ trẻ qua sách vở nhà trường dường như lại tiếp tục bị
lãng quên trong dịp kỷ niệm năm nay. Chính quyền không tổ chức các hoạt động kỷ
niệm, báo chí nhà nước không đề cập nhiều, trong khi các hoạt động tưởng niệm đơn
lẻ của một số tổ chức xã hội dân sự lại bị quấy rối.
Blogger,
và là nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Lân Thắng
Anh
Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội dân sự được nhiều người biết đến,
chia sẻ ghi nhận:
“Theo
ghi nhận của tôi, mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước cũng
có một vài bài báo nhắc đến sự kiện Hoàng Sa cách đây 41 năm. Đấy là những hoạt
động duy nhất về phía nhà nước. Về phía nhân dân, có một số tổ chức hội nhóm
của người dân tự kỷ niệm với nhau nhưng không lớn, đông, và rộng rãi như năm
rồi vì tình hình đàn áp các tổ chức xã hội dân sự đang trong thời kỳ khốc liệt.
Cho nên các cá nhân tham gia cũng dè dặt, kín đáo hơn và cũng gặp các trường
hợp như phá vòng hoa viếng, bị gây hấn, bị chửi bới tại hiện trường. Ví dụ sáng
nay có một nhóm anh chị em ở Hà Nội ra tượng đài Lý Thái Tổ ngay trung tâm để
tưởng niệm trận đánh Hoàng Sa lịch sử, có một số ‘dư luận viên’ giật vòng hoa
và các băng-rôn. Đấy là điều đáng tiếc.”
Các
vòng hoa tưởng niệm bị phá
Về
lý do sự kiện lịch sử này năm nay bị truyền thông nhà nước phớt lờ, anh Thắng
cho rằng:
“Từ
trước tới nay, việc truyền thông nhà nước kiểm duyệt, hạn chế đưa tin về những
việc liên quan đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam với Trung Cộng đã là việc phổ
biến. Thế nhưng, đặc biệt trong dịp này, khi đang có đại hội của đảng cộng sản
Việt Nam, đây là thời điểm người ta hết sức cân nhắc các vấn đề ‘nhạy cảm chính
trị’, tránh động chạm tới Trung Cộng.”
Một
trong những sĩ quan trực tiếp chiến đấu và chứng kiến trận hải chiến Hoàng Sa
tháng Giêng năm 1974, trung úy trung úy Phạm Ngọc Roa phụ tá sĩ quan
hải hành, người thường xuyên có mặt trên đài chỉ huy phụ trách khối hàng hải,
nói ông hơi ngạc nhiên vì năm ngoái báo chí nhà nước đua nhau đăng bài về sự
kiện này nhưng năm nay đột nhiên lại có phần im hơi lặng tiếng trở lại.
Khi
được hỏi về các hoạt động tri ân của chính quyền địa phương như tổ chức thăm
viếng hay quyên góp hỗ trợ những người lính chiến đấu trong trận chiến đẫm máu
không cân sức ở Hoàng Sa năm 1974, trung úy Roa cười buồn:
“Cái
này thì không bao giờ có đâu.”
Không
những thế, trung úy Roa cho biết, ông còn bị chính quyền địa phương gây khó dễ
khi có báo chí hay các tổ chức xã hội dân sự tới thăm hỏi:
“Bên
nhà nước gọi tôi lên trách rằng ‘Người ta nói chuyện với anh, chưa được phép
của nhà nước. Những ai muốn liên lạc với anh, anh phải trình báo với nhà nước
để nhà nước tránh trường hợp anh bị mua chuộc, bị những thành phần phản động
lôi kéo. Năm ngoái, tôi cũng bị rầy rà khi phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài Lâm
Đồng, và nhóm NO-U ở Sài Gòn tới nhà. Họ về rồi một hai ngày sau tôi bị chính
quyền xã mời lên, gặp công an xã trên đó. Họ bắt tôi làm kiểm điểm với lý do
như vậy.”
Một
sự kiện lịch sử quan trọng không được nhà nước tưởng niệm, những anh hùng hy
sinh xương máu để bảo vệ biển đảo Tổ quốc không được vinh danh xứng đáng, nhưng
những nhân chứng lịch sử ấy, những người trực tiếp tham gia chiến đấu như trung
úy Roa không buồn tủi trước sự bất công này:
“Tôi
cũng chẳng buồn gì cả. Coi như mình chấp nhận số phận nó như vậy thôi.”
