Pages

Thursday, January 22, 2015

Nói gì với bệnh nhân sắp lìa đời?

http://baomai.blogspot.com/
Nếu như phải đối diện với một người không còn sống được bao lâu nữa, thì từ ngữ nào là thích hợp để nói với họ? Chrissie Giles đặt câu hỏi với các bác sĩ làm thế nào để họ có cuộc nói chuyện khó khăn nhất này với bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân:

image
Phải nói với người nhà bệnh nhân ra sao về chuyện người thân yêu của họ sắp lìa trần? Đó là câu hỏi mà các bác sĩ luôn phải trăn trở. Tôi tự hỏi nếu đứng từ vị trí của các bác sĩ thì họ sẽ tìm những lời lẽ ra sao, họ đã được học là không nên nói ra những gì, và hiệu quả từ những gì họ nói ra là gì.

Tôi đã trao đổi với nhiều người để tìm xem ai là người có thể cho tôi câu trả lời. Tìm được bác sĩ để nói chuyện thì không khó, và câu chuyện thường mở đầu một cách cởi mở. Nhưng càng nói thì họ càng trở nên kém mạch lạc, kém đi thẳng vào vấn đề, thường lẫn lộn các từ ngữ chuyên ngành y tế rồi đi vào lối mòn là nói một cách thận trọng hoặc chung chung. Kiểu như “Bạn có lẽ sẽ không được vui khi biết tin này, nhưng…”

image
Kate Granger là bác sĩ nhưng không bị những rào cản đó. Bà thường phải có các cuộc trao đổi về tin xấu và về các ca bệnh không thể chữa khỏi.

Ba năm trước, khi 29 tuổi, bà bị chẩn đoán là mắc một bệnh ung thư ác tính, hiếm gặp. Kể từ sau đó, bà đã nói và viết nhiều về những gì mình gặp phải khi chung sống với căn bệnh chết người. Bà lên kế hoạch sẽ đăng trên tweeter liên tục, trực tiếp về cái chết của mình.

image
Granger được chẩn đoán mắc ung thư khi đang đi nghỉ ở Mỹ. “Tôi quyết định chống lại những đoạn trường khó khăn nhất khi trở về Anh,” bà nói. “Khi tôi nhận kết quả scan MRI, tôi được một bác sĩ tập sự, người không biết kế hoạch điều trị tiếp theo sẽ là gì, thông báo tin.”
“Cậu ấy trao cho tôi một án tử hình. Cậu ấy vội vã rời căn phòng và tôi đã không bao giờ gặp lại.”
Kinh nghiệm cá nhân khiến Granger quyết tâm nhìn nhận vấn đề từ vị trí là bác sĩ.

“Khi trở lại làm việc, tôi cảm nhận được rõ rệt hơn nhiều về tầm quan trọng của cử chỉ cơ thể, về việc tin xấu tác động mạnh mẽ tới đâu lên một cá nhân, khác hơn nhiều so với việc chỉ coi đó là chuyện ‘hãy nói với bà A là bà ấy bị ung thư phổi’ một cách đơn giản như một nhiệm vụ.”

Một bác sĩ khác mà tôi nói chuyện với nhớ ca bệnh nhân là một phụ nữ nhập viện ngay sau dịp Giáng Sinh.
Bà ấy đã ra ra vào vào bệnh viện từ suốt 9 tháng trước với các triệu chứng chung chung khó xác định: cảm thấy mệt mỏi, sưng tấy. Rồi đột nhiên bà bị vàng da, khó thở, nên người nhà đưa vào viện cấp cứu.
Thường thì những ca đó luôn khiến bác sĩ nghĩ “Tình hình không ổn rồi”. Trong một số ít trường hợp, thậm chí họ còn nghĩ tới căn bệnh ung thư.

Khi khám cho bệnh nhân, bà thấy ổ bụng “cứng như đá”.