Thế
nhưng ông bày tỏ mong ước:
“Ai
cũng mong muốn những người đã đổ máu, những người đã chết hay những người hiện
giờ còn sống, hồi xưa tuy họ là ở miền Nam, nhưng họ chiến đấu cho Tổ quốc Việt
Nam lúc đó và mãi mãi. Bất cứ một chính quyền nào đó có thể thay đổi, nhưng Tổ
quốc Việt Nam
là một. Một người lính đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ai cũng muốn được nhà nước
chiếu cố về vấn đề này hay vấn đề kia chứ, là con người mà.”
Hà
Nội lâu nay cẩn trọng không muốn làm phật lòng nước láng giềng cộng sản anh em Trung
Cộng và cũng tìm cách không để chủ nghĩa dân tộc làm ảnh hưởng tới mối quan hệ
Việt-Trung.
Trong
một bài viết đánh dấu 65 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao hai nước
18/1/1950, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh, ca ngợi
tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng Việt Nam-Trung Cộng đã kinh qua thời
gian.
Ông
Minh nhắc nhớ rằng 65 năm trước, Trung Cộng là nước đầu tiên trên thế giới
thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tạo cột mốc lịch sử trong mối quan hệ lâu dài giữa
hai nước.
Trở
ngại lớn nhất trong mối quan hệ song phương là tranh chấp Biển Đông, giữa lúc
Bắc Kinh không ngừng các hoạt động lấn áp dành chủ quyền bất chấp luật lệ quốc
tế và tinh thần phản đối Trung Cộng xâm lược đang ngày càng dâng cao trong lòng
dân chúng Việt Nam.
*****
Hoàng Sa Hải Chiến 19/1/1974!
Hỡi bao chiến sĩ Việt Nam ơi
Tổ quốc linh thiêng vẫn gọi mời
Hoàng Sa tĩnh lặng, nay dậy sóng
Biển cuả quê hương, giặc ngoài khơi!
Đảo thiêng tổ quốc đã ngàn năm
Cớ sao lũ giặc lại xâm lăng?
Từng đoàn kình ngư tràn sóng nước
Tiến về đất mẹ, đảo xa xăm!
Hải quân anh dũng, hỡi các Anh
Biển khơi hải chiến, biết khó thành
Cán cân tàu chiến chênh vênh quá
Vị quốc vong thân, cũng vẫn đành!
Khai pháo hiên ngang trước quân thù
Lửa từ đại pháo khạc liên tu
Soái hạm Tàu Ô chìm sâu đắm
Biển mẹ bình minh nhận xác thù!
Xác anh chìm xuống giữa biển xanh
Lẫn xác quân thù, nhuốm máu tanh
Giấc mộng đồ vương, ôi Đại Hán!
Bạch Đằng ghi dấu, lại quên nhanh?!
Mãnh hổ gian nan trước quần hồ
Áo anh màu trắng, loang đầy máu
Đổ xuống hôm nay để điểm tô
Giang sơn gấm vóc, mảnh cơ đồ!
Hoàng Sa hải chiến vọng thiên thu
Hộ tống hạm ta, khiếp quân thù*
Nhật Tảo xung trận, không lùi bước
Chìm sâu đáy nước, còn vang danh!
Nguỵ Văn Thà ơi, hỡi các Anh
Thù nhà, nợ nước, chí hùng anh
Bảy tư chiến sĩ mang hồn nước
Rạng danh muôn thuở với sử xanh!
Hoàng Hạc
(*): Xin hiểu là hộ tống hạm ta làm khiếp đảm quân thù.
Hỡi bao chiến sĩ Việt Nam ơi
Tổ quốc linh thiêng vẫn gọi mời
Hoàng Sa tĩnh lặng, nay dậy sóng
Biển cuả quê hương, giặc ngoài khơi!
Đảo thiêng tổ quốc đã ngàn năm
Cớ sao lũ giặc lại xâm lăng?
Từng đoàn kình ngư tràn sóng nước
Tiến về đất mẹ, đảo xa xăm!
Hải quân anh dũng, hỡi các Anh
Biển khơi hải chiến, biết khó thành
Cán cân tàu chiến chênh vênh quá
Vị quốc vong thân, cũng vẫn đành!