“Bà ấy cứ hỏi tôi ‘mọi thứ sẽ ổn cả, phải không?’ Tôi trả lời, ‘Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể, hãy làm vài xét nghiệm trước đã để xem tình hình thế nào.’ Khi đó, tôi biết rằng sự thể rất xấu, nhưng vẫn phải xác định chính xác xem xấu tới đâu.”

image
Nữ bệnh nhân đó nôn nóng được về nhà vào trước ngày Năm Mới để gọi điện cho gia đình ở nước ngoài. Nhưng các kết quả xét nghiệm máu cho thấy bà cần nằm lại bệnh viện.
“Bà ấy nói với tôi, ‘Hãy nói cho tôi biết tình huống tệ nhất là gì.’ Tôi và bà ấy nhìn nhau. Lúc đó tôi nghĩ ‘Bà ấy chưa sẵn sàng để đón nhận kết quả chẩn đoán.’ Rồi thân nhân bà ấy bước vào và nói, ‘Không không, ý bà ấy hỏi tình huống tệ nhất tức là bà ấy sẽ phải nằm viện bao lâu?’
“Vào thời điểm đó, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả chúng tôi đều biết chính xác mình đang nói về điều gì, nhưng tất cả đều chấp nhận nó ở những mức độ khác nhau.”

Chuẩn bị cho đoạn kết

image
Vậy các bác sĩ được đào tạo để xử lý những khoảnh khắc đó ra sao? Trong một phòng thi có đặt cái giường trong góc phòng, sáu sinh viên y chuẩn bị tìm câu trả lời. Một tấm biển cỡ bằng khổ giấy A4 dán ngoài cửa ghi “Phòng chuyên thông báo tin xấu, cả ngày”.
Tình huống bài tập được đưa ra. Các sinh viên vội vã đọc đề bài. Những tiếng thở dài phát ra. Trong một tình huống, bác sĩ phải báo tin cho cặp phụ huynh rằng con trai họ có thể bị tâm thần phân liệt.
Trong một tình huống khác, thân nhân của một người bất ngờ chết trong bệnh viện. Một người ngó qua vai đọc đề bài của bạn, rồi lắc đầu: “Chủ đề của cậu hóc búa quá.”
Khi đến lượt mình, người sinh viên tiến ra phía cửa. “Anh có muốn cầm theo một ít khăn giấy không,” trợ lý giám thị nói. “Vâng, cho tôi đi,” người thanh niên trẻ nói.
Những sinh viên còn lại ngồi theo dõi qua đường video nối hình. Người chống cằm, kẻ khoanh tay, họ căng thẳng chờ đợi.

Khoảnh khắc nói sự thật

Trong phòng là một cặp vợ chồng. Họ không chấp nhận cái tin mới nghe. Người chồng nhìn chăm chăm vào đôi bàn tay nắm chặt lấy chiếc điện thoại trong lúc người vợ di di tay vào cái túi xắc.

image
“Đúng vậy không, hay chỉ là anh nói thế thôi?” người chồng nóng nảy hỏi vị bác sĩ trẻ. Họ vừa nhận được thông báo là đứa con mới chào đời, sinh non khi mới được 26 tuần tuổi, bị dị tật ở não và khó lòng sống được.
Cặp mắt của các sinh viên nhìn chong chong. Một cái lắc đầu, một nụ cười, một cái nhăn mặt để tỏ ý thông cảm với khó khăn mà bạn đồng học đang phải trải qua, điều mà rồi họ đang chuẩn bị phải đương đầu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aristotle của Hy Lạp thấy rằng việc nói với một bệnh nhân (giả) về việc họ bị ung thư thì khó khăn hơn so với việc giấu diếm kết quả chẩn đoán.
Họ cho rằng các bác sĩ không nói thật có lẽ là nhằm kiểm soát tình hình và tránh việc tạo ra phản ứng tình cảm của mình cũng như của bệnh nhân.

Sự khó khăn trong việc “báo tin dữ” khiến một số bác sĩ lờ đi luôn, hoặc báo tin bằng cách không mấy thích hợp, theo bác sĩ Laura-Jane Smith từ London.
Tìm đúng thời điểm, địa điểm để thông báo là điều khó khăn, và bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau. Chẳng hạn người thì không chấp nhận sự thực, người thì không muốn nghe những tin như thế.
Đòi hỏi từ phía bệnh nhân và gia đình người bệnh đối với bác sỹ trong việc giữ cân bằng giữa việc nói thật, nói về những hy vọng có thể có, với việc nói hết mọi thứ, thậm chí cả những điều y học chưa giải thích được, càng gây áp lực lên các bác sĩ.

image
Stephen Barclay từ Đại học Cambridge, chuyên nghiên cứu cách chăm sóc làm giảm nhẹ đau đớn nói: “Tôi cho rằng chúng tôi thấy khó khăn khi phải thừa nhận là mình không biết câu trả lời, bởi bệnh nhân tới để chúng tôi khám, ra quyết định, chẩn đoán và có kế hoạch điều trị.”
“Rất đáng sợ bởi không ai thấy vui vẻ gì khi phải có các cuộc nói chuyện như thế.”