Khai pháo hiên ngang trước quân thù
Lửa từ đại pháo khạc liên tu
Soái hạm Tàu Ô chìm sâu đắm
Biển mẹ bình minh nhận xác thù!
Xác anh chìm xuống giữa biển xanh
Lẫn xác quân thù, nhuốm máu tanh
Giấc mộng đồ vương, ôi Đại Hán!
Bạch Đằng ghi dấu, lại quên nhanh?!
Mãnh hổ gian nan trước quần hồ
Áo anh màu trắng, loang đầy máu
Đổ xuống hôm nay để điểm tô
Giang sơn gấm vóc, mảnh cơ đồ!
Hoàng Sa hải chiến vọng thiên thu
Hộ tống hạm ta, khiếp quân thù*
Nhật Tảo xung trận, không lùi bước
Chìm sâu đáy nước, còn vang danh!
Nguỵ Văn Thà ơi, hỡi các Anh
Thù nhà, nợ nước, chí hùng anh
Bảy tư chiến sĩ mang hồn nước
Rạng danh muôn thuở với sử xanh!
Hoàng Hạc
(*): Xin hiểu là hộ tống hạm ta làm khiếp đảm quân thù.
Jul
28, 2011
Và
cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử
tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của
bà. Bản tin Đài RFI viết, trích toàn văn, với phần phỏng vấn ...
Jan
21, 2014
Chính
vì vậy, Trung tâm Minh Triết ở Việt Nam đã chính thức tôn vinh bà quả phụ Nguỵ
Văn Thà, nguyên Thiếu tá (sau, được truy phong hàm Trung tá), Hạm trưởng hộ
tống hạm Nhật Tảo HQ-10, người đã hy sinh trong trận ...
Jun
03, 2014
Trước
những gì Trung Quốc đang thể hiện ở Biển Đông, Hoa Kỳ nay thấy 'hối tiếc' vì
từng 'bật đèn xanh' để Trung Quốc chiếm thuận lợi các đảo ở Hoàng Sa từ tay
chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974, theo một nhà ...
Jun
20, 2011
Họ
cũng xua đuổi hoặc bắt giữ những ngư thuyền Việt Nam vào các khu phận biển Hoàng Sa,
Trường Sa để đánh cá. Thái độ này của Trung quốc được cắt nghĩa dựa trên hai
Tài liệu tuyên bố vào năm 1958 cách đây 53 ...
Hoàng Sa Hải Chiến 19/1/1974!
ReplyDeleteHỡi bao chiến sĩ Việt Nam ơi
Tổ quốc linh thiêng vẫn gọi mời
Hoàng Sa tĩnh lặng, nay dậy sóng
Biển cuả quê hương, giặc ngoài khơi!
Đảo thiêng tổ quốc đã ngàn năm
Cớ sao lũ giặc lại xâm lăng?
Từng đoàn kình ngư tràn sóng nước
Tiến về đất mẹ, đảo xa xăm!
Hải quân anh dũng, hỡi các Anh
Biển khơi hải chiến, biết khó thành
Cán cân tàu chiến chênh vênh quá
Vị quốc vong thân, cũng vẫn đành!
Khai pháo hiên ngang trước quân thù
Lửa từ đại pháo khạc liên tu
Soái hạm Tàu Ô chìm sâu đắm
Biển mẹ bình minh nhận xác thù!
Xác anh chìm xuống giữa biển xanh
Lẫn xác quân thù, nhuốm máu tanh
Giấc mộng đồ vương, ôi Đại Hán!
Bạch Đằng ghi dấu, lại quên nhanh?!
Mãnh hổ gian nan trước quần hồ
Áo anh màu trắng, loang đầy máu
Đổ xuống hôm nay để điểm tô
Giang sơn gấm vóc, mảnh cơ đồ!
Hoàng Sa hải chiến vọng thiên thu
Hộ tống hạm ta, khiếp quân thù*
Nhật Tảo xung trận, không lùi bước
Chìm sâu đáy nước, còn vang danh!
Nguỵ Văn Thà ơi, hỡi các Anh
Thù nhà, nợ nước, chí hùng anh
Bảy tư chiến sĩ mang hồn nước
Rạng danh muôn thuở với sử xanh!
Hoàng Hạc
(*): Xin hiểu là hộ tống hạm ta làm khiếp đảm quân thù.