Ngày cuối

“Tôi còn được bao lâu nữa?” là câu hỏi thường gặp.
Không một ai trong những bác sĩ tôi tiếp xúc nêu ra cho bệnh nhân những con số cụ thể, mà thường nói với mức thời gian là năm, tháng, tuần hay ngày. Bởi việc đánh giá bệnh tình hay điều kiện thực sự của bệnh nhân là điều vô cùng khó khăn.
Thường thì các bác sĩ đưa con số dài hơn khả năng bệnh nhân có thể vượt qua, và dự đoán họ sống lâu gấp năm lần so với thực tế bệnh tình.
Nói cho ai đó về ngày chết của họ là điều không những không thể mà còn gây hại, tạo những hy vọng hay tuyệt vọng không thực tế.

Cách chọn từ để nói cũng rất quan trọng.

image
Cuộc nghiên cứu do Elena Semino và các đồng nghiệp từ Đại học Lancaster cho thấy việc dùng các từ mạnh như “trận chiến chống bệnh tật” hay “hãy tiếp tục chiến đấu” có thể làm nhụt chí hoặc làm đau lòng những ai mắc bệnh ung thư.
Nhưng trong những bối cảnh khác, chúng lại giúp bệnh nhân cảm thấy mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn hoặc thấy gắn bó với nhau hơn.

Cái chết bị trì hoãn

http://baomai.blogspot.com/
Bệnh nhân có quyền được biết số phận của mình, nhưng cũng có quyền không phải biết.
Nếu bệnh nhân và người thân muốn trì hoãn hoặc thậm chí từ chối cuộc trao đổi trực tiếp về cái chết thì đó không phải là hành động tự vệ ôn hòa.

Một nghiên cứu thực hiện trên 1.200 bệnh nhân mắc các chứng ung thư không thể chữa trị cho thấy những ai từng có các cuộc trao đổi từ trước về việc lìa đời, mà ở đây được hiểu là từ 30 ngày hoặc sớm hơn trước khi chết, thì ít chịu chấp nhận “chăm sóc đặc biệt” trong những ngày, những tuần cuối đời.
Các biện pháp chăm sóc này gồm cả hóa trị trong thời gian hai tuần cuối cùng, hay chăm sóc cấp tại khoa chăm sóc đặc biệt trong tháng cuối cùng.

Những cuộc trao đổi tốt sẽ làm tăng hy vọng. Nhưng mặt khác, đưa ra những kỳ vọng không thực tế sẽ khiến bệnh nhân bỏ lỡ cơ hội tận dụng thời gian còn lại để làm nốt những việc họ cần làm hay mong ước được thực hiện trong đời. Những điều tốt cho họ, và cho cả người thân bên cạnh.



Chrissie Giles

image

Clip sex vị sư Khánh Hòa bị cắt ghép?
Thông điệp Liên bang của TT Obama 2015
Annie Lien Leads Audi's Piloted Parking Project
Việc làm cho người thông minh nhưng lười
Lính bắn tỉa của Hoa Kỳ_The American Sniper
41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?
Làng A Di Đà_Texas
Obama đọc Thông điệp Liên bang
Sự tích 12 con Giáp
Đổ nước thánh vào lăng Lenin
Máy bay QZ8501: tăng độ cao quá nhanh & không phải...
Việt Nam thật sự đang bên bờ vực thẳm
Nỗi trăn trở của Thủ Tướng về đổi mới thể chế
Internet: Lợi và Hại?
Bạn sắp bị đuổi việc ?
Trận chiến quyền lực giữa phe NTD & NPT
Nhìn lại một vụ án đáng buồn
Những bức tượng khổng lồ bằng tuyết
Tiết lộ về đường dây buôn “THẬN”
Bạn là người dậy sớm hay sống về đêm?
Khi thư viện trở thành lâu đài tri thức
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila
Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n...
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T...
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu'
Chiến tranh dầu thô
Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ
Sách dạy tiếng Anh mất dạy
Tội nghiệp Lục Bát
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